Phát hiện sếp ăn bớt tiền mừng cưới của mình, nàng công sở chưa hết sốc đã nhận được lời giải thích không thể lọt tai
“Kiểu là đám cưới bạn, cả văn phòng bỏ tiền mừng vào thiệp rồi đưa cho sếp đại diện gửi bạn, nhưng sếp đã nhanh tay rút lại một ít, đến khi đồng nghiệp hỏi han mới vỡ lở”.
Sếp tốt là một niềm mơ ước của mọi dân công sở trên con đường sự nghiệp, cô gái trẻ trong câu chuyện dưới đây đã may mắn có được điều đó. Tuy nhiên, vào một ngày không mấy đẹp trời, cô bỗng phát hiện ra vị sếp tốt bụng tử tế ấy “ăn chặn” tiền mừng cưới của mình. Chuyện vỡ lở, vị sếp cũng đã đối mặt xin lỗi và đưa ra một lời giải thích bất ngờ.
Khó xử trước lời giải thích kia và không biết nên chấp nhận hay “dứt áo ra đi”, nàng công sở đành nhờ bạn mình cho ý kiến. Và câu chuyện cụ thể được chính người bạn ấy đăng đàn kể trong một hội nhóm có rất đông thành viên trên MXH như sau:
“Bạn sẽ làm gì nếu sếp ăn chặn tiền của mình? Cô bạn của mình làm ở 1 công ty dịch vụ. Sếp vô cùng tốt, thật sự rất tốt, có gì cũng đem cho nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên tốt nhất để không bao giờ bị trừ lương. Lại luôn thân thiện với mọi người. Cuộc sống gia đình cũng gọi là khá giả.
Nhưng bỗng 1 ngày bạn phát hiện sếp từng ăn chặn tiền mừng đám cưới của bạn thì sẽ thế nào? Kiểu là đám cưới bạn, cả phòng bỏ tiền mừng vào thiệp rồi đưa cho sếp đại diện gửi bạn, nhưng sếp đã nhanh tay rút lại một ít, đến khi đồng nghiệp hỏi han mới vỡ lở.
Thật sự nó rất sốc và đang trưng cầu ý kiến của mình. Chuyện cũng vỡ lở cũng đối mặt rồi sếp nó cũng xin lỗi và có nói là do bị trầm cảm sau sinh nên tính cách thay đổi. Và mong nó cho cơ hội để sửa sai đồng thời trả lại tiền. Bây giờ nên tiếp tục làm hay xin nghỉ. Nếu làm thì đối mặt ra sao?”.
Video đang HOT
Quả thật, sếp tốt nhưng bỗng một ngày trở nên xấu xa là cú sốc không thể nói thành lời mà tin chắc rằng, ai trải qua rồi giống nàng công sở nhân vật chính sẽ luôn bị khó xử. Với tâm lý phổ biến ấy, bài viết sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng.
Bên dưới phần bình luận, hàng loạt ý kiến với nhiều góc nhìn khác nhau đã được viết ra như sau:
“Mình có nghe nói về 1 chứng bệnh tâm lý là rối loạn ám ảnh xung (không rõ có đúng không). Người ta sẽ cảm thấy được giải tỏa tâm lý khi lấy đi của ai đó 1 thứ gì đó. Bạn nên khuyên bạn của bạn nói chuyện thẳng với sếp và nếu có thể thì nên bỏ qua, coi như không biết đến số tiền đó vì chắc chắn sếp sẽ đủ hiểu để không tái phạm và tình đồng nghiệp cũng không bị tệ đi”.
“Nếu là mình, mình sẽ không chấp nhận lý do ấy, người trầm cảm sau sinh họ sẽ không bao giờ nhận thức được mình có vấn đề trong tâm lý để mang ra làm lá chắn cho hành vi tồi như thế đâu. Sếp bạn chẳng phải dạng vừa, mình ủng hộ nghỉ việc”.
“Rõ ràng người sai là sếp của bạn đấy thì tại sao bạn lại phải trưng cầu ý kiến tìm hướng đối diện. Vị sếp kia mới là người đang hoang mang lo lắng tìm cách lấy lại lòng tin từ nhân viên mới đúng. Cho nên, mình nghĩ bạn đấy nên thoải mái đi làm như bình thường thôi, cái gì cho qua được thì cho qua”.
“Sếp đã biết sai rồi, mà trên lại bảo sếp rất tốt thì tại sao cả 2 không bắt tay nhau rồi mọi chuyện cứ bình thường thôi. Bây giờ vì 1 chuyện qua lâu rồi mà bỏ công ty tốt sếp tốt liệu có đáng không?”.
Trên là những bình luận với nhiều sắc thái của dân mạng dành cho tình huống công sở không thể trái ngang hơn. Thôi thì, hy vọng qua đây, nàng công sở nhân vật chính sẽ tìm được hướng giải quyết tốt nhất cho hoàn cảnh của mình. Còn chị em khác, chị em nghĩ sao về câu chuyện này và có lời khuyên nào dành cho cô nàng kia hay không?
