Phát hiện siêu Trái Đất cực hiếm gặp
Siêu Trái Đất này được phát hiện thông qua hiệu ứng bẻ cong ánh sáng trên một ngôi sao cách rất xa nó.
Tuy vũ trụ của chúng ta có hàng tỷ thiên hà, mỗi thiên hà chứa hàng triệu ngôi sao khác nhau, tìm kiếm một hành tinh có đặc điểm giống Trái Đất lại là nhiệm vụ không dễ dàng.
Trong hành trình tìm kiếm hành tinh không quay quanh Mặt Trời, các nhà khoa học chỉ có thể phát hiện những ngoại hành tinh (hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời) với một số đặc điểm giống Trái Đất. Mỗi phát hiện giúp chúng ta tiến gần đến giấc mơ đưa con người lên hành tinh khác để sinh sống.
Siêu Trái Đất mới này có khả năng phát hiện chỉ là 1/1.000.000. Ảnh: ESA/Hubble.
Các nhà khoa học tại Đại học Canterbury (New Zealand) mới phát hiện một siêu Trái Đất mới rất đặc biệt. Nằm về phía trung tâm dải thiên hà, hành tinh có tên OGLE-2018-BLG-0677 là một trong số ít ngoại hành tinh có các đặc điểm giống Trái Đất từng được phát hiện.
Theo Vice, khối lượng của siêu Trái Đất này gấp khoảng 4 lần Trái Đất. Nó quay quanh một ngôi sao lùn mờ, khối lượng bằng 10% Mặt Trời. Các nhà nghiên cứu ước tính một năm trên hành tinh này dài khoảng 617 ngày.
Hành tinh này được quan sát lần đầu bằng kính viễn vọng Chile vào năm 2018, sau đó là 3 kính viễn vọng tương tự ở Chile, Australia và Nam Phi.
Dù rất hiếm gặp nhưng siêu Trái Đất là chủ đề nghiên cứu khá thú vị. Một siêu Trái Đất là ngoại hành tinh có khối lượng gấp 10 lần Trái Đất, bề mặt đất đá và có bầu khí quyển mỏng.
Kích thước lớn và bề mặt đá của siêu Trái Đất được xem là phù hợp để con người cư trú, tất nhiên còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như quỹ đạo quay, nước trên bề mặt hay bầu khí quyển có thành phần hóa học phù hợp không.
Siêu Trái Đất thường được phát hiện bằng cách tìm kiếm tín hiệu quá cảnh (transit signal), phương pháp tìm các ngoại hành tinh bằng cách phát hiện sự chiếu sáng của nó lên ngôi sao mẹ, có thể quan sát bằng kính viễn vọng.
Tuy nhiên, việc phát hiện OGLE-2018-BLG-0677 bằng phương pháp này rất khó bởi tín hiệu quá cảnh của nó quá yếu.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đặc biệt để phát hiện siêu Trái Đất mới này. Ảnh: Pexels.
Để phát hiện hành tinh này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ khuếch đại hấp dẫn (gravitational microlensing), dựa trên hiệu ứng một ngôi sao di chuyển ngang qua hoặc phía trước ngôi sao khác. Ánh sáng từ ngôi sao ở xa hơn được khuếch đại dưới ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của ngôi sao nhỏ
Với siêu Trái Đất, lực hấp dẫn của nó và ngôi sao mẹ đã tác động lên ánh sáng một ngôi sao nền nằm cách xa chúng.
Tiến sĩ Herrera Martin, tác giả chính của nghiên cứu cho biết đây là phát hiện cực kỳ hiếm.
“Chỉ có khoảng một trên một triệu ngôi sao trong thiên hà bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng này ở bất cứ lúc nào. Hơn nữa, kiểu quan sát này không lặp lại và xác suất bắt được hành tinh cùng lúc là cực kỳ thấp”, Tiến sĩ Martin nhận định.
