Phát hiện ra AI tuyển dụng “trọng nam khinh nữ”, Amazon buộc phải tắt nó đi
Sau nhiều lần tinh chỉnh mà không thành công, Amazon đã từ bỏ dự án tuyển dụng bằng AI của mình.
Theo Reuters, năm 2014, Amazon đã thành lập một nhóm kỹ thuật tại Edinburgh, Scotland với nhiệm vụ tìm cách tự động hóa việc tuyển dụng. Nhóm này đã tạo ra 500 mẫu máy tính để rà soát CV của các ứng viên mà họ tuyển trước đây nhằm lọc ra khoảng 50.000 thuật ngữ chính. Sau đó, hệ thống sẽ tìm kiếm trên web để lựa chọn và đề xuất các ứng viên phù hợp với công việc.
“Theo nghĩa đen, khi đua cho hệ thống này 100 ứng viên, nó sẽ chọn cho bạn 5 ứng viên tốt nhất và chúng tôi sẽ tuyển những người đó”, một nguồn tin nội bộ chia sẻ với Reuters.
Tuy nhiên, một năm sau, các kỹ sư của Amazon phát hiện ra hệ thống AI tuyển dụng của họ có một vấn đề khá nghiêm trọng: Nó không thích phụ nữ. Nguyên nhân của vấn đề này là do AI đã phân tích các bản lý lịch được gửi tới cho Amazon trong 10 năm qua để tích lũy dữ liệu về ứng viên.
Dựa trên dữ liệu thu thập được, AI tự kết luận rằng đàn ông thích hợp hơn với các công việc tại Amazon. Nhóm kỹ thuật phát hiện ra rằng AI đã tự động giảm điểm số của các bản CV có từ phụ nữ và loại các ứng viên từng học hai trường đại học chỉ dành cho nữ sinh.
Các kỹ sư của Amazon đã sửa hệ thống để khắc phục những hình thức thiên vị kể trên. Tuy nhiên, họ sợ rằng AI sẽ tìm ra cách mới để đối xử bất công với các ứng viên.
Trọng nam khinh nữ không phải là vấn đề duy nhất với AI tuyển dụng này. Nguồn tin nội bộ chia sẻ với Reuters rằng AI cũng đề xuất các ứng viên không đủ năng lực cho vị trí tuyển dụng.
Sau những tinh chỉnh vất vả, cuối cùng năm ngoái Amazon đã từ bỏ dự án tuyển dụng bằng AI bởi các giám đốc đã mất niềm tin vào nó. Các chuyên gia tuyển dụng của Amazon cũng xem qua danh sách khuyến nghị mà AI cung cấp nhưng không bao giờ dựa hoàn toàn vào nó.
“Các nhà tuyển dụng của Amazon không bao giờ sử dụng cách này để tuyển ứng viên cho các công việc của mình”, phát ngôn viên của Amazon tuyên bố.
Theo Genk
Chuyện hàng giả, hàng nhái trong thế giới trực tuyến
Hàng giả, hàng nhái đang xuất hiện nhan nhản trên các nền tảng mua bán trực tuyến, ngay cả trên Amazon. Dù Amazon khẳng định luôn nỗ lực ngăn chặn hàng giả nhưng các chuyên gia cho rằng người khổng lồ về thương mại điện tử này không hành động quyết liệt để ngăn chặn vấn nạn này.
Các tập đoàn bán hàng trực tuyến đang được hưởng lợi lớn nhờ hàng nhái, hàng giả bán với giá rẻ của các bên bán hàng thứ ba. Các chuyên gia cho đây là lý do mà họ không quyết liệt lắm trong việc ngăn chặn vấn nạn này.
