Phát hiện siêu kháng thể chống được 23 biến chủng nCoV
Các siêu kháng thể tự nhiên, được tìm thấy trong cơ thể người đã khỏi Covid-19. Chúng có thể bất hoạt cả những biến chủng nCov đáng quan ngại như Alpha, Beta, Delta.
Phát hiện này được nhóm tác giả Trung Quốc, Mỹ, Nam Phi phối hợp thực hiện và công bố trên tạp chí Science .
Siêu kháng thể được tìm thấy có khả năng vô hiệu hóa hàng loạt biến chủng nCoV, ngay cả ở nồng độ phân tử siêu nhỏ. Ngoài ra, trong môi trường ống nghiệm, các siêu kháng thể kết hợp với nhau có thể giảm nguy cơ sinh đột biến của nCoV.
Theo Medical News, các nhà khoa học xác định được siêu kháng thể này từ mẫu huyết tương của những bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh. Nhóm chuyên gia đã phân lập, xác định đặc tính kháng thể chống lại miền liên kết thụ thể từ những bệnh nhân đã khỏi Covid-19.
Các kháng thể được phân lập từ 4 bệnh nhân hiến tặng huyết tương. Họ bị nhiễm biến chủng nCoV Washington (WA-1) – chủng lưu hành tại Mỹ.
4 kháng thể trung hòa rất mạnh, nhắm thẳng vào miền thụ thể liên kết tăng đột biến. Ngay cả ở cấp độ nano, chúng cũng gây sức ép và bất hoạt nCoV, ngăn virus sản sinh đột biến. Vì vậy, các tác giả ví chúng là những “siêu kháng thể” tự nhiên.
Các siêu kháng thể mới phát hiện có tác dụng bất hoạt tới 23 biến chủng của nCoV. Ảnh: NIADS.
Theo Medical News, tất cả kháng thể khi thử nghiệm đều cho thấy khả năng bất hoạt mạnh nhất với đột biến D614G trong biến chủng WA-1. Phân tích sâu hơn, nhóm tác giả phát hiện các siêu kháng thể duy trì sức mạnh với 10 biến chủng khác.
Video đang HOT
Đặc biệt, ba trong 4 thử nghiệm cho thấy chúng bất hoạt 13 biến chủng được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm quan tâm/đáng quan ngại như Alpha (B.1.1.7), Beta (B.1.351), Gamma (P.1/P.2), Delta (B.1.617/B.1617.1/B/1.617.2), B.1.427, B.1.429, B.1.526…
Bên cạnh đó, nhóm tác giả phát hiện kết hợp các siêu kháng thể khi điều trị có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện đột biến trong virus, ngăn chúng tiến hóa và kháng thuốc.
Phần lớn kháng thể sử dụng để điều trị người mắc Covid-19 hiện nay đều được thiết kế dựa trên trình tự protein đột biến của chủng nCoV lần đầu phát hiện ở Vũ Hán. Chủng nCoV này tạm coi là chủng gốc.
Tuy nhiên, các kháng thể này ít hiệu quả hơn trong việc vô hiệu hóa các biến chủng mới đáng quan ngại (nhóm VOC, do Tổ chức Y tế Thế giới xếp loại) như B.1.1.7, B.1.351, P.1 và B.1.617.2.
Do đó, nghiên cứu mới nói trên rất có giá trị trong công cuộc ngăn chặn đại dịch. Bởi virus nCoV biến chủng là điều xảy ra thường xuyên, nhất là với tốc độ lây lan hiện nay, tỷ lệ hình thành biến chủng mới càng cao. Việc ngăn virus biến chủng với những đột biến nguy hiểm sẽ giúp chúng ta đi trước một bước.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới dừng ở môi trường phòng thí nghiệm. Để sử dụng nó trong việc điều trị bệnh nhân Covid-19 cần có những nghiên cứu và thử nghiệm sâu hơn.
Biến chủng SARS-CoV-2 mới có thể nguy hiểm hơn Delta
Biến chủng Lambda phát hiện lần đầu ở Peru có thể dễ lây lan hơn, dễ kháng vắc xin hơn so với biến chủng Delta, Alpha vốn đang gieo "ác mộng" ở nhiều nơi trên thế giới.
Biến chủng Lambda phát hiện lần đầu ở Peru và nhanh chóng lan rộng ra hàng chục quốc gia trên thế giới (Ảnh minh họa: Getty).
Đột biến bất thường
Hãng tin Financial Times ngày 4/7 dẫn thông tin từ các chuyên gia y tế cho biết, các dữ liệu chỉ ra, biến chủng của virus SARS-CoV-2 có tên gọi Lambda phát hiện lần đầu ở Peru dễ lây lan hơn nhiều so với chủng Delta, Alpha và Gamma lần lượt phát hiện lần đầu ở Ấn Độ, Anh và Brazil. Điều khiến các nhà khoa học lo ngại là "những đột biến bất thường" ở biến chủng này.
