Phát hiện quần thể voọc quý hiếm nhất hành tinh ở VN
Quần thể lớn thứ hai trên thế giới của loài voọc mông trắng mới được tìm thấy, mang lại hy vọng cho một trong số những loài quý hiếm nhất trên hành tinh.
Quần thể voọc mông trắng với khoảng 40 con được phát hiện ở rùng núi phía Bắc Việt Nam. Ảnh: FFI cung cấp.
Theo những thông tin về voọc mông trắng ở khu rừng một thời còn nguyên vẹn ở miền Bắc Việt Nam, các nhà khoa học của Tổ chức FFI (Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoạng dã) đã tiến hành điều tra thực địa nhằm xác minh sự tồn tại của loài này trong khu vực rừng phía Bắc Việt Nam.
Cố vấn kỹ thuật về Đa dạng sinh học của FFI Việt Nam, ông Trịnh Đình Hoàng, cho biết: “Cuộc điều tra của chúng tôi đã ghi nhận một quần thể có số lượng đáng kể. Chúng tôi ghi nhận 7 đàn với tổng số 40 cá thể. Hiện nay chỉ có một khu vực khác có quần thể voọc mông trắng lớn hơn”
Voọc mông trắng là loài đặc hữu của Việt Nam. Do những hoạt động săn bắn, khai thác tài nguyên rừng của con người, loài này đang bị đe doạ tuyệt chủng với số lượng còn lại dưới 250 cá thể.
Video đang HOT
Theo ông Hoàng, đàn voọc vừa mới phát hiện có con non, chứng tỏ quần thể này có khả năng sinh sản, là cơ hội để phục hồi và phát triển, giải cứu loài này khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng.
Giám đốc FFI Việt Nam – Tiến sỹ Benjamin Rawson cảnh báo rằng cần có những hành động khẩn cấp ngăn chặn những hoạt động tiêu cực như săn bắn và khai thác rừng, để bảo vệ loài linh trưởng quý giá này và môi trường sống của chúng.
Thông tin về Voọc mông trắng Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) là loài linh trưởng đặc hữu, chỉ có phân bố tự nhiên ở Việt Nam, được Jean Théodore Delacour phát hiện năm 1903 và được Wilfred Hudson Osgood mô tả năm 1932. Đầu những năm 1990, một đợt điều tra rộng đã nghi nhận 19 quần thể với tổng số 50-57 đàn và 281-317 cá thể trong phạm vi khoảng 5.000 km2 ở miền Bắc Việt Nam. Các cuộc điều tra gần đây chỉ ra rằng loài này đã bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng quần thể và cá thế. Trong hơn một thập kỷ vừa qua, tám đến chín tiểu quần thể đã bị diệt vong. Tổng số cá thể của loài trước cuộc điều tra này được ước lượng trong tài liệu của Nadler và Brockman (2014).
Theo Quốc Chiến (Người lao động)
Cán bộ bảo vệ rừng bị giết: Gần 100 đối tượng truy sát
Gần 100 đối tượng có hung khí đã bao vây, truy sát lực lượng quản lý, bảo vệ rừng chém chết tại chỗ ông Nguyễn Ái Tĩnh, cán bộ Ban Quản lý rừng Nam Ban, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), anh Tân Khoa và anh Trần Vũ Hiệp bị thương nặng được lực lượng công an giải cứu chuyển tới bệnh viện cấp cứu.
Anh Khoa đang được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng
Ngày 9-8, đại diện Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết đã cử gần 100 cán bộ xuống hiện trường tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương sàng lọc, khoanh vùng các đối tượng có liên quan để điều tra, làm rõ vụ truy sát kinh hoàng trên.
Sáng cùng ngày, tại khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng, anh Trần Vũ Hiệp, Phó Ban Lâm nghiệp xã Phi Tô, huyện Lâm Hà - là người bị thương nhẹ nhất - vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại vụ việc. Theo đó, vào khoảng 11 giờ ngày 8-8, Ban Lâm nghiệp xã Phi Tô nhận được thông tin tại tiểu khu 243 đang có một số người dân thuộc đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên lấn chiếm đất rừng nhằm mục đích canh tác nông nghiệp nên đã trình báo với Ban quản lý rừng Nam Ban cùng các đơn vị liên quan.