Video đang HOT
Điêu đứng vì hàng giả bán trực tuyến
Jon Fawcett, 43 tuổi, là người sáng lập công ty Fuse Chicken, ở thành phố Cuyahoga Falls, bang Ohio (Mỹ), chuyên bán dây cáp sạc điện thoại di động bọc trong thép không gỉ, bền đến mức có thể chịu được lực tác động của cưa máy. Đó là một sản phẩm của thị trường ngách, mang lại sự thành công nhanh chóng cho Fuse Chicken, một công ty chỉ có sáu nhân viên. Khách hàng liên tục khen ngợi kiểu thiết kế bền chắc của loại dây cáp sạc điện thoại di động thương hiệu Fuse Chicken cho đến khi Fawcett bắt đầu bán hàng trên nền tảng Amazon Marketplace, "chợ trực tuyến" của Amazon dành cho các bên bán hàng thứ ba. Phần đánh giá của khách hàng về sản phẩm của Fuse Chicken trên Amazon bất ngờ toàn là những lời lẽ tiêu cực và hàng loạt người dùng xếp hạng nó ở mức một sao. "Hỏng trong một tuần. Chất lượng thực sự quá tệ", đó là lời nhận xét của một khách hàng.
Fawcett không hiểu chuyện gì đang xảy ra với sản phẩm của công ty ông. Sau đó, ông phát hiện ra manh mối nhờ vào hình ảnh đính kèm trong một lời nhận xét, cho thấy một bộ dây sạc có in logo của Fuse Chicken không đúng quy cách. Vài tháng sau đó, Fawcett đặt nhiều đơn hàng để mua các sản phẩm dây sạc nhái thương hiệu Fuse Chicken được bày bán trên Amazon. Chúng là các bằng chứng cho đơn kiện của ông nhằm vào Amazon vào năm ngoái. Ông cho rằng những sản phẩm nhái thô thiển nằm lẫn lộn với sản phẩm thật trong kho hàng của Amazon. Một số có kiểu dáng trông giống như hàng chính hiệu nhưng không có in logo Fuse Chicken. Một số khác có in logo Fuse Chicken nhưng không phải do công ty Fawcett sản xuất.
Những kết quả trải nghiệm của Fawcett cho thấy không có cách nào, ngay cả đối với người mua sắm thành thạo nhất trên Amazon, có thể tránh nguy cơ mua phải hàng giả. Những hình ảnh trực tuyến trên Amazon cho thấy chúng trông giống y chang hàng chính hãng nhưng không có gì bảo đảm tính chân thật của chúng, dù được bán bởi một thương hiệu hay một bên bán hàng thứ ba hoặc bộ phận bán hàng trực tiếp của Amazon.
Trong biên bản tranh luận pháp lý gửi đến tòa, Amazon phủ nhận việc trộn lẫn sản phẩm Fuse Chicken nhái với các hàng thật. Thay vì bảo vệ Fawcett, Amazon đẩy ông vào tình thế mệt mỏi và bực bội. Fawcett nhiều lần khẩn thiết yêu cầu Amazon kiểm toán kho hàng và loại bỏ các lời nhận xét bất công về sản phẩm dây cáp sạc điện thoại di động của công ty ông nhưng đều không thành công. Các nỗ lực yêu cầu Amazon hỗ trợ điều tra thêm về nguồn gốc của hàng nhái cũng chẳng đi đến đâu. Fawcett đã cố gắng bán sản phẩm ở nhiều gian hàng trên Amazon trong một nỗ lực tuyệt vọng để lấn át lượng hàng nhái. Tuy nhiên, một nhân viên Amazon đã liên lạc và hối thúc ông giảm giá sản phẩm của công ty ông để phù hợp với giá của các sản phẩm tương tự mà theo ông, chúng rẻ hơn vì chúng là hàng nhái.
Fawcett ước tính ông mất hàng chục ngàn đô la doanh thu vì hàng giả, hàng nhái nhưng điều mà ông lo sợ nhất là những tác động dai dẳng của những lời nhận xét tiêu cực về sản phẩm của công ty ông. Dù biết rằng chống chọi với đối thủ khổng lồ Amazon tại tòa là cuộc hành trình gian nan nhưng Fawcett không có sự lựa chọn nào khác.