Những nhà nghiên cứu chính tham gia khám phá hành tinh mới ngoài Tiến sĩ Martin còn có Phó giáo sư Michael Albrow thuộc Trường Khoa học Vật lý Hóa học, Đại học Canterbury. Tháng 1 vừa qua, một siêu Trái Đất khác có tên Proxima c quay quanh ngôi sao mẹ gần Mặt Trời nhất cũng được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu này.
Điều gì xảy ra nếu con người lọt vào hố đen Hố đen vũ trụ không phải là một điểm du lịch nổi tiếng. Bất cứ thứ gì tới gần hố đen đều bị nuốt chửng. Vậy điều gì xảy ra nếu con người du hành vào hố đen vũ trụ?
Phát hiện "trái đất nhảy múa" khổng lồ bên 4 hành tinh khí
Một hệ hành tinh hoàn hảo nhất từ trước đến nay với 5, và có thể là 6 hành tinh, trong đó có một siêu trái đất, nằm cách chúng ta 88 năm ánh sáng.
Nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Nathan C.Hara từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ) đã phát hiện ra một hệ hành tinh ngoạn mục bậc nhất thông qua dữ liệu từ máy quang phổ SHOPHIE lắp đặt trên kính viễn vọng của Đài Thiên văn Haute-Provence, miền Nam nước Pháp và dữ liệu ban đầu từ "thợ săn hành tinh" TESS của NASA.
Ảnh đồ họa mô tả hệ hành tinh đang "khiêu vũ" - ảnh: NASA
Đó là hệ nhiều hành tinh quay quanh ngôi sao mẹ mang tên HD 158259. Điểm đặc biệt là tất cả các hành tinh trong hệ đều tạo được cái gọi là "sự cộng hưởng quỹ đạo": cứ 3 lần quỹ đạo của 1 hành tinh sẽ bằng 2 lần quỹ đạo của hành tinh "hàng xóm" quay ngay bên ngoài nó. Sự cộng hưởng này mang đến nhiều tác động đặc biệt lên sự vận hành của mỗi hành tinh, ví dụ như thủy triều.
Trong Hệ Mặt trời của chúng ta, chỉ có Sao Diêm Vương và Sao Hải Vương tạo được sự cộng hưởng quỹ đạo này, tuy nhiên Sao Diêm Vương chỉ được coi là một hành tinh lùn. Một hệ hành tinh có 1 cặp cộng hưởng quỹ đạo đã là khá hiếm, nhưng trong hệ này có tới 5 hành tinh đang cộng hưởng quỹ đạo lẫn nhau thành một "bản khiêu vũ" nhịp nhàng.
Theo bài công bố được NASA đăng tải, hành tinh đáng chú ý nhất là HD 158259b, một "siêu trái đất", tức cấu tạo thuộc dạng hành tinh đá giống trái đất chúng ta, nhưng to lớn hơn. Tuy nhiên, siêu trái đất này có thể là một địa ngục: nó quay quá gần sao mẹ, 1 năm ở đó chỉ bằng 2 ngày trái đất. Vì vậy, bề mặt hành tinh này sẽ rất nóng.
"Khiêu vũ" quanh siêu trái đất là 4 "bản sao" của Sao Hải Vương, những hành tinh khí. Các nhà khoa học đang nghi ngờ còn một bản sao Sao Hải Vương thứ 6, quay ngoài cùng trong hệ hành tinh, tuy nhiên các bằng chứng về sự tồn tại của nó chưa rõ ràng.
Những bức ảnh ấn tượng đến khó tin về vẻ đẹp kỳ ảo của vũ trụ Từ những ngôi sao rực rỡ đến những tinh vân huyền ảo hay những chòm thiên hà phức tạp, vũ trụ là tập hợp của những kỳ quan khó tin nhất. Hình dạng chú bướm rực rỡ này là luồng khí nóng phát ra từ một ngôi sao đã chết trong tinh vân NGC 6302. Luồng ánh sáng trông giống như một "thanh...