Phát hiện sao lùn trắng khác thường
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ngôi sao lùn trắng khác thường, ký hiệu là WDJ0551 4135. Gọi là sao lùn trắng, nhưng nó lớn hơn rất nhiều so với tất cả các sao lùn trắng đã biết.
Sao lùn trắng là một ngôi sao đã tắt, là hậu quả của việc chấm dứt các phản ứng hạt nhân trong ngôi sao. Thông thường, các đối tượng kiểu này có khối lượng bằng khoảng 0,6 khối lượng Mặt trời.
Tuy nhiên, chúng có khối lượng riêng rất lớn, bởi kích thước của chúng chỉ tương đương kích thước Trái đất (Mặt trời có đường kính lớn hơn Trái đất 109 lần). Mật độ của sao lùn trắng lớn đến mức, theo ước tính của NASA, một thìa vật chất của nó cân nặng tới 4 tỷ tấn!
Tuy nhiên, sao lùn trắng WDJ0551 4135 vừa được phát hiện, có khối lượng bằng 1,14 lần khối lượng Mặt trời. Nó lại nhỏ hơn Trái đất. Hơn nữa, ngôi sao có bầu khí quyển giàu carbon. Điều đó chứng tỏ ngôi sao già hơn so với dự đoán ban đầu.
“Chúng tôi đã nhận dạng được một sao lùn trắng khác thường, với bầu khí quyển gồm hidro và carbon. Chưa có sao lùn trắng nào có kiểu khí quyển như vậy” – nhà khoa học Mark Hollands ở ĐH Warwick (Vương quốc Anh) cho biết như vậy.
Theo Mark Hollands, lời giải thích duy nhất là: Sao lùn trắng WDJ0551 4135 hình thành do kết quả liên kết 2 ngôi sao. Điều này cũng thể hiện qua khối lượng của sao lùn trắng này.
Những sao lùn trắng kiểu này có thể được tạo thành từ hệ thống sao đôi. Do kết quả tác động các trường hấp dẫn, hai ngôi sao ngày càng tiến lại gần nhau và cuối cùng kết dính với nhau.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Sao Kim là sát thủ tàu không gian
Một trong hai kế hoạch khám phá sao Kim đầy khắc nghiệt sắp tới của NASA sẽ là nhiệm vụ cảm tử.
Nếu chúng ta đi dạo lúc tối muộn và thấy một ngôi sao sáng lớn tuyệt đẹp trên bầu trời, rất có thể đó là sao Kim. Hành tinh này được đặt tên theo nữ thần tình yêu trong tiếng La Mã.
NASA cũng dành nhiều tình cảm và sự quan tâm cho sao Kim khi chọn hành tinh làm mục tiêu ở hai nhiệm vụ khám phá của họ trong tương lai.
Một trong các hình ảnh sao Kim được chụp từ những nhiệm vụ khám phá của Mỹ và Nga. Ảnh: Wired.
Hai nhiệm vụ được đề xuất có nội dung khác nhau và sẽ hướng đến những kết quả riêng biệt. Kế hoạch đầu tiên có tên VERITAS (viết tắt của Venus Emissivity, Radio Science, InSAR, Topography, and Spectroscopy). Trong nhiệm vụ này, vệ tinh sẽ bay xung quanh quỹ đạo sao Kim và lập bản đồ bề mặt hành tinh.
Quá trình thực hiện của VERITAS nếu trơn tru có thể giúp NASA hiểu rõ hơn các điểm phức tạp và kiến tạo mảng của sao Kim. Qua đó, NASA có cơ sở để xác định hoạt động địa chất của sao Kim còn tồn tại hay không.
Kế hoạch thứ hai là DAVINCI (viết tắt của Deep Atmosphere Venus Investigation of Noble gases, Chemistry, and Imaging Plus). DAVINCI sẽ gửi một tàu vũ trụ hình cầu đi xuyên qua bầu khí quyển sao Kim.
Bức ảnh chụp chuyển động gió trên bầu khí quyển sao Kim. Ảnh cũng cho thấy độ dày lớp mây mù bao quanh sao hành tinh. Ảnh: Wired.
Trong quá trình thâm nhập đó, con tàu thăm dò sẽ thu thập dữ liệu khí quyển để gửi về cho các nhà khoa học. Những nghiên cứu về cấu tạo bầu khí quyển nhiều khả năng giúp khoa học hoàn thành bức tranh về cách hành tinh sao Kim được hình thành như thế nào.
Tuy vậy, sao Kim lại nổi tiếng là một hành tinh nguy hiểm. Nó được bao phủ trong bầu không khí dày chủ yếu gồm khí CO2. Ẩn bên dưới lớp mây mù là nhiều hoạt động núi lửa biến sao Kim thành hành tinh "nóng bỏng" nhất nhì hệ mặt trời.
Nếu như ở Trái Đất, các kênh rãnh như thế này thường chứa nước thì trên sao Kim, chúng là những dòng chảy dung nham. Ảnh: Wired.
Chắc chắn sẽ có mưa axit xảy ra và hủy hoại những phi thuyền nếu chúng tiến quá sâu vào bầu khí quyển sao Kim. Nhưng NASA thực sự muốn khám phá hành tinh này với nhiệm vụ cảm tử DAVINCI và vẫn quyết định đưa tàu vũ trụ đi xuyên qua lớp mây. Dù rằng hành động đó có thể khiến phi thuyền NASA hư hỏng nặng, thậm chí bị phá hủy bởi điều kiện khắc nghiệt của sao Kim.
Kế hoạch VERITAS dự kiến sẽ được thực hiện vào năm 2021. Trong khi đó, nhiệm vụ DAVINCI vẫn chưa có thời gian cụ thể.
Theo news.zing.vn
Phát hiện bất ngờ: một siêu trái đất có thể ở được Quay quanh ngôi sao lùn đỏ K2-18 cách chòm sao Leo 111 năm ánh sáng là một hành tinh có "chỉ số tương tự trái đất" lên tới 0,73 và có nước. Hành tinh đang được các nhà thiên văn hướng đến mang tên K2-18b, hành tinh gần sao mẹ hơn trong số 2 hành tinh quay quanh K2-18. Theo nhóm nghiên cứu...