Quyền lực mang tên Amazon
Không có công ty nào thúc đẩy xu hướng mua sắm trực tuyến mạnh mẽ hơn Amazon. Với các mức giá bán hàng rẻ, kho hàng khổng lồ và dịch vụ giao hàng tận nhà nhanh chóng và tiện lợi, người khổng lồ thương mại điện tử này đã thuyết phục một thế hệ người tiêu dùng từ bỏ thói quen mua sắm ở các cửa hàng trực tiếp và bình thường hóa hoạt động mua sắm chỉ bằng một những cú nhắp chuột (click).
Amazon giúp một triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ tiếp cận với thương mại điện tử và tạo ra 900.000 việc làm. Hơn 20.000 doanh nghiệp vừa nhỏ trên thế giới đạt doanh thu hơn một triệu đô la mỗi năm nhờ nền tảng bán hàng trực tuyến của Amazon. Amazon là công ty có giá trị lớn thứ 2 thế giới xét theo vốn hóa thị trường, chỉ đứng sau Apple. Tập đoàn này đang trên đường hướng đến sự thâu tóm gần 50% doanh thu thương mại điện tử ở Mỹ trong năm nay, theo hãng nghiên cứu thị trường eMarketer. Sự thống trị thị trường thương mại điện tử của Amazon mặc nhiên tạo ra tập đoàn này sức mạnh để chi phối tương lai của ngành bán lẻ.
Con số 461 tỉ đô la giá trị hàng giả được giao dịch trên toàn cầu trong mỗi năm, theo ước tính của Tổ chức
Phát triển và Hợp tác kinh tế (OECD), có phần "đóng góp" không nhỏ từ sự trỗi dậy của các ông lớn thương mại điện tử như Amazon và Alibaba của Trung Quốc. Các nhân viên hải quan có thể truy ra hàng giả khi chúng được vận chuyển bằng các container. Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của thương mại điện tử, những kẻ buôn bán hàng giả có thể vận chuyển chúng trong vô số các gói hàng nhỏ nên rất khó phát hiện.
Piotr Stryszowski, nhà kinh tế ở OECD, nói: "Chúng giống như những con kiến. Chúng quá nhỏ để các nhân viên hải quan chú ý vào từng gói đồ. Tuy nhiên, nhiều gói nhỏ tích lũy lại có thể tạo ra một khối lượng hàng hóa khổng lồ".
Các cơ quan quản lý cũng chẳng làm gì được nhiều ngoài việc bêu xấu những bên vi phạm. Nền tảng thương mại trực tuyến Taobao của Alibaba đã nhiều lần bị liệt vào vào danh sách những điểm bán hàng giả "tiêu biểu" mà Văn phòng Đại diện thương mại công bố hàng năm.
Amazon đặt tham vọng trở thành nơi bán hàng đầu tiên mà khách hàng tìm đến khi họ cần mua bất cứ thứ gì. Điều này có nghĩa là Amazon cần phải thu hút càng nhiều thương hiệu và người bán hàng giá rẻ trên nền tảng của Amazon càng tốt.
Hàng giả gây sức ép buộc các thương hiệu phải bán hàng trên Amazon. Các thương hiệu muốn né tránh Amazon cũng sẽ đối mặt với rủi ro hàng giả, hàng nhái các sản phẩm của họ hoành hành trên Amazon, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và uy tín của họ. Tình trạng bày bán tràn lan các loại hàng giả, hàng nhái giá rẻ hơn trên Amazon cũng gây áp lực, buộc những người bán hàng chính hãng và các thương hiệu phải hạ giá bán hàng thật của họ để tăng sự cạnh tranh.
