Phát hiện ra khoáng chất kỳ lạ chưa từng được biết đến trong núi lửa ở Nga
Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu ở Nga tiết lộ họ đã phát hiện ra một loại khoáng chất bất thường chưa từng được các nhà khoa học ghi nhận trước đây.
Petrovite mới được các nhà khoa học phát hiện.
Đó là một chất kết tinh màu xanh lam và xanh lục. Nhóm nghiên cứu gọi là Petrovite.
Khoáng chất được tìm thấy ở vùng viễn đông của Nga, trên đỉnh núi lửa Tolbachik ở bán đảo Kamchatka.
Video đang HOT
Lịch sử phun trào của Tolbachik có từ hàng ngàn năm trước, nhưng trong thời gian gần đây, nổi bật lên hai sự kiện đáng chú ý đó là vụ phun trào khe nứt Tolbachik năm 1975-1976 và lần tiếp theo diễn ra năm 2012-2013.
Lực phun trào trong sự kiện đầu tiên đã xé toạc vô số nón kết trong quần thể núi lửa, mở ra địa hình đá mà từ đó được phát hiện là một mạch các lỗ phun khí ở miệng núi lửa và các khoáng chất chưa từng thấy ở bất kỳ đâu khác.
Tổng cộng, núi lửa Tolbachik có tới 130 loại khoáng chất địa phương lần đầu tiên được xác định ở đây, trong đó mới nhất là Petrovite, một loại khoáng chất sunfat có hình dạng như các tập hợp tinh thể dạng màu xanh lam.
Mẫu vật nghiên cứu ở đây được phát hiện vào năm 2000 và được lưu trữ để phân tích sau này. Có thể đã qua một thời gian dài, nhưng phân tích đó giờ cho thấy rằng khoáng chất màu xanh lam rực rỡ thể hiện những dấu hiệu phân tử đặc biệt hiếm thấy trước đây.
Nguyên tử đồng trong cấu trúc tinh thể của Petrovite có sự phối hợp bất thường và rất hiếm của bảy nguyên tử ôxy. Sự phối hợp như vậy là đặc điểm của chỉ một vài hợp chất, cũng như của saranchinaite, trưởng nhóm nghiên cứu, nhà tinh thể học Stanislav Filatov từ Đại học St Petersburg giải thích.
Saranchinaite, được xác định vài năm trước bởi một nhóm khác ở St Petersburg, cũng đã được phát hiện tại Tolbachik. Giống như Petrovite, nó cũng có màu sắc nổi bật.
Trong trường hợp của Petrovite, khoáng chất được cho là kết tinh thông qua kết tủa trực tiếp từ khí núi lửa, có dạng như lớp vỏ tinh thể màu xanh lam bao bọc mạt vụn núi lửa dạng mịn. Ở cấp độ hóa học, Petrovite đại diện cho một loại cấu trúc tinh thể mới.
Đáng chú ý, khung phân tử của Petrovite thể hiện các con đường liên kết với nhau có thể cho phép các ion natri di chuyển qua cấu trúc. Nhóm nghiên cứu cho rằng điều này có thể dẫn đến các ứng dụng quan trọng trong khoa học vật liệu.
Vì sao dơi vẫn có lúc đâm vào tường trong khi bay?
Đôi khi dơi vẫn bị va vào những bức tường lớn mặc dù chúng dùng hệ thống định vị bằng sóng âm thanh để phát hiện ra những vật cản này.
Dơi có khả năng ưu việt trong nhận biết âm thanh và phát hiện các vật thể nhỏ như muỗi bằng sóng âm thanh. Khả năng định vị bằng tiếng vang giúp chúng tính toán được vị trí ba chiều của cả vật thể lớn và nhỏ, nhận biết hình dạng, kích thước và kết cấu của vật thể. Để làm được như vậy, não của một con dơi xử lý các đặc điểm của âm thanh nhờ tiếng vọng từ vật thể như tần số, quang phổ và cường độ.
Nhưng đôi khi dơi vẫn bị và vào những bức tường lớn. Các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Tel Aviv, Israel, đã kết luận rằng những va chạm này không phải do giới hạn cảm nhận mà do lỗi trong nhận thức âm thanh.
Nhóm nghiên cứu của Trường Khoa học Thần kinh Sagol, Israel, đã thả hàng chục con dơi vào một hành lang có nhiều vật thể có kích thước khác nhau và làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau.
Họ rất ngạc nhiên khi thấy những con dơi này đâm vào những bức tường xốp vốn, là loại vật liệu tạo ra tiếng vọng rất yếu. Hành vi này của những con dơi chứng tỏ hệ thống định vị bằng sóng âm thanh của chúng không hề phát hiện ra bức tường, có nghĩa là chúng không nhận thức được âm thanh chuẩn xác chứ không phải do không có khả năng cảm nhận.
Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng sự kết hợp không tự nhiên của một vật thể lớn với một tiếng vang yếu làm gián đoạn nhận thức cảm tính của dơi và khiến chúng bỏ qua vật cản, giống như một người đâm vào những bức tường trong suốt.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thay đổi tính năng của các vật thể dọc theo hành lang, thay đổi kích thước, kết cấu và cường độ tiếng vang của chúng. Họ kết luận rằng khả năng cảm thụ âm thanh của loài dơi phụ thuộc vào mối tương quan chặt chẽ của kích thước với vật thể trong tự nhiên, rằng một vật thể lớn sẽ tạo ra tiếng vang rõ rệt và vật thể nhỏ tạo ra tiếng vang yếu.
"Bằng cách cho những con dơi này tiếp xúc với những vật thể có đặc điểm âm thanh không thống nhất, chúng tôi có thể đánh lừa chúng, tạo ra một quan niệm sai lầm khiến chúng cứ cố gắng làm đi làm lại bay rồi đâm vào tường mặc dù chúng đã xác định đường bay bằng khả năng định vị bằng âm thanh" - Tiến sỹ Danilovich, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. "Thí nghiệm này cho chúng ta biết cách nhìn nhận thế giới của những sinh vật này, những sinh vật vốn có giác quan rất độc đáo và khác biệt với con người".
Một cơn bão có thể mạnh được đến mức nào, có giới hạn nào cho sức gió trong bão không? Bạn vẫn thường nghe nói nên các cấp độ của bão, nhưng bão có thể mạnh đến mức nào được? Liệu có giới hạn nào về cường độ của những cơn bão không? Thang bão Saffir-Simpson là phân loại bão được sử dụng rất phổ biến, với 5 cấp độ bão. Người ta không đặt ra bão Cấp độ 6 theo thang này,...