Cụ thể, các nhà khoa học đã phát hiện 7 đột biến bất thường ở gai protein của Lambda. Giới khoa học đặc biệt lo ngại với đột biến có tên gọi L452Q, tương tự đột biến L452R ở biến chủng Delta khiến biến chủng này dễ lây lan hơn nhiều so với các chủng khác.
"Dữ liệu của chúng tôi lần đầu tiên cho thấy rằng các đột biến ở gai protein của biến thể Lambda có thể né kháng thể và tăng khả năng lây lan của virus", các nhà nghiên cứu của Đại học Chile cho biết.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong tháng 5 và tháng 6, biến chủng Lambda chiếm khoảng 82% số ca nhiễm mới ở Peru - nơi có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới. Tại nước láng giềng Chile, Lambda cũng chiếm khoảng 1/3 số ca nhiễm mới gần đây.
Biến chủng Lambda, ban đầu được gọi là C.37, được phát hiện lần đầu tại Peru vào cuối năm ngoái. Kể từ đó đến nay, biến chủng này đã xuất hiện ở ít nhất 27 quốc gia trên thế giới, trong đó có Anh.
Một chuyên gia về sinh học phân tử tại Đại học Cayetano Heredia của Peru, ông Pablo Tsukayama, cho biết biến chủng này thu hút sự chú ý của giới y học vào khoảng tháng 12 năm ngoái, khi đó nó chỉ chiếm tỷ lệ 1 trong số 200 mẫu xét nghiệm. "Tuy nhiên, đến tháng 3 năm nay, nó đã chiếm đến 50% mẫu bệnh phẩm ở thủ đô Lima và hiện giờ là 80%. Điều này có thể cho thấy tốc độ lây lan của biến chủng này cao hơn so với biến chủng khác", ông Tsukayama nói.
Lambda có thể thành biến chủng "đáng lo ngại"
Biến chủng Lambda hiện chiếm tới 80% số ca nhiễm mới ở Peru, một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới (Ảnh: AFP).
Các nhà khoa học hiện vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn các đột biến mới khiến Lambda trở nên dễ lây lan hơn, nhưng rất có thể biến chủng này sẽ được xếp vào nhóm biến chủng "đáng lo ngại".
"Dựa vào mức độ lây lan nhanh chóng ở Peru, Ecuador, Chile và Argentina, chúng tôi tin rằng, Lambda có thể trở thành biến chủng đáng lo ngại", báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Chile nhận định.
Tháng 6 năm nay, WHO xếp Lambda vào nhóm "biến chủng cần theo dõi". Sau tuyên bố của WHO, các nhà khoa học nói rằng, Lambda là biến chủng cần điều tra do sự lây lan nhanh ra nhiều nước trên thế giới và xuất hiện một số đột biến đáng chú ý.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học nói rằng, chưa có bằng chứng cho thấy Lambda có thể gây bệnh nặng hơn ở người mắc Covid-19 hay kháng vắc xin. "Hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy Lambda nguy hiểm hơn các biến chủng khác. Nó có thể có mức độ lây nhiễm cao hơn nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm", Jairo Méndez Rico, một cố vấn về Covid-19 tại Tổ chức Y tế châu Mỹ (PAHO), cho biết.
Sự xuất hiện của các biến chủng gây lo ngại đặc biệt ở Nam Mỹ, nơi chỉ chiếm 8% dân số thế giới nhưng chiếm tới 20% tổng số ca mắc toàn cầu. Trong khi dịch bệnh lây lan nhanh, chỉ 1/10 dân số khu vực này đã được tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19.
Dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc và nhanh chóng trở thành đại dịch toàn cầu. Nhiều nước hiện phải đối mặt với làn sóng Covid-19 mới nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, chủ yếu được cho là do sự xuất hiện của các biến chủng mới.
WHO hiện đưa 4 biến chủng vào danh mục "đáng lo ngại" gồm Delta, Alpha, Gamma và Beta. Đây là nhóm biến chủng có thể dễ lây lan hơn, dễ né kháng thể hơn và thậm chí có thể gây bệnh nặng hơn ở người mắc Covid-19. Trong đó, biến chủng Delta đã xuất hiện ở gần 100 quốc gia trên thế giới và có xu hướng trở thành biến chủng trội toàn cầu.
Delta lan tới 98 nước, WHO cảnh báo vắc xin "hụt hơi" trước biến chủng mới Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhận định rằng chương trình tiêm chủng đang chậm hơn rất nhiều so với tốc độ lây lan của Delta, biến chủng dễ lây nhiễm nhất thế giới và đã lan tới 98 nước. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Getty). Guardian ngày 3/7 dẫn nhận định của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom...