Phát hiện “siêu năng lực” mới của sâu gạo
Sâu gạo (Zophobas atratus) thường được bán khá phổ biến làm thức ăn cho bò sát hay chim cảnh. Mới đây các nhà khoa học đã tìm ra một khả năng đặc biệt khác của loài sâu này đó là tiêu thụ được nhựa.
Sâu gạo là ấu trùng của một loài bọ cánh cứng Zophobas morio thuộc họ Tenebrionidae có nguồn gốc từ Nam Mỹ
Cụ thể các nhà khoa học phát hiện ra sâu gạo có thể làm suy giảm nhựa polystyrene nhờ một chủng vi khuẩn sống trong ruột ấu trùng.
Polystyrene thường được sử dụng trong bao bì đóng gói, cốc dùng một lần và vật liệu cách điện. Khi bị ném vào bãi rác hoặc xả rác trong môi trường, nhựa phải mất vài trăm năm để hoàn toàn bị phá vỡ. Tuy nhiên, sâu gạo có thể làm suy giảm polystyrene chỉ trong vòng vài tuần.
Nhà nghiên cứu Jiaojie Li, Dae-Hwan Kim và các đồng nghiệp là những người dẫn đầu nghiên cứu cho biết muốn tìm kiếm vi khuẩn tương tự trong loài sâu gạo này.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đã đặt 50 con sâu gạo trong một buồng chứa polystyrene. Sau 21 ngày, những con sâu quy đã tiêu thụ khoảng 70% nhựa.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã phân lập một chủng vi khuẩn có tên Pseudomonas aeruginosa từ ruột của giun và cho thấy nó có thể phát triển trực tiếp trên bề mặt của polystyrene và phá vỡ nó.
Cuối cùng, các nhà khoa học đã xác định được một loại enzyme từ vi khuẩn, được gọi là serine hydrolase, dường như chịu trách nhiệm cho hầu hết sự phân hủy sinh học. Các nhà nghiên cứu cho biết enzyme này, hoặc vi khuẩn sản xuất ra nó, một ngày nào đó có thể được sử dụng để giúp phân hủy chất thải polystyrene.
Hàng triệu người không còn bị dị ứng nhờ một loài bọ nhỏ bé
Một nghiên cứu mới cho thấy một loài bọ nhỏ bé có thể giúp cho hơn 2 triệu người thoát khỏi tình trạng bị dị ứng ở Châu Âu, đồng thời tiết kiệm hơn 1 tỷ Euro chi phí y tế.
Tiến sĩ Urs Schaffner, tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, cho biết bọ cánh cứng Ophraella Communa có thể làm giảm đáng kể lượng phấn hoa - thứ gây ra một loạt các triệu chứng từ hắt xì hơi đến ngứa mắt và làm nặng thêm các tình trạng bệnh hen suyễn và chàm - từ cây cỏ phấn hương thông thường (Ambrosia artemisiifolia).
Nghiên cứu liên ngành này - nghiên cứu đầu tiên định lượng giá trị kinh tế của kiểm soát sinh học ở Châu Âu, cũng lập luận rằng các thiệt hại do loài xâm lấn ở Châu Âu có thể chưa được đánh giá nghiêm túc.
Nhóm các nhà khoa học từ các tổ chức bao gồm Đại học Fribourg và ETH Zurich, Thụy Sĩ, đại học Worcester, Vương Quốc Anh và Đại học Leiden, Hà Lan, đề xuất các quốc gia ở bán đảo Balkan như Bun-ga-ri, Ru-ma-ni và Séc-bi - sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ loài bọ cánh cứng này như một sự kiểm soát sinh học.
Trước khi có sự xuất hiện tình cờ của bọ cánh cứng vào năm 2013, khoảng 13,5 triệu người bị dị ứng do cỏ phấn hương ở Châu Âu, dẫn đến thiệt hại về kinh tế xấp xỉ 7,4 tỷ Euro mỗi năm.
Tại Châu Âu, cỏ phấn hương thông thường được xem là loài xâm lấn tại hơn 30 quốc gia, và theo các nhà khoa học, nó lan ra và ảnh hưởng giống như là sự gia tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu thực địa tại Ý chứng minh rằng bọ cánh cứng có thể làm giảm lượng phấn hoa của cỏ phấn hương tới 82%. Tại vùng Milan, nơi con bọ cánh cứng đầu tiên được phát hiện, gần 100% cây cỏ phấn hương bị tấn công, và thiệt hại gây ra đủ để ngăn chặn sự nở hoa - sự kiện giúp phấn hoa được giải phóng.
Tiến sĩ Schaffner cho rằng, "nghiên cứu này cung cấp bằng chứng rằng ảnh hưởng của cỏ phấn hương thông thường lên sức khỏe con người và kinh tế chưa thực sự được đánh giá đúng mức, nhưng quá trình kiểm soát sinh học bởi loài bọ Ophraella communa có thể giảm thiểu những ảnh hưởng ở các khu vực của Châu Âu"
"Nhóm nghiên cứu đề xuất rằng, các đánh giá trong tương lai về các tác động đến kinh tế của các loài xâm lấn (IAS) nên được xem xét kỹ lưỡng cả các chi phí liên quan đến sức khỏe con người"
Các nhà khoa học đã rút ra thông tin từ Chương trình Giám sát Phấn hoa Châu Âu trước khi lập bản đồ tổng hợp theo mùa toàn bộ phấn hoa của cây cỏ phấn hương tại Châu Âu giai đoạn từ 2004 đến 2012 - trước khi xuất hiện loài bọ cánh cứng này. Sau đó họ đã nội suy dữ liệu từ 296 khu vực theo dõi phấn hoa trên toàn Châu Âu.
Để xác thực số liệu ước tính các bệnh nhân bị dị ứng phấn hoa cỏ phấn hương, các nhà nghiên cứu đã so sánh đánh giá rộng trên khắp châu Âu của họ với dữ liệu chăm sóc sức khỏe chi tiết vùng Rhône-Alpes ở miền đông nam nước Pháp.
Sau đó họ đã cân nhắc chi phí điều trị và thời phải nghỉ việc ở cấp quốc gia sử dụng chỉ số ngang giá sức mua-các phí tổn y tế trên đầu người cho năm 2015 được điều chỉnh - để xác định tổng thể chi phí kinh tế của việc chăm sóc sức khỏe để điều trị các triệu chứng và những ảnh hưởng khác của phấn hoa cỏ phấn hương.
Giáo sư Heinz Mller-Schrer của trường đại học Fribourg cho rằng: "chúng ta không chắc chắn từ đầu là bọ cánh cứng là loài có lợi hay có hại. Các kiểm tra trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng nó có thể có hại cho hoa hướng dương. Tuy nhiên, các kiểm tra thực địa tại Trung Quốc và Châu Âu đã không chứng thực được kết quả này"
Tiến sĩ Schaffer, giáo sư Heinz Mller-Schrer và các tác giả kết luận rằng thông tin chính xác của chính sách và quản lý về ảnh hưởng của các loài xâm lấn lên sức khỏe con người và tiềm năng tiết kiệm - tùy thuộc vào việc triển khai các biện pháp giảm thiểu - là cần thiết để đảm bảo các nguồn lực hợp lý được đầu tư và các hành động được phối hợp trong quản lý các loài xâm lấn"
"Bể bơi ngoài hành tinh" kỳ lạ xuất hiện ở Mỹ Công viên quốc gia Congaree ở ngoại ô Columbia đang gây chú ý bởi một hiện tượng đặc biệt khiến khu đầm lầy của công viên đầy màu sắc như một "bể bơi" của người ngoài hành tinh. Hình ảnh "hồ cầu vồng" tại Mỹ. Hiện tượng này khá hiếm và không có nhiều người có cơ hội bắt gặp. Nguyên nhân của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện 100 kg vàng trong giếng cạn ở Trung Quốc

