Phát hiện quan trọng về dấu tích khủng long thiệt mạng do vụ va chạm tiểu hành tinh
Tìm thấy hóa thạch của chân khủng long Thescelosaurus bị giết vào đúng ngày một tiểu hành tinh lớn tấn công Trái Đất.
Từ lâu, các nhà khoa học vẫn đặt ra giả thuyết về việc khủng long tuyệt chủng có liên quan đến vụ va chạm giữa tiểu hành tinh Chicxulub và Trái Đất.
Mới đây, lần đầu tiên các nhà khảo cổ học đã tìm thấy di tích hóa thạch về một con khủng long mà theo tính toán thời điểm chết trùng với ngày xảy ra một vụ va chạm với tiểu hành tinh.
Giáo sư Paul Barrett, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London, Anh cho biết hóa thạch chân khủng long thuộc về một cá thể trong chi Thescelosaurus.
Ước tính, vụ va chạm xảy ra cách đây khoảng 66 triệu năm. Hóa thạch của khủng long Thescelosaurus nằm gần một mảnh vỡ tảng đá ngoài không gian có kích thước lớn được cho là thủ phạm gây ra cái chết.
Các nhà khảo cổ phát hiện ra hóa thạch ở địa điểm Tanis ở bang bắc Dakota, Mỹ, nơi được mệnh danh là nghĩa địa khủng long.
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên phát hiện ra nạn nhân khủng long từ vụ va chạm tiểu hành tinh để lại hố va chạm rộng đến 150 km ở vùng vịnh Mexico ngày nay.
Hóa thạch khủng long thiệt mạng trong vụ va chạm tiểu hành tinh
Vụ va chạm nghi ngờ là thủ phạm gây ra sự kết thúc kỷ nguyên của loài khủng long và sự trỗi dậy của các loài động vật có vú.
Robert DePalma, nhà khảo cổ học tại Đại học Manchester cho biết: “Chúng tôi có bằng chứng đầu tiên về việc khủng long thiệt mạng do vụ va chạm với tiểu hành tinh vào cuối Kỷ phấn trắng”.
Theo các chuyên gia, vụ phát hiện hóa thạch khủng long vào ngày bị hủy diệt là một điều phi thường. Với những cá thể không trực tiếp thiệt mạng do vụ va chạm thì cũng không thể tồn tại vì vụ việc gây ra một đám mây bụi, bồ hóng khổng lồ, biến đổi khí hậu toàn cầu. Điều này là nguyên nhân gây ra việc xóa sổ 75% các loài động vật và thực vật.
Khi tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất đã làm rung chuyển mảng lục địa và gây ra những đợt sóng lớn sông, hồ, đại dương.
‘Nghĩa địa khủng long’ Tanis phát hiện vào năm 2008 nhưng mãi đến năm 2019 người ta mới công bố với toàn thế giới cùng với các khám phá xương khủng long, hóa thạch của các loài bò sát biển, lông vũ, trứng …
Tanis cách địa điểm xảy ra vụ va chạm thiên thạch trên Vịnh Mexico ngày nay, ngoài khơi Bán đảo Yucatan khoảng 2.896 km. Các sóng địa chấn phát ra từ vụ va chạm với tiểu hành tinh đến Tanis trong vòng vài phút.
Hóa thạch khủng long với cấu trúc gai kỳ dị khiến giới khảo cổ kinh ngạc
Các thợ săn hóa thạch đã khai quật được tàn tích của loài Ankylosaur cổ nhất - và có lẽ là kỳ lạ nhất - từ trước đến nay trên dãy núi Middle Atlas ở Maroc. Khám phá này đã khiến giới khảo cổ kinh ngạc.
Hóa thạch được tìm thấy là một loài thuộc Ankylosaurus (thằn lằn) có những chiếc gai phòng thủ hợp nhất bới bộ xương, một đặc điểm mà các nhà nghiên cứu cho biết là chưa từng phát hiện từ trước đến nay trong thế giới động vật.
Tiến sĩ Susannah Maidment, một nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London (Anh), cho biết: "Nó hoàn toàn kỳ lạ. Thông thường khi chúng ta nhìn vào cấu trúc cơ thể của Stegosaurus và Ankylosaurs, lớp giáp hạ bì được gắn vào da chứ không gắn vào khung xương. Trong trường hợp này, nó không chỉ tiếp xúc với khung xương mà còn hợp nhất với xương sườn."
Tiến sĩ Susannah Maidment và hóa thạch loài Ankylosaur cổ nhất. Ảnh Theguardian.
Các nhà nghiên cứu tại bảo tàng này đã thu được hóa thạch từ một nhà sưu tập tư nhân với số tiền không được tiết lộ. Ban đầu, họ nghi ngờ hóa thạch có thể thuộc về một loài stegosaur mới mà họ xác định được từ cùng một khu vực vào năm 2019, nhưng phân tích bằng kính hiển vi các phần mỏng của hóa thạch cho thấy các mẫu sợi đặc biệt chỉ có ở loài ankylosaurs.
Phát hiện gây sửng sốt các nhà khoa học, nó bất thường đến mức họ tự hỏi liệu hóa thạch có thể là giả hay không, nhưng kiểm tra kỹ hơn bằng máy quét CT không tìm thấy dấu hiệu nào cho thấy nó đã được xây dựng hoặc giả mạo.
Hóa thạch có niên đại cách đây khoảng 168 triệu năm, vào giữa kỷ Jura cho thấy loài vật này là một trong những loài Ankylosaurs trước đó đi lang thang trên Trái đất. Không những đây là hóa thạch Ankylosaur cổ nhất được biết đến cho đến nay, nó còn là hóa thạch đầu tiên được tìm thấy ở châu Phi.
Loài Ankylosaurus sau khi phục chế.
Tiến sĩ Maidment cho biết thêm hóa thạch này có thể là một loài Ankylosaur sơ khai mà từ đó những con khác tiến hóa, hoặc một dòng dõi hoàn toàn mới. Thông tin chi tiết được công bố trên Nature Ecology and Evolution.
Ankylosaurs - tên có nghĩa là "thằn lằn cứng" - là họ hàng lớn, ăn cỏ của loài stegosaurs. Chúng có những chiếc đầu lâu được bọc thép dày, cơ thể có gai và đuôi hình chùy. Những con vật này có thể dài tới 7 mét và nặng 4 tấn, hầu hết được biết đến từ các hóa thạch của Hoa Kỳ và Canada có niên đại từ 74 đến 67 triệu năm trước. Hóa thạch mới cho thấy rằng rất lâu trước đó, các sinh vật có thể đã sống trên toàn cầu.
Hóa thạch hiện là một phần của bộ sưu tập tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, nơi các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu những gì còn sót lại. Maidment cho biết hy vọng là hợp tác chặt chẽ hơn với các nhà sưu tập ở Morocco và các đồng nghiệp tại Đại học Fez, để có thể thu thập thông tin chi tiết hơn về các hóa thạch từ dãy núi Middle Atlas và thành lập một phòng thí nghiệm chuyên biệt để có thể nghiên cứu các phát hiện trong tương lai ở Maroc.
Bí ẩn nghìn năm của 3 kim tự tháp thẳng hàng đến mức hoàn hảo ở Ai Cập đã được giải mã? Bí mật về sự thẳng hàng hoàn hảo của các kim tự tháp Ai Cập nằm ở đâu? Trong nhiều thế kỷ, các kim tự tháp Giza ở Ai Cập đã khiến các nhà nghiên cứu hiện đại rối bời - không chỉ là những mật thất ngầm cùng những bí ẩn xoay quanh, mà còn là cách làm sao người Ai Cập...