Các thương hiệu thường không kiện Amazon vì các tòa án bấy lâu nay ra các phán quyết nói rằng Amazon không chịu trách nhiệm khi hàng giả được bán trên nền tảng của Amazon và buộc các nguyên đơn phải đòi bồi thường từ những kẻ bán hàng giả trên Amazon. Nhiều thương hiệu chấp nhận hàng giả như là một chi phí trong kinh doanh.
Amazon bác bỏ những lời cáo buộc nói công ty này hưởng lợi nhờ hàng giả và khẳng định công ty áp dụng chính sách không khoan nhượng đối với hàng giả. Amazon cho biết đã đầu tư các công cụ học máy để phát hiện và loại bỏ hàng giả. Amazon cũng cho phép người mua sắm yêu cầu hoàn tiền nếu họ nhận phải hàng giả. "Chúng tôi nghiêm cấm bán các sản phẩm giả và đã đầu tư mạnh mẽ để bảo đảm chính sách của chúng tôi về việc ngăn chặn bán các sản phẩm đó được tuân thủ", người phát ngôn của Amazon cho biết.
Ngưng hợp tác bán hàng trên Amazon cũng đồng nghĩa với việc sẽ mất đi sự tiếp cận với hàng trăm triệu khách hàng của Amazon và cũng không giúp giải quyết vấn đề hàng giả.
Cạnh tranh quyết liệt trên Amazon Maketplace
Việc Amazon vươn lên trở thành nhà bán lẻ trực tuyến thống lĩnh trên toàn cầu có lẽ được định đoạt kể từ khi tập đoàn này nhận thấy rằng sẽ kiếm được lợi nhuận lớn hơn nhiều nếu để bên thứ ba bán hàng hóa trên nền tảng của Amazon, thay vì tự bán hàng. Nền tảng Amazon Marketplace của Amazon được khai trương vào năm 2000, cho phép bất kỳ ai đăng ký bán hàng trên đó.
Bằng cách đón nhận các bên bán hàng thứ ba, Amazon có thể thiết lập kho hàng khổng lồ mà không cần phải bỏ ra tổng chi phí tương ứng để thu mua, tích trữ và vận chuyển hàng hóa. Amazon có thể gặt hái lợi nhuận nhờ thu phí đối với những bên bán hàng thứ ba sử dụng các trung tâm hoàn thiện đơn hàng của Amazon. Nhờ thu phí giao dịch, phí quảng cáo và dịch vụ hoàn thiện đơn hàng, Amazon có thể kiếm đến một nửa doanh thu của các bên bán hàng thứ ba. Trong khi đó, nếu tự bán hàng trực tiếp cho khách hàng, Amazon chỉ kiếm được biên lợi nhuận chưa đến 5%, theo Juozas Kaziukenas, Giám đốc điều hành công ty phân tích thương mại điện tử Marketplace Pulse.
Các bên bán hàng thứ ba giờ đây chiếm hơn một nửa lượng hàng được niêm yết trên Amazon. Doanh thu của Amazon phình lên 179 tỉ đô la vào năm ngoái, trong đó, doanh thu bán hàng hóa chiếm đến 118,5 tỉ đô la. Lợi nhuân của Amazon liên tục thiết lập kỷ lục mới sau mỗi quý kể từ năm 2015. Jeff Bezos, người sáng lập Amazon, gần đây được vinh danh là người giàu nhất trong lịch sử hiện đại.
Tuy nhiên, Amazon Marketplace thường được mô tả như là một khu chợ trời trực tuyến, nơi 5 triệu người bán hàng trên khắp toàn cầu cạnh tranh quyết liệt để bán những chiếc bàn chải đánh răng hay những chiếc khăn tắm giá rẻ nhất.
