Phát hiện “siêu sét” sáng hơn 1000 lần so với thông thường
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra hoạt động của tia sét được gọi là “ siêu sét” dữ dội, sáng hơn tới 1000 lần so với các tia sét thông thường.
Nhấn để phóng to ảnh
Quan sát đến từ các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos của Mỹ, những người đã sử dụng vệ tinh để đo các hiện tượng sét cực mạnh.
Nhà khoa học khí quyển Michael Peterson cho biết: “Chúng tôi muốn xem ranh giới tia sét thực sự là gì. Đó là về độ lớn và độ sáng của chúng”.
Các siêu tia sét lần đầu tiên được phát hiện từ dữ liệu vệ tinh vào những năm 1970, được mô tả là có ánh sáng vượt trội so với các tia sét trung bình bằng hệ số 100 hoặc hơn.
Kể từ đó, các nhà khoa học khí quyển đã tranh luận về điều gì thực sự được coi là siêu tia sét, bởi vì các phép đo được thực hiện bởi các dụng cụ khác nhau có thể khác nhau.
“Khi bạn nhìn thấy một tia chớp từ không gian, nó sẽ trông mờ hơn rất nhiều so với khi bạn nhìn thấy nó từ mặt đất vì các đám mây chặn một phần ánh sáng”, Peterson giải thích.
Cũng có câu hỏi đặt ra là liệu các siêu sét có siêu tăng áp do một hiện tượng độc đáo nào đó hay chúng chỉ là những tia sét lớn hơn, sáng hơn so với các loại sét thông thường.
Peterson, người đã phát hiện một số vụ sét kỷ lục trong những năm gần đây, thông tin: “Hiểu được những sự kiện cực đoan này là rất quan trọng vì nó cho chúng ta biết khả năng của sét”.
Trong một nghiên cứu mới, Peterson và đồng nghiệp của ông Erin Lay đã phân tích dữ liệu được thu thập bởi Bản đồ tia chớp địa tĩnh của NASA, một máy dò được gắn với các vệ tinh thời tiết và được gửi vào quỹ đạo để ghi lại các tia chớp, cả ngày và đêm, trên châu Mỹ và các đại dương lân cận cứ sau hai phần nghìn giây.
Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu trong hai năm về các tia sét chiếu sáng hơn 100 lần so với một tia sét điển hình được phát hiện từ không gian và phát hiện ra khoảng 2 triệu sự kiện đủ cường độ để được gọi là siêu sét.
Khi các nhà nghiên cứu nâng vạch các sự kiện sét sáng hơn ít nhất 1000 lần so với một tia sét thông thường, họ đã xác định được các điểm nóng chính của hoạt động siêu chớp đầy năng lượng.
Các trường hợp siêu sét nhiều nhất tập trung ở miền Trung nước Mỹ và ở lưu vực Rió de La Plata, trải dài qua Uruguay, Paraguay, và một phần của Argentina, Brazil.
Tuy nhiên, máy dò có thể không nắm bắt được mọi siêu sét. Mặc dù các vệ tinh được gắn cố định ở châu Mỹ, từ Alaska ở phía bắc đến mũi phía nam của Argentina, máy dò đo các siêu sét, nhưng không nhất thiết là các tia chớp mạnh nhất, nếu chúng xảy ra ngắn hơn 2 mili giây.
Các tác giả nghiên cứu cho biết: “Tổng năng lượng để sàng lọc các trường hợp tia sét sáng nhất sẽ bỏ lỡ các xung quang học thời gian ngắn nhưng cực kỳ mạnh mẽ”.
Tuy nhiên, có sự trùng lặp đáng kể với các siêu sét được các nhà nghiên cứu xác định trong một nghiên cứu thứ hai, phân loại các siêu sét theo công suất cực đại của chúng, giống như cách mà những sự kiện cực đoan này lần đầu tiên được xác định.
Trong nghiên cứu thứ hai, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu trong 12 năm từ một vệ tinh khác và tính các siêu sét nếu chúng tạo ra 100 gigawatt điện. Để so sánh, đó là một lượng điện nhiều hơn tất cả các tấm pin mặt trời ở Mỹ cộng lại.
Peterson nói: “Một tia sét thậm chí còn vượt quá 3 terawatt công suất – mạnh hơn hàng nghìn lần so với tia sét thông thường được phát hiện từ không gian”.