Trước tình hình đó, Công an xã Phi Tô đã điều động 6 công an viên, 3 dân quân cùng gần 10 cán bộ quản lý, bảo vệ rừng phối hợp tới kiểm tra hiện trường. Tới nơi, lực lượng chức năng phát hiện một số người dân đang dọn dẹp cỏ để làm rẫy trên đất rừng, trong đó có một hộ lấn vào vị trí rừng thông mới trồng 1 năm khoảng vài trăm mét vuông.
"Lực lượng bảo vệ rừng mời hộ này về trạm để làm giấy cam đoan không lấn chiếm đất rừng để canh tác nông nghiệp. Tại đây, một người phụ nữ bỏ ra ngoài gọi điện cho ai đó. Khi lực lượng bảo vệ rừng rời trạm được 2 km thì bị khoảng 100 người cầm theo rất nhiều hung khí chặn đường" - anh Hiệp kể.
Anh Trần Vũ Hiệp, được vợ chăm sóc tại Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng
Biết không thể đối đầu hay giải thích với những người quá khích này, lực lượng chức năng buộc phải quay đầu xe trở lại bỏ chạy về trạm quản lý, bảo vệ rừng thuộc tiểu khu 243, xã Phi Tô. Lực lượng chức năng tiếp tục bị nhóm người quá khích truy đuổi và chặn lại tại khu vực thôn Buôn Chuối, xã Mê Linh (Lâm Hà).
"Hàng chục đối tượng có hung khí (dao phát, kiếm, mã tấu..) lao vào tấn công dữ dội lực lượng bảo vệ rừng. Hậu quả làm ông Nguyễn Ái Tĩnh, cán bộ Ban quản lý Nam Ban bị chém một nhát trúng cổ tử vong tại chỗ. Anh Tân Khoa, cán bộ Ban quản lý rừng Nam Ban bị chém vào đầu nằm gục xuống đất bất tỉnh. Riêng tôi, bị một đối tượng dùng mã tấu chém thẳng vào đầu, vỡ nát mũ bảo hiểm, chấn thương ở gần đỉnh đầu. Rất may là đầu đội mũ bảo hiểm chứ không cũng chết rồi!".
Nhận được thông tin, Công an huyện Lâm Hà đã khẩn trương điều động cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường nhằm giải cứu cho lực lượng bảo vệ rừng và đưa người bị thương đi cấp cứu. Tuy nhiên, những người dân quá khích tại thôn Hang Hót, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà tiếp tục kéo tới bao vây, đập phá xe của lực lượng CSGT. Sau khi được lực lượng công an giải thích, biết có một người đã bị chém chết, nhóm người này tự động giải tán.
Thông tin mới nhất từ khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, nạn nhân Khoa nhập viện cấp cứu trong tình trạng chấn thương sọ não, tụ máu não. Trên đầu có một vết thương dài 7 cm. Riêng anh Hiệp bị khâu 5 mũi trên đầu do bị các đối tượng dùng mã tấu chém, hiện sức khỏe đã dần ổn định nhưng vẫn đang được các bác sĩ theo dõi. Trong tối ngày 8-8, Công an huyện Lâm Hà và các phòng chức năng Công an tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường để phục vụ công tác điều tra.
Theo Đình Thi (Người lao động)
Người Việt đóng BHXH cao nhất khu vực: Bảo hiểm nói gì? Mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của người dân và doanh nghiệp (DN) Việt đang cao nhất khu vực ASEAN, trong khi cuộc sống người lao động còn khó khăn, DN chưa thoát khỏi nguy cơ phá sản. Vậy cơ quan bảo hiểm và cơ quan quản lý nói gì về điều này. Có thể giảm mức thu BHXH từ doanh nghiệp,...