Kaziukenas cho rằng mô hình chợ trực tuyến của Amazon buộc các thương hiệu phải cạnh tranh trên quy mô toàn cầu. "Có hàng triệu doanh nghiệp trên thế giới cạnh tranh với bạn trên Amazon Marketplace", Kaziukenas nói. Đội ngũ doanh nghiệp này bao gồm hàng trăm ngàn người bán hàng đến từ Trung Quốc, nước sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới, cả hàng thật lẫn hàng giả.
Nỗi lo hàng giả từ Trung Quốc
Trong nhiều thập kỷ qua, ngay cả khi các nhãn hiệu có in dòng chữ "Made in China" xuất hiện nhan nhản trên thị trường thế giới nhưng các nhà sản xuất Trung Quốc chỉ chiếm một phần nhỏ doanh thu và các nhà bán lẻ và các thương hiệu nắm phần lớn doanh thu còn lại.
Thương mại điện tử thay đổi cán cân doanh thu này bằng cách cho phép các nhà máy và các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận trực tiếp thị trường Mỹ, nền kinh tế tiêu thụ lớn nhất thế giới.
Sau khi thất bại trong nỗ lực thâm nhập vào thị trường thương mại điện tử Trung Quốc, Amazon tập trung thu hút các nhà xuất khẩu Trung Quốc bán hàng trên nền tảng Amazon Marketplace.
Năm 2015, Amazon được cấp phép vận chuyển hàng ra khỏi Trung Quốc, cho phép các doanh nghiệp Trung Quốc tận dụng các dịch vụ kho vận của Amazon. Trong số hơn một triệu người bán hàng gia nhập Amazon Marketplace trong giai đoạn 2015-2017, có khoảng 300.000 người bán hàng đến từ Trung Quốc.
Thu hút các đội quân bán hàng Trung Quốc giúp Amazon mở rộng quy mô kinh doanh nhưng những mặt tiêu cực là điều có thể dự báo vì Trung Quốc và Hồng Kông là nơi cung cấp hơn 80% lượng hàng giả của toàn cầu, theo OECD.
Các thương hiệu Mỹ thường gặp khó khăn khi kiện những người bán hàng giả, hàng nhái từ Trung Quốc vì họ khai báo địa chỉ liên lạc giả khi đăng ký bán hàng trên Amazon Marketplace.
Damon McCoy, giáo sư ngành khoa học máy tính ở Đại học New York, cho rằng nếu Amazon đóng cửa một gian hàng trên Amazon Marketplace vì bán hàng giả, chủ gian hàng đó sẽ chuyển sang bán ở gian hàng khác.
Ông nói Amazon có thể phát hiện hàng trăm gian hàng sử dụng chung một tài khoản ngân hàng để nhận tiền thanh toán nhưng không đóng hết tất cả chúng nếu một trong những gian hàng này bị phát hiện bán hàng giả.
Các chuyên gia cho rằng một người bán hàng giả có thể sử dụng hàng chục, nếu không muốn nói là hàng trăm gian hàng trên Amazon Marketplace. Họ nói không thể biết được có bao nhiêu hàng giả bán trên Amazon Marketplace nếu không kiểm tra từng sản phẩm được bán.
Craig Crosby, người được các thương hiệu để giám sát hàng giả trên Amazon Marketplace, cho biết trong hai năm qua, riêng công ty ông đã khiếu nại thành công để Amazon loại bỏ 36.000 mục niêm yết sản phẩm giả từ thẻ nhớ, ốp lưng iPhone cho đến dao cạo râu, đèn pin.
Theo The Los Angeles Times
Thị trường chao đảo khi cả 5 "ông lớn" công nghệ cùng mất giá Cổ phiếu sụt giảm mạnh vào hôm thứ 4 với sự góp mặt của 5 tên tuổi lớn gồm Facebook, Amazon, Apple, Netflix, Google đã khiến thị trường đánh mất số tiền lên tới 172 tỷ đô la, mức lớn nhất kể từ nhiều năm trở lại đây. Cả 5 đại gia công nghệ cùng trượt chân khiến thị trường chao đảo. Nhóm...