Các siêu sét mạnh nhất tạo ra hơn 350 gigawatt điện là kết quả của các sự kiện đám mây với mặt đất tích điện dương hiếm gặp, chứ không phải là các sự kiện đám mây với mặt đất tích điện âm, đặc trưng cho hầu hết các vụ sét đánh.
Thể tích các hồ nước từ băng tan tăng 50% trong 30 năm
Theo một nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu vệ tinh của NASA, thể tích các hồ được hình thành khi các sông băng trên toàn thế giới tan chảy do biến đổi khí hậu đã tăng 50% trong 30 năm.
Tác giả chính, Phó giáo sư, nhà địa mạo Dan Shugar, Đại học Calgary, Canada cho biết trong một tuyên bố: "Chúng tôi biết rằng không phải tất cả nước tan chảy đều chảy ngay vào đại dương. Nhưng cho đến nay không có dữ liệu nào để ước tính có bao nhiêu nước được lưu trữ trong các hồ hoặc nước ngầm".
Ông cho biết phát hiện được công bố hôm 31-8 trên tạp chí Nature Climate Change sẽ giúp các nhà khoa học và chính phủ xác định các mối nguy tiềm ẩn đối với các cộng đồng ở hạ lưu những hồ thường không ổn định này.
Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng đáng kể về thể tích các hồ kể từ năm 1990. Các cộng đồng miền núi sống ở hạ lưu có nguy cơ bị lũ lụt tàn phá.
Phó giáo sư Dan Shugar cho biết: "Vào năm 2019, tôi đã lần theo dấu vết của trận lũ kinh hoàng ở Peru. Nhiều hồ trên dãy Andes nằm bên dưới những chỏm băng cao chót vót đang trải qua giai đoạn thay đổi khi biến đổi khí hậu khiến chúng thành nơi tích tụ nước trong các lưu vực phình to. Các cộng đồng dễ bị tổn thương nằm bên dưới những hồ này. Nhưng có rất ít dữ liệu về việc nhiều hồ băng đang ứ nước và nguy hiểm như thế nào".
Theo nghiên cứu trước đó, từ năm 1994 đến 2017, các sông băng trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng núi cao, đã đổ khoảng 6,5 nghìn tỷ tấn nước.
Anders Levermann, giáo sư khí hậu tại Viện tác động biến đổi khí hậu Potsdam, nói với AFP: "Trong 100 năm qua, 35% mực nước biển dâng trên toàn cầu là do băng tan chảy. Các nguồn chính khác của mực nước biển dâng là các tảng băng và sự giãn nở của nước biển khi nhiệt độ ấm lên".
Nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất đã tăng 1 độ C kể từ thời tiền công nghiệp, nhưng các vùng núi cao trên khắp thế giới đã ấm lên gấp đôi tốc độ đó, làm tăng tốc độ tan chảy của sông băng.
Hồ Lớn (Great Lakes) ở Bắc Mỹ qua ảnh vệ tinh NASA năm 2000.
Không giống như các hồ bình thường, các hồ nước từ sông băng không ổn định vì chúng thường được quây xung quanh bởi băng hoặc trầm tích bao gồm đá rời và các mảnh vụn. Khi tích tụ nước tràn qua các rào cản tình cờ này, lũ lụt lớn có thể xảy ra ở hạ lưu.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change, loại lũ lụt gây ra từ những hồ băng tan chảy đã gây ra cái chết cho hàng nghìn người trong thế kỷ trước, cũng như phá hủy làng mạc, cơ sở hạ tầng và giết chết gia súc.
Sự cố được ghi nhận gần đây nhất là một vụ vỡ hồ băng trôi qua Thung lũng Hunza ở Pakistan vào tháng 5.
Vào tháng 1, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc ước tính hơn 3.000 hồ băng đã hình thành ở khu vực Hindu Kush-Himalayan, với 33 hồ có nguy đe dọa đến cuộc sống của 7 triệu người.
Cách nấu cơm để loại bỏ chất độc arsenic trong gạo So với hầu hết các loại lương thực khác, gạo chứa rất nhiều arsenic do gạo hấp thụ lượng arsenic vô cơ độc hại gấp 10 lần so với các loại cây ngũ cốc khác. Nguyên nhân chủ yếu là do lúa gạo thường được trồng ở ruộng nước nên dễ dàng hấp thụ các chất gây ung thư có tự nhiên trong...