Phát hiện quân cờ vua lâu đời nhất
Các nhà khảo cổ phát hiện quân cờ vua lâu đời nhất thế giới làm bằng đá sa thạch [đá do cát kết lại] có niên đại cách đây khoảng 1.300 năm tại khu vực Humayma, miền Nam Jordan.
Quân cờ vua (bên phải) được khai quật ở khu khảo cổ Humayma (bên trái). Ảnh: Science News.
“Mảnh đá có dạng hình hộp chữ nhật với hai mũi nhọn nhô lên ở trên đỉnh giống như cặp sừng được xác định là quân xe trên bàn cờ vua. Trước đây, người ta cũng tìm thấy những quân cờ tương tự tại các địa điểm khác của người Hồi giáo trong khu vực nhưng với độ tuổi nhỏ hơn”, John Oleson, nhà khảo cổ học tại Đại học Victoria (Canada), trình bày phân tích của mình tại cuộc họp thường niên của Trường Nghiên cứu Phương Đông Mỹ (ASOR) vào cuối tháng 11.
Bắt nguồn ở Ấn Độ cách đây ít nhất 1.400 năm, môn thể thao trí tuệ này đã từng góp phần giúp mọi người thuộc các tôn giáo và tầng lớp khác nhau xích lại gần nhau hơn. Các ghi chép lịch sử cho thấy, những trận đấu cờ thường xuyên diễn ra giữa người Hồi giáo và Kitô giáo, cũng như giữa người giàu và người nghèo.
Hình dạng đầu có hai mũi nhọn của quân xe khai quật ở Humayma tượng trưng cho những cỗ xe thường có hai con ngựa kéo vào thời cổ đại.
Quốc Hùng
Video đang HOT
Theo Khoa học và Phát triển
Top 10 khu lăng mộ cổ ấn tượng nhất hành tinh
Nhiều khu lăng mộ không thuần túy là nơi chôn cất người chết. Đó còn là những kiệt tác kiến trúc hoặc di tích ẩn chứa nhiều bí mật lịch sử.
Lăng mộ vua Agamemnon, còn được gọi là Kho bạc của Atreus được xây dựng khoảng năm 1250 TCN, được coi là công trình kiến trúc tiêu biểu của thời kỳ Mycenaean (khoảng 1600 TCN - 1100 TCN) thuộc nền văn minh Hy Lạp cổ. Đây cũng là một trong những ngôi mộ dạng tổ ong tốt nhất còn được bảo tồn trên thế giới.
Được mệnh danh là Đế chế của người chết, hầm mộ Paris là hệ thống đường hầm dài hàng trăm km2 dưới lòng thành phố Paris, nơi chứa xương cốt của 6 triệu người được chuyển đến từ các nghĩa trang quá tải của thành phố vào thế kỷ 18 - 19.
Đại kim tự tháp Giza (Kim tự tháp của vua Khufu) là kim tự tháp nổi tiếng nhất của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Kim tự tháp này có chiều cao khoảng 140m, được xây dựng làm nơi an nghỉ cuối cùng của Pharaoh Khufu khoảng năm 2560 TCN.
Ngôi mộ KV7 là bãi chôn lấp ban đầu của Ramses II (còn gọi là Ramses Đại đế), vị vua Ai Cập cổ đại trị vì từ 1279 đến 1213 TCN. Ngôi mộ rộng 8.800 m2 này được cho là đã từng chứa đựng những kho báu khổng lồ của người Ai Cập cổ đại.
"Hộp để hài cốt của James" là một hộp nhỏ có vẻ ngoài không mấy ấn tượng. Tuy nhiên, dòng chữ Aramaic trên hiện vật 2000 năm tuổi này ghi dòng chữ "James, con trai của Joseph, anh trai của Chúa Giêsu" đã khiến chiếc hộp có khả năng trở thành vật chứng đầu tiên được tìm thấy về sự tồn tại của Chúa Giêsu.
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng Hoàng (259 TCN - 210 TCN), vị hoàng đế đế đầu tiên của nước Trung Hoa thống nhất đã khiến nhân loại choáng ngợp bởi quy mô bề thế cùng đội quân đất nung có kích cỡ bằng người thật với số lượng lên đến hàng nghìn bức tượng.
Được coi là kỳ quan nổi tiếng nhất của Ấn Độ, lăng mộ Taj Mahal được Hoàng đế Mughal Shah Jahan xây cho người vợ Mumtaz như một tượng đài của tình yêu vĩnh cửu, sau khi bà qua đời vì sinh nở năm 1631.
Lăng mộ của Cyrus là một lăng mộ sáu bậc làm bằng đá vôi trắng, được cho là nơi an nghỉ cuối cùng của Cyrus Đại đế (559 - 530 TCN) ở thành phố Ba Tư cổ đại Pasargad. Theo sử sách, khi Alexander Đại đế chinh phục Ba Tư, ông đã khai quật khu mộ này và tìm thấy một quan tài bằng vàng ròng.
Nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem là một trong những nơi linh thiêng nhất của Kitô giáo. Theo truyền thuyết Kitô giáo, nhà thờ được xây dựng trên địa điểm Chúa Giêsu bị đóng đinh và được chôn cất sau đó.
Nhà nguyện Sedlec ở Kutna Hora, Cộng hòa Séc là nơi không dành cho người yếu tim khi toàn bộ nội thất ở nơi đây được chế tác từ xương cốt của khoảng 40.000 người. "Kiệt tác" rùng rợn này là sản phẩm của nhà điêu khắc thế kỷ 19 Frantiek Rint.
Theo Kiến thức
Phát hiện bức tường cổ bí ẩn dài hơn 100km ở Iran Ai là những người đã xây bức tường cực dài này? Làm thế nào để xây nó và nó có mục đích gì? Đó là những câu hỏi đang khiến các nhà khảo cổ học đau đầu. Các nhà khảo cổ đã xác định phần còn lại của một bức tường đá ở Iran kéo dài khoảng 71 dặm (115 km), nằm ở...