Người hầu gái trở thành nhà thiên văn học

Ngộ nghĩnh chó Akita trở thành giám đốc sân bay ở Nhật Bản

Chủ căn nhà 1.000 m không chịu di dời dù được bồi thường hơn 5,8 tỷ đồng, tuyên bố: "Chúng tôi muốn số tiền bồi thường cao gấp đôi"

Phát hiện đối tượng bí ẩn, hình cầu hoàn hảo nằm sâu trong vũ trụ

Phát hiện gần 5kg vàng trị giá 5,7 tỷ đồng bên trong bức tường một căn nhà thuê

Một nguồn năng lượng đang nằm im dưới chân chúng ta - và nó có thể nuôi sống nhân loại trong 170.000 năm

"Báu vật khác thường" tại mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới: Có thể thay đổi tương lai nhân loại

Đột nhập cửa hàng bánh kẹo, 2 tên trộm có hành động khiến nhiều người sốc nặng

Cô gái câu được con cá mú khổng lồ nặng 264kg trên biển

108 "cây thần linh" nghìn năm tuổi ở Lâm Đồng được công nhận cây di sản

Nước biển ở Hạ Long màu đỏ phát ánh sáng xanh trong đêm, chuyên gia nói gì?
Có thể bạn quan tâm

Vụ người đàn ông tấn công nữ chủ tiệm cắt tóc: Nạn nhân nhập viện
Tin nổi bật
23:09:18 24/05/2025
Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này
Góc tâm tình
23:03:12 24/05/2025
Nga - Ukraine tấn công "ăn miếng, trả miếng": Hỏa lực rung chuyển bầu trời
Thế giới
23:00:42 24/05/2025
Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho
Hậu trường phim
22:59:14 24/05/2025
Tranh cãi chuyện khách mua cua gạch phải tốn thêm 200.000 đồng mua dây buộc
Netizen
22:56:12 24/05/2025
Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị
Ẩm thực
22:55:31 24/05/2025
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?
Tv show
22:37:20 24/05/2025
Nam NSƯT lấy vợ năm 19 tuổi, đẻ 4 con, vợ cầm tiền đầu tư bất động sản nên giàu to
Sao việt
22:32:31 24/05/2025
Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng
Sức khỏe
21:56:52 24/05/2025
Tài tử tuổi 60 Quách Tấn An phủ nhận yêu hoa hậu 23 tuổi
Sao châu á
21:53:56 24/05/2025