Phát hiện rò rỉ hạt nhân ở Triều Tiên, nước nhiễm độc đổ ra biển
Chương trình hạt nhân của Triều Tiên bị cho là đã làm rò rỉ nước nhiễm độc phóng xạ ra biển Hoàng Hải.
Triều Tiên bị cáo buộc làm rò rỉ chất thải hạt nhân ra biển
Nhà nghiên cứu Triều Tiên tại Mỹ Jacob Bogle đã tạo ra một bản đồ toàn diện về Triều Tiên từ ảnh vệ tinh và phát hiện ra tình trạng đáng báo động trong các bức ảnh về mỏ uranium Pyongsan, theo Daily Star.
Các bức ảnh cho thấy, có một đường ống được xây dựng để dẫn nước nhiễm độc phóng xạ từ Pyongsan đến bể chứa chất thải gần đó. Tuy nhiên bể chứa này dường như đã bị rò rỉ khiến nước nhiễm độc chảy ra sông, sau đó đổ ra biển Hoàng Hải.
Ông Bogle cho biết, những hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao cho thấy đống chất thải ngày càng lớn dần ở cuối mỗi đường ống. Những đường ống này dẫn chất thải từ nhà máy đến một bể chứa không có nắp đậy.
Một số hình ảnh khác cho thấy chất lỏng đang ồ ạt tràn trực tiếp xuống sông.
Video đang HOT
Pyongsan là một trong 2 cơ sở bị cáo buộc sản xuất uranium cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên nằm cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 97km về phía nam.
Quá trình sản xuất uranium tạo ra một hỗn hợp chất thải vô cùng độc hại. Chất thải sau đó được đưa tới hồ chứa gần đó, rồi bị rò rỉ vào sông Ryesong.
Cũng theo ông Bogle, trong bán kính 15 km xung quanh sông Ryesong, có thể có tới 400.000 người sử dụng nước sông hoặc các loại cây trồng được nuôi dưỡng nhờ con sông bị nhiễm độc phóng xạ này.
Đáng nói là sông Ryesong sau đó chảy ra cửa sông Hàn, rồi đổ ra biển Hoàng Hải, trong đó lưu vực sông là nơi sinh sống của khoảng 600 triệu người. Ông Bogle cảnh báo, chất phóng xạ sẽ phát tán qua đường ống bị rò rỉ cùng với các chất gây ô nhiễm khác như chì, asen, cũng như các kim loại nặng khác.
Những người đào tẩu từ các địa điểm liên quan đến hạt nhân khác của Triều Tiên như Yongbyon đã tiết lộ những ảnh hưởng lớn về sức khỏe của họ bao gồm ung thư, các vấn đề về hô hấp và dị tật bẩm sinh.
Theo đó, những người sống gần Pyongsan cũng bị cho là đang bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ và kim loại nặng, có thể gây ra một loạt các vấn đề về sức khỏe như bệnh ung thư, thần kinh…
Nhà máy Pyongsan được xây dựng vào những năm 1980 – và mặc dù hình ảnh của cơ sở này chỉ xuất hiện từ năm 2003 trở đi, ông Bogle vẫn cảnh báo việc rò rỉ có thể đã diễn ra trong ít nhất là 16 năm.
Theo Danviet
Tổng Thống Trump coi nhẹ Triều Tiên thử tên lửa, hết lời khen ông Kim
Tổng thống Donald Trump ngày 2/8 tỏ ý coi nhẹ các vụ thử vũ khí của Triều Tiên, đồng thời khen lãnh đạo Kim Jong Un là người bạn "có tầm nhìn vĩ đại và đẹp đẽ cho nước mình".
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn luôn khẳng định quan hệ cá nhân giữa mình và nhà lãnh đạo của Triều Tiên là một thành công, dù viễn cảnh Bĩnh Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân sau hàng thập kỷ nỗ lực vẫn còn xa vời.
