Phát hiện sinh vật biển mới sống trong miệng cá mập
Các nhà khoa học Nhật Bản tìm thấy một loài giáp xác giống tôm chưa từng được biết tới sống trong miệng của cá mập voi.
Loài Podocerus jinbe sống trong miệng cá mập voi. Ảnh: AFP.
Các loài giáp xác hình tôm thuộc phân bộ Gammaridea vốn nổi tiếng là những sinh vật có khả năng thích nghi cao với phạm vi phân bố rộng lớn từ môi trường biển sâu cho đến núi cao. Tuy nhiên, việc tìm thấy một loài hoàn toàn mới sinh sống bên trong miệng của một sinh vật khác là điều mà các nhà khoa học chưa từng nghĩ tới.
Loài mới, được đặt tên là Podocerus jinbe, có chiều dài khoảng 5 mm. Chúng có hình dạng giống tôm với thân màu nâu và những cặp chân lông lá, cho phép bắt vật chất hữu cơ trôi nổi trong miệng cá mập voi để làm thức ăn.
“Miệng cá mập voi có vẻ là môi trường sống lý tưởng với Podocerus jinbe vì ở đó có nước biển sạch và nguồn thức ăn dồi dào. Nó còn cung cấp một nơi ẩn náu an toàn vì không có bất kỳ động vật ăn thịt nào”, trưởng nhóm nghiên cứu Ko Tomikawa, Phó giáo sư từ Đại học Hiroshima cho biết.
Cá mập voi chủ yếu ăn sinh vật phù du và nhuyễn thể. Ảnh: iGUi Ecologia.
Loài giáp xác mới được phát hiện sau khi Tomikawa được một thủy cung ở quận Okinawa mời tới để khám phá những gì tồn tại bên trong miệng cá mập voi. Khoảng một nghìn sinh vật nhỏ bé đã được tìm thấy trong chiếc miệng khổng lồ của loài cá lớn nhất thế giới này, nhà nghiên cứu cho biết.
Ngắm nhìn vũ điệu của quái vật cực hiếm dài 18m dưới đáy biển
Để đảm bảo tính mạng, tốt nhất đừng đến gần loài sinh vật hiếm hoi này.
Video: Ngắm nhìn vũ điệu của quái vật cực hiếm dài 18m dưới đáy biển
Thước phim quay của hai thợ lặn là Hathaway và Andrew Buttle thực hiện tại hòn đảo ngoài khơi New Zealand đã thu hút hơn 1 triệu lượt xem.
Nội dung của đoạn clip ghi lại khoảnh khắc một con giun biển khổng lồ dài tới 18m dưới đại dương, đây là loài sinh vật có kích thước dài chỉ sau loài siphonophores có chiều dài 50m được phát hiện vào tháng 4 năm nay.
Loài sinh vật biển mềm mại như thân con giun, nhưng lại to lớn như cá mập có tên gọi khoa học là Pyrosome. Nó được coi sinh vật biển hiếm có và kỳ lạ nhất trong lòng đại dương.
Với chiều dài 18m và có đường kính thân mình lớn như cá mập, giun biển đủ sức "nuốt gọn" một người trưởng thành.
Pyrosome có hình dạng giống một con giun khổng lồ nhưng thực chất định nghĩa là con giun là sai bởi loài vật này là tập hợp của hàng nghìn sinh vật nhỏ có tên gọi là Zooid. Chúng di chuyển cùng nhau, tạo thành cơ thể rỗng hình trụ của giun biển.
Một đầu giun biển là ống mở giúp nó hút nước biển vào cơ thể, lấy thức ăn là sinh vật phù du và đẩy phần nước đã lọc ra ngoài. Đầu còn lại có dạng hình nhọn.
Điều đáng sợ là đường kính thân ống của con giun biển lớn nhất đủ sức nuốt gọn một người trưởng thành và không thể thoát ra được.
Hóa thạch 400 triệu năm tuổi được cho là chìa khóa tiến hóa của thực vật Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một hóa thạch thực vật 400 triệu năm tuổi, có thể tiết lộ về một bước quan trọng trong cách thực vật tiến hóa xa xưa. Một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu các hóa thạch được lưu giữ trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian trong nhiều thập kỷ....