Phát hiện quả bom “khủng” bên bờ sông
Một quả bom nặng hơn 200kg sót lại sau chiến tranh vừa được người dân phát hiện bên bờ sông ở Quảng Trị.
Lực lượng chức năng đã tiến hành di dời quả bom này về khu vực tập kết để hủy nổ.
Ngày 20/6, Đội Xử lý bom mìn lưu động thuộc tổ chức PeaceTrees VietNam cho biết, nhân viên thuộc đơn vị vừa di chuyển an toàn một quả bom sót lại sau chiến tranh.
Quả bom được phát hiện bên bờ sông (Ảnh cơ quan chức năng cung cấp).
Quả bom này được người dân phát hiện ở khu vực bờ sông Cha Lỳ, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.
Video đang HOT
Qua quá trình kiểm tra, đây là bom MK-82, có đường kính hơn 270mm, chiều dài hơn 1,5m, trọng lượng hơn 200kg. Lực lượng chức năng xác định ngòi nổ đầu và ngòi nổ đuôi đã gãy, đủ điều kiện an toàn để di chuyển.
Lực lượng chức năng di dời quả bom đến nơi tập kết để hủy nổ (Ảnh: Cơ quan chức năng cung cấp).
Đội xử lý bom mìn lưu động đã nhanh chóng khoanh vùng và thông báo chính quyền địa phương để tiến hành xử lý.
Hiện quả bom đã được di chuyển về nơi tập kết để tiến hành hủy nổ, đảm bảo an toàn cho người dân.
Huy động hơn 17.400 tỷ đồng chống sạt lở bờ biển, bờ sông
Giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch huy động nguồn lực đầu tư 200 công trình phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông trên địa bàn; trong đó phòng, chống sạt lở bờ biển 18 công trình, bờ sông 182 công trình, với tổng nhu cầu vốn hơn 17.400 tỷ đồng.
Kè chống sạt lở bờ biển khu vực Mũi Rãnh, huyện An Biên (Kiên Giang) đã xây dựng hoàn thành.
Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh triển khai thực hiện 18 công trình kè phòng, chống sạt lở bờ biển, tổng chiều dài hơn 71 km, kinh phí 2.450 tỷ đồng và 72 công trình kè bờ sông, tổng chiều dài trên 480 km, kinh phí 7.958 tỷ đồng.
Tiếp đến, giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh tiếp tục thực hiện 110 công trình kè phòng, chống sạt lở bờ sông, tổng chiều dài hơn 586 km, kinh phí khoảng 6.937 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh nhấn mạnh, tỉnh chủ động quản lý, phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông, tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven biển, ven sông. Từ đó, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng, an toàn tính mạng, tài sản và sản xuất của nhân dân.
Về triển khai phòng, chống sạt lở, tỉnh đã thực hiện đồng bộ, xử lý cấp bách trước mắt và căn cơ lâu dài, kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, không làm tăng nguy cơ sạt lở gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, phòng hộ ven biển, tạo sinh kế cho người dân.
Tỉnh phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, khu dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng quan trọng, chống suy thoái rừng phòng hộ ven biển tại những khu vực xói lở nghiêm trọng không thể phục hồi.
Ngành chức năng tỉnh phối hợp với các địa phương tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông nhằm giảm nguy cơ sạt lở, rủi ro, thiệt hại do sạt lở. Ngành chức năng điều tra cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến sạt lở bờ biển, bờ sông trên địa bàn tỉnh, đồng thời tăng cường quản lý chặt chẽ các hoạt động ven sông, ven biển ảnh hưởng đến sạt lở.
Ngành chức năng thực hiện quan trắc, dự báo, kịp thời cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ biển, bờ sông, ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực để phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông; xây dựng công trình tại các khu vực trọng điểm để phòng, chống sạt lở, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản nhân dân và công trình hạ tầng thiết yếu.
Theo lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, giải pháp cấp bách trước mắt tổ chức cắm biển cảnh báo tại những khu vực bị sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở; kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác đất, cát trên sông và vùng ven biển, đảo, khắc phục tình trạng mất cân bằng bùn cát để hạn chế nguy cơ sạt lở.
Tỉnh chỉ đạo các địa phương tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi khu vực bờ biển, bờ sông bị sạt lở, bố trí tái định cư theo các hình thức tái định cư xen ghép hoặc xây dựng khu tái định cư tập trung phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Tỉnh tập trung xây dựng các công trình khắc phục sự cố sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng ven sông, ven biển và rừng phòng hộ ven biển, nhất là rừng ngập mặn bảo vệ trực tiếp đê biển.
Cùng đó, bên cạnh diện tích rừng ngập mặn được trồng mới và phục hồi thuộc các dự án xây dựng kè phá sóng, gây bồi, tạo bãi ven biển Tây, tỉnh Kiên Giang đã và đang triển khai thực hiện trồng rừng trong các dự án xây dựng kè hơn 644 ha.
Ban Quản lý rừng Kiên Giang dự kiến kế hoạch trồng rừng bãi bồi rừng phòng hộ ven biển, bảo vệ cây mới trồng giai đoạn 2022 - 2025 trong kè phá sóng, gây bồi, tạo bãi diện tích 63 ha rừng hỗn giao với cây mắm, bần... ở bãi bồi ven biển huyện An Biên với kinh phí đầu tư hơn 20 tỷ đồng.
Công nhân hoảng hốt bỏ chạy khi đào trúng bom "khủng" Trong lúc đang đào đất, công nhân lái máy xúc bất ngờ va vào một vật thể kim loại, qua kiểm tra mới tá hỏa phát hiện đó là một quả bom còn sót lại sau chiến tranh. Ngày 3/3, nhóm cố vấn bom mìn (MAG) cho biết, thực hiện yêu cầu từ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, đội rà...