Các tweet mới nhất của Trump dùng ngôn từ thận trọng tránh lên án ông Kim. Ông Trump viết rằng các đợt thử tên lửa tầm ngắn gần đây không vi phạm các cam kết mà hai lãnh đạo đạt được trong cuộc gặp lịch sử tháng 6/2018 ở Singapore, dù chúng có thể vi phạm một nghị quyết Liên Hợp Quốc.
"Có thể có vi phạm một nghị quyết của Liên Hợp Quốc, nhưng lãnh đạo Kim đã không muốn làm tôi thất vọng bằng cách phá vỡ lòng tin", ông Trump nói trên Twitter cá nhân hôm 2/8. "Có rất nhiều thứ Triều Tiên có thể đạt được - tiềm năng của một quốc gia, dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un, là không giới hạn".
Ông Trump nói lãnh đạo Triều Tiên chỉ có thể đạt được tầm nhìn "vĩ đại và đẹp đẽ cho đất nước mình" nếu tổng thống Mỹ là ông Trump. "Ông ấy sẽ làm điều đúng đắn bởi vì ông ấy rất thông minh, và ông ấy không muốn làm thất vọng người bạn của mình, chính là Tổng thống Trump!", ông viết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ở làng Bàn Môn Điếm bên trong Khu Phi quân sự tại biên giới hai miền Triều Tiên ngày 30/6. Ảnh: AP.
Ông Trump thường xuyên tự ca ngợi việc đối thoại với Triều Tiên là thành công và giúp hai nước tránh một cuộc chiến tranh.
Sau một cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Anh, Pháp và Đứcđã lên án các cuộc thử tên lửa mới đây của Triều Tiên là vi phạm các lệnh trừng phạt, và hối thúc Bình Nhưỡng tham gia "đàm phán có ý nghĩa" với Mỹ trong việc loại bỏ vũ khí hạt nhân.
Đặc phái viên về Triều Tiên của Tổng thống Trump, Stephen Biegun, đã hy vọng sẽ gặp đại diện Triều Tiên ở Thái Lan ngày 2/8. Song Triều Tiên đã không đến hội nghị các nước ASEAN.
Sau đàm phán bất thành tại hội nghị thượng đỉnh lần hai ở Hà Nội cuối tháng 2/2018, hai lãnh đạo Mỹ - Triều bất ngờ gặp lại nhau vào tháng 6 khu phi quân sự tại biên giới Triều Tiên - Hàn Quốc. Các quan chức Mỹ đã kỳ vọng đàm phán sẽ nối lại sau đó vài tuần, nhưng điều đó chưa diễn ra.
Trong bối cảnh đó, Triều Tiên đã tiến hành 3 vụ thử nghiệm liên tiếp, mới nhất là hôm 2/8 với "các vật thể bay không xác định" được phóng ra biển Nhật Bản. Bình Nhưỡng đến nay vẫn chưa lên tiếng về vụ việc song quân đội Hàn Quốc và Mỹ có chung nhận định rằng đây có thể là các tên lửa đạn đạo mới phát triển của Bình Nhưỡng.
Trước đó, Triều Tiên đã bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào ngày 25/7 cũng như tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí mà nước này nói là hệ thống phóng rocket mới hôm 31/7. Theo hãng thông tấn KCNA của Bình Nhưỡng, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã giám sát vụ thử hôm 31/7 và nói vũ khí mới sẽ "gây ra sự khốn khổ không thể tránh được cho các lực lượng đang trở thành mục tiêu lớn của vũ khí này".
Theo Zing
Va chạm trên không tại Đông Bắc Á: Tay đôi vờn tay ba Khúc mắc giữa Nga và Trung Quốc với Hàn Quốc, Nhật Bản và xa hơn là Mỹ cho thấy ở Đông Bắc Á không chỉ có câu chuyện tên lửa Triều Tiên mà còn nhiều vấn đề cực kỳ phức tạp khác.. Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam. Chuyện khúc mắc mới rồi giữa Hàn Quốc và Nhật Bản với...