Phát hiện phương pháp can thiệp sớm giúp cơ thể miễn nhiễm với viêm phổi
Một nghiên cứu được thử nghiệm trên chuột của Đại học Y khoa Washington (Mỹ) đã phát hiện thuốc GM-CSF dưới dạng hít có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng phổi, những bệnh thường mắc phải ở trẻ sinh non với tỷ lệ tử vong cao.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Science Advances. (Nguồn: Vinmec)
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên những con chuột bị khiếm khuyết gien khiến các đại thực bào ở phổi của chúng phát triển không bình thường. Những con chuột mới sinh này được xông GM-CSF 24 giờ đầu tiên sau khi sinh ra. Số đại thực bào ở phổi của chúng tăng lên ngay lập tức và có những tế bào sống rất lâu. Những con chuột này miễn nhiễm với bệnh viêm phổi ngay cả khi trưởng thành.
Video đang HOT
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang thử tiêm GM-CSF vào tĩnh mạch hoặc dưới da của một số trẻ sinh non. Ông Celeste Morley, Phó Giáo sư về Nhi khoa, nghiên cứu về bệnh học và miễn dịch, cũng là một trong số tác giả nghiên cứu trên cho biết, khi đưa GM-CSF vào cơ thể bằng cách này, nó sẽ huy động những bạch cầu trung tính, một tế bào miễn dịch khác cũng đóng vai trò rất quan trọng để chống lại những bệnh nhiễm trùng nói chung, nhưng không phải là loại tế bào miễn dịch thiết yếu ở phổi.
Ông Morley giải thích, việc tiêm GM-CSF không làm giảm nguy cơ mắc viêm phổi. Theo ông, điểm khác biệt trong nghiên cứu của họ là đưa thuốc trực tiếp đến phổi thông qua đường thở, dẫn đến sự phát triển của các đại thực bào ở phổi thay vì bạch cầu trung tính. Từ đó, các nhà nghiên cứu kết luận biện pháp này có tác dụng lâu dài giúp cơ thể miễn nhiễm với viêm phổi.
“Điểm mấu chốt ở phương pháp điều trị này là thuốc được đưa vào cơ thể trong ngày đầu tiên sau khi sinh. Những đại thực bào được biệt hóa này chỉ sinh ra trong vài ngày đầu sau khi sinh. Sau khi các đại thực bào qua giai đoạn trưởng thành, các bác sĩ sẽ mất cơ hội để thực hiện biện pháp can thiệp”, ông Morley nhấn mạnh.
Thuốc GM-CSF đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) thông qua và đang được sử dụng an toàn trong những thí nghiệm lâm sàng ở trẻ sinh thiếu tháng.
Theo TTXVN
Nguy cơ mắc bệnh tim ở trẻ sinh nhẹ cân
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Developmental Origins of Health & Disease cho thấy những trẻ chào đời bị nhẹ cân dễ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau.
Một trẻ sinh non nhẹ cân - Ảnh minh họa: Nguyên Mi
Đánh giá dữ liệu của 20.000 học sinh lớp 5, các nhà khoa học thuộc Đại học Tây Virginia (Mỹ) nhận thấy những trẻ có cân nặng thấp lúc chào đời, khi lên lớp 5 có thể biểu hiện các yếu tố nguy cơ tim mạch.
"Cân nặng thấp khi sinh có liên quan đến mức cholesterol "xấu" cao hơn và mức cholesterol "tốt" thấp hơn", trưởng nhóm nghiên cứu Amna Umer cho hay. Ngoài ra, trẻ có cân nặng ở mức thấp khi chào đời có hàm lượng chất béo triglyceride cao hơn. Những yếu tố trên làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên, xơ vữa động mạch và các rối loạn khác.
"Cân nặng thấp lúc chào đời không chỉ xảy ra tự phát. Đó là dấu hiệu của sự phát triển chậm ngay trong bụng mẹ. Vì vậy, tôi nghĩ rằng có cơ hội can thiệp trong thai kỳ để giảm các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi", chuyên gia Christa Lilly thuộc Đại học Tây Virginia nhận định.
Theo thanhnien
Thóp của trẻ sơ sinh: Khi nào là bất thường và cha mẹ cần lo lắng Tuy chỉ là một phần nhỏ trên đầu nhưng phần thóp của trẻ sơ sinh lại khiến các mẹ hết sức lưu tâm, thậm chí lo lắng. Thóp đầu là một phần mềm trên đầu trẻ sơ sinh có thể nhìn thấy được từ lúc bé ra đời cho đến khi được một vài tháng tuổi. Nếu nhìn kỹ thì nó thường ở...