Phát hiện siêu năng lực mới của sinh vật sống dai nhất trên Trái đất
Các nhà khoa học gần đây phát hiện một loài bọ gấu nước (tardigrade), có khả năng hấp thụ tia UV gây chết người.
Bọ gấu nước giải phóng năng lượng màu xanh sau khi hấp thụ tia cực tím.
Bọ gấu nước là sinh vật có kích thước rất nhỏ, sinh sống trong môi trường nước, dài khoảng 0,5 mm – 1 mm, trông chúng giống chiếc túi căng phồng với 8 chiếc chân.
Những nghiên cứu trước đây khẳng định bọ gấu nước là sinh vật sống dai nhất Trái đất, tồn tại được trong môi trường vũ trụ khắc nghiệt, trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cực kỳ khắc nghiệt.
Gần đây, các nhà khoa học phát hiện bọ gấu nước còn có khả năng hấp thụ tia cực tím (UV), nhờ cơ chế bảo vệ đặc biệt, theo Science News.
Bọ gấu nước sở hữu một chất huỳnh quang có thể hấp thụ bức xạ và sau đó giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng xanh.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bọ gấu nước có thể sống ở những nơi khô nóng nhất trên Trái Đất”, tiến sĩ Sandeep Eswarappa, đồng tác giả nghiên cứu ở Viện Khoa học Ấn Độ, cho biết. Nghiên cứu đăng ngày 14/10 trên tạp chí Biology Letters.
Video đang HOT
Bọ gấu nước Paramacrobiotus BLR trong hình có năng lực miễn nhiễm với tia cực tím.
Các nhà nghiên cứu chiếu tia cực tím vào chủng bọ gấu nước mới gọi là Paramacrobiotus BLR, trong 15 phút. Để so sánh, nhóm nghiên cứu cũng thử nghiệm với cả chủng bọ gấu nước H exemplaris.
Cơ thể bọ gấu nước Paramacrobiotus BLR sau đó phát ra ánh sáng màu xanh dương còn H exemplaris thì không thể sống sót.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, lớp huỳnh quang phủ trên cơ thể bọ gấu nước Paramacrobiotus BLR đã giúp bảo vệ chúng khỏi tia cực tím.
Các nhà nghiên cứu tách lớp huỳnh quang nay, phủ lên cơ thể một loài bọ gấu nước H exemplaris. Kết quả mẫu vật có thể sống sót được thêm vài ngày so với khi không có lớp huỳnh quang.
“Một số loài có khả năng chống chịu tia cực tím, nhưng chủng bọ gấu nước mới phát hiện là loài duy nhất tiết ra huỳnh quang như một cơ chế để chống lại bức xạ UV gây chết người,” tiến sĩ Eswarappa cho biết.
Bên trong 'sinh vật bất tử' và những ảnh hiển vi ấn tượng nhất năm
Vượt qua hơn 400 bài nộp, tấm ảnh về một lát não chuột biến đổi gen đã chiến thắng cuộc thi hình ảnh hiển vi toàn cầu Olympus 2019.
Olympus Global Image of the Year là giải thưởng ảnh khoa học toàn cầu về sự sống qua ống kính hiển vi do công ty Olympus tổ chức đầu tiên vào 2019. Mỗi năm, Olympus sẽ chọn ra một người chiến thắng toàn cầu và ở mỗi khu vực. Giải thưởng vừa được công bố tuần qua. Ảnh: Olympus Life Science.
Bức ảnh đạt giải nhất toàn cầu có tên Neurogarden, được chụp từ một lát não chuột miễn dịch với hai hợp chất huỳnh quang của nhà nghiên cứu sinh học Tây Ban Nha Ainara Pintor. Tấm ảnh của Ainara có màn trình diễn màu sắc ấn tượng khi cho thấy những gì đang diễn ra ở vùng hồi hải mã (bộ phận ở não trước) của một lát não được lấy từ loài chuột biến đổi gen Thy1.
Bức ảnh giành chiến thắng ở Châu Mỹ là hình ảnh huỳnh quang ấn tượng, các chi tiết đầy màu sắc bên trong một con bọ gấu nước, thường được gọi là sinh vật bất tử vì có thể sống trong những môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái Đất, thậm chí cả trong không gian chân không.
Bức ảnh quán quân ở khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi được chụp nhờ việc kết hợp nhiều chùm tia huỳnh quang với phần mọc ria đã đông lạnh của một con chuột. Tấm hình "kỳ dị" này là tác phẩm của Alan Prescott ở Vương Quốc Anh.
Giải thưởng khu vực châu Á tiếp tục là một tấm hình dính đến chủ đề "chuột" do thí sinh Howard Vindin đến từ Australia chụp lại. Điểm độc đáo của tấm ảnh là sự tự phát huỳnh quang của phôi chuột được gắn kết với nhau bằng 950 sợi cơ.
Đây là buồng trứng của một con ong bắp cày anselmella cho thấy trứng của chúng dưới kính hiển vi đồng tiêu.
Cụm hoa của cây arabidopsis thaliana với những nụ hoa đang phát triển. Ảnh: Nat Prunet.
Một chế phẩm của axit amin L glutamine và beta alanine được tinh thể hóa từ dung dịch ethanol và chụp ảnh ở mức độ phóng đại 50 lần bằng các bộ lọc phân cực.
Tủy sống chuột sử dụng huỳnh quang GFP và làm nét bằng phương pháp CLARITY. Ảnh: Tong Zhang.
Ảnh: Nathan Renfro.
Hình ảnh này chụp đá thạch anh xanh (prase opal), khi được phóng to qua kính hiển vi trông giống hệt đường bờ biển chụp từ trên cao.
Hoàng Giáp
Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đạt đỉnh điểm khoảng 24 triệu km vuông Các nhà khoa học đã xác định lỗ thủng trên tầng ozone ở Nam Cực là một trong những lỗ lớn nhất và sâu nhất trong những năm gần đây. Tổ chức Khí tượng Thế giới đã thông báo rằng lỗ thủng ozone ở Nam Cực tăng nhanh từ giữa tháng 9 và đạt đỉnh điểm khoảng 24 triệu km vuông vào đầu...