Theo Trí Thức Trẻ
Bị sếp đổi cho việc nặng hơn, nàng công sở còn lĩnh thêm vố đau từ hội đồng nghiệp xu nịnh
"Sếp trực tiếp của mình không ưa mình còn đổi công việc hiện tại của mình sang việc khác nặng hơn. Chỗ mình thì có vài đồng nghiệp nịnh sếp cũng hùa vào nói xấu móc mỉa mình".
Bị sếp ghét hay bị hội đồng nghiệp xấu đặt điều nói xấu là hai tình cảnh khiến hàng loạt dân công sở đau đầu. Sếp ghét thì tìm cách "củ hành" thường xuyên, đồng nghiệp xấu thì như thể nào cũng bày trò chọc trời khuấy nước, biến mình thành tâm điểm của các câu chuyện thị phi.
Tuy nhiên, nếu được này mất kia, rơi vào 1 trong 2 tình cảnh thôi đôi khi còn cố gắng đối phó được, đằng này nàng công sở xui xẻo trong câu chuyện dưới đây lại dây vào cả hai thứ khiến bao người ngao ngán chán nản thay.
Cụ thể, cô nàng đã đăng đàn kể đôi dòng câu chuyện của mình kèm với đó là xin lời khuyên của hội "500 anh chị em" công sở như sau:
"Sếp trực tiếp của mình không ưa mình còn đổi công việc hiện tại của mình sang việc khác nặng hơn. Chỗ mình thì có vài đồng nghiệp nịnh sếp cũng hùa vào nói xấu móc mỉa mình, đi làm mỗi ngày hết mệt chân tay lại mệt đầu. Bị một trong hai mình còn chịu đựng được, chứ như này khó chịu thật sự mọi người ơi.
Mình xin nghỉ thì sếp lớn hơn không cho nói sẽ chuyển mình qua làm việc với ổng mọi việc chỉ cần thông qua ổng không cần phải báo cáo với sếp cũ. Mình đã xin được việc mới làm bán phụ tùng ở 1 công ty xe máy cũng khá lớn. Lương thì cũng tầm ở chỗ cũ nếu bán được nhiều sẽ thưởng thêm. Bây giờ em có nên nghỉ không các bác?".
Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm chuyên "tám" chuyện công sở rất lớn trên MXH đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng thành viên. Tất nhiên, với hoàn cảnh "xui xẻo kinh điển" của nhân vật chính khi vừa bị sếp ghét, vừa bị đồng nghiệp nói xấu, bên dưới phần bình luận, rất nhiều lời khuyên, cũng như là động viên an ủi đã được viết ra như sau:
"Nên chuyển bạn ạ vì sếp quản lý trực tiếp đã như vậy, đồng nghiệp còn hãm nữa. Đi làm nhiều lúc công việc mệt mỏi còn gặp tình trạng vậy dễ phát điên lắm. Trước khi nghỉ nhớ lôi cả hội đồng nghiệp xấu ra mắng một trận cho đã mồm, ghét nhất thể loại xu nịnh".
"Sếp không ra gì nhưng đồng nghiệp tốt còn có cái để níu kéo, chứ sếp và đồng nghiệp như vậy thì nuối tiếc làm gì. Đi, đi ngay thôi".
"Mình nghỉ làm chỉ tiếc mỗi đồng nghiệp tốt nên mới chần chừ mãi. Đây cả sếp cả đồng nghiệp đều hãm mà đã có chỗ mới rồi bạn còn tiếc làm gì nữa. Sếp lớn hơn dù có muốn giữ chân và cam kết an toàn cho bạn nhưng cũng không thể nào suốt ngày bảo vệ bạn đâu, đêm dài lắm mộng, tốt nhất là nên sang chỗ mới".
Với những lời khuyên đều đồng tình bảo nghỉ như trên, tin chắc rằng nàng công sở sẽ có thêm động lực để thoát khỏi môi trường làm việc vốn đã quá "độc hại" của mình. Quả thật, khi trở thành nạn nhân của những trò ức hiếp chốn văn phòng, từ sếp và đồng nghiệp đều hùa nhau tìm cách "hành mình ra bã" thì dứt áo ra đi có lẽ là phương án tốt nhất để bảo vệ bản thân. Chỗ này không tốt thì tìm chỗ khác tốt hơn, ngại gì mà cam chịu, phải không chị em?
Theo Trí Thức Trẻ
Từ quản lý bị giáng xuống làm nhân viên khi nhảy việc, nàng công sở đăng đàn hỏi: Nên đi hay ở? Đối với dân công sở mà nói, năng lực là thứ cần thời gian để chứng mình chứ không chỉ một vài ba câu trong quá trình phỏng vấn mà chứng minh được. Đối với dân công sở, nhảy việc là chuyện quá đỗi bình thường, miễn tần suất nằm trong giới hạn chấp nhận được. Mỗi lần nhảy việc, người ta có...