Phát hiện quả bom 250kg tại Pháp, 3000 người phải sơ tán
Quả bom nặng 250kg, chứa khoảng 70kg thuốc nổ, trước đó được tìm thấy ở gần tòa thị chính của thành phố Rennes miền Tây nước Pháp.
Khoảng 3.000 người buộc phải sơ tán khỏi nhà tại trung thâm thành phố Rennes, Pháp khi các chuyên gia rà phá bom mìn tháo ngòi nổ của một quả bom lớn do Anh sản xuất còn sót lại từ thời Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Quả bom nặng 250kg được phát hiện tại Pháp (Ảnh Twitter)
Quả bom nặng 250kg, chứa khoảng 70kg thuốc nổ, trước đó được tìm thấy ở gần tòa thị chính của thành phố trong quá trình xây dựng một đường tàu điện ngầm mới ở Rennes, vốn là thành phố trung tâm của khu vực Brittany miền Tây nước Pháp
Cảnh sát đã ra lệnh sơ tán tất cả các nhà dân, doanh nghiệp trong vòng bán kính 270km để tiến hành vô hiệu hóa quả bom này. Phải mất đến 2 giờ đồng hồ để các chuyên gia tháo được ngòi nổ của quả bom này. Theo các chuyên gia, việc vô hiệu hóa quả bom là rất khó bởi nó đã quá cũ và hình dạng không còn tốt.
Video đang HOT
Trước đó, hồi năm 2010, một quả bom khác do Anh chế tạo cũng đã được tìm thấy tại Rennes trong lúc xây dựng cơ sở y tế tại trung tâm thành phố này.
Theo Phương Anh
VOV
"Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất"
"Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914-1918)" là tên cuộc triển lãm ảnh do Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF) tổ chức tại trụ sở của Hội tại Paris từ ngày 19/11 đến ngày 30/12.
Pano giới thiệu Triển lãm ảnh về Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất tại Pháp
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, hơn 100 bức ảnh tư liệu được khai thác từ Kho Hình ảnh tư liệu quân sự được lưu giữ tại Thư viện Tài liệu đương đại quốc tế của Pháp đã cho thấy điều kiện sống và làm việc của những người Việt Nam đầu tiên bị Chính phủ bảo hộ Pháp đưa sang "mẫu quốc" trong những năm đầu thế kỷ XX để phục vụ chiến tranh.
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc triển lãm, đại diện ban lãnh đạo UGVF cho biết cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Pháp là một cộng đồng có truyền thống lâu đời nhất. Năm nay, nước Pháp kỷ niệm 100 năm Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Đây là dịp để UGVF tổ chức hoạt động tưởng nhớ những người Việt Nam bị chính quyền thực dân đưa sang Pháp để phục vụ chiến tranh, nhưng thường bị lãng quên trong các lễ kỷ niệm tại Pháp.
Nhà sử học Pierre Brocheux giới thiệu bối cảnh lịch sử khi người Việt Nam bị trưng dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất
Nhân dịp này, nhà sử học Pierre Brocheux đã giới thiệu bối cảnh lịch sử khi gần 100.000 người Việt Nam được tuyển dụng và đưa sang Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Theo ông, những người này vừa là "thợ" vừa là "lính", làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực như hậu cần, chế tạo vũ khí và quân dụng, thu dọn chiến trường, vận chuyển thương binh và trực tiếp tham gia chiến đấu. Cụ thể, 4 tiểu đoàn chiến đấu lính thuộc địa Đông Dương đã được thành lập, trong đó 2 tiểu đoàn chiến đấu chống lại quân Đức trên các chiến trường ở Đông Bắc nước Pháp, 2 tiểu đoàn còn lại chiến đấu ở mặt trận phía Đông bao gồm Hy Lạp, Macedonia chống lại các đạo quân đến từ Áo, Bulgaria và Albania. 15 tiểu đoàn khác cũng được hình thành để làm công tác hỗ trợ hậu cần cho quân đội. Họ là những người thợ được đưa đến làm việc tại các kho vũ khí, xưởng thuốc súng và các xưởng quân giới khác thay thế những người Pháp phải ra chiến trường.
Bạn bè Pháp và kiều bào chăm chú xem các bức ảnh tư liệu
Theo các tài liệu lưu trữ, gần 100.000 người xuất thân chủ yếu từ các vùng quê nghèo của Việt Nam được huy động cho các cuộc chiến tranh của Pháp trên tổng số 340.000 lính thuộc địa đến từ châu Phi và Đông Dương là một một tỷ lệ khá lớn. Ngoài ra, Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan Pháp cho chi phí chiến tranh của Pháp. Bên cạnh đó, hàng chục tấn vũ khí và hàng hóa các loại cũng được chuyển từ Đông Dương thuộc địa nhằm cung ứng cho chiến trường tại Pháp. Đối với những người lao động Việt Nam, hành trình di chuyển cực khổ đã làm cho một số người chết vì bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp. Khi đến Pháp, họ phải làm những công việc nặng nhọc và độc hại. Nhiều người trong số họ đã sớm nhận thức được sự phi nghĩa khi nước Pháp bắt người dân các nước thuộc địa phải đổ máu và chi tiền cho cuộc chiến tranh của họ.
Ảnh tư liệu về những người lính thợ Việt Nam được khai thác từ Thư viện tư liệu quốc tế đương đại của Pháp
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, nhà nghiên cứu Franois Triệu, người đã dành 4 tháng để nghiên cứu và tập hợp các bức ảnh tư liệu cho biết, đối với ông, một người Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Pháp, triển lãm này là một "nghĩa vụ tinh thần" nhằm thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn với những hy sinh của lớp người đi trước. Đồng thời, nó cũng cho người Pháp và người Việt Nam tại Pháp thấy được một phần trang sử đã qua, để hiểu và trân trọng những gì có được ngày nay.
Tin, ảnh theo: Bích Hà (P/v TTXVN tại Paris)
Tin tức
Kế hoạch châm ngòi Thế chiến 3 Thủ tướng Anh Winston Churchill từng mưu tính cùng Mỹ tấn công Liên Xô vào cuối Thế chiến 2 với kế hoạch mang mật danh Chiến dịch không tưởng. Từ trái sang: Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt và lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin tại Hội nghị Yalta tháng 2.1945 - Ảnh: History.com Giữa lúc phương Tây và...