Phát hiện phóng xạ Nhật ngoài khơi bờ tây của Mỹ
Phóng xạ iot được tìm thấy trong đám tảo bẹ ở ngoài khơi bờ biển tây của nước Mỹ, hơn 1 năm sau thảm họa động đất/sóng thần Nhật Bản, gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử sau thảm họa Chernobyl.
Kiểm tra độ phóng xạ tại thành phố Koriyama, cách nhà máy hạt nhân 60km về phía tây, vài ngày sau thảm họa động đất/sóng thần/hạt nhân.
Phóng xạ iot 131, được mang trong không khí, đã lan tỏa khắp Thái Bình Dương trong vòng vài ngày sau thảm họa sóng thần 11/3/2011, mặc dù với lượng nhỏ.
Nhưng các nhà sinh vật học hải dương ở Đại học bang California, Loang Beach (CSULB) đã phát hiện chất đồng vị phóng xạ trong đám tảo bẹ. Tảo bẹ biển là “một trong những loài thực vật tích trữ iot mạnh nhất” trong vòng 1 tháng sau thảm họa.
“Chúng tôi đã đo được một lượng khá lớn phóng xạ iot trong mô của đám tảo bẹ Macrocystis, mặc dù hầu hết là chưa ở mức gây nguy hại tới sức khỏe”, Steven L. Manley, một trong những tác giả nghiên cứu cho biết.
Video đang HOT
“Mặc dù lượng phóng xạ có thể không ảnh hưởng tới con người, bởi hàm lượng thấp. Song nó có thể ảnh hưởng tới một số loài cá ăn tảo bởi cá có hệ tuyến giáp hấp thụ iot.”
Nghiên cứu về tác động của phóng xạ iot 131 từ nhà máy điện hạt nhân Nhật đối với tảo bẹ Macrocystis đã được đăng tải trên ấn phẩm mạng của tạp chí Khoa học và Công nghệ môi trường của Mỹ.
Sau thảm họa sóng thần/động đất cướp đi sinh mạng của hơn 19.000 người, nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, cách đông bắc Tokyo 220km, đã hứng chịu nhiều vụ nổ và thanh nhiên liệu trong các lò phản ứng đã bị nóng chảy. Phóng xạ đã lan sang cả một vùng rộng lớn và tìm đường tới cả biển, lẫn trong không khí và thực phẩm trong nhiều tuần và nhiều tháng sau đó.
Hàng chục ngàn người đã phải sơ tán khỏi khu vực quanh nhà máy và hiện vùng này vẫn bị ô nhiễm phóng xạ nặng. Công cuộc dọn dẹp, làm sạch đang diễn ra với tốc độ chậm, trong khi có cảnh báo một số thành phố có thể phải bỏ hoang trong 3 thập niên.
Theo Dân Trí
Người Nhật còn sợ nhiễm xạ
Cuộc sống ở Nhật đã trở lại bình thường nhưng nhiều người dân nước này vẫn luôn lo lắng bị nhiễm xạ
Gần 10 tháng sau thảm họa hạt nhân ở Nhật, cuộc sống tại thủ đô Tokyo đã trở lại bình thường với nhịp độ ổn định hơn mong đợi. Ký ức về ngày tháng xảy ra động đất và sóng thần, rồi thảm họa hạt nhân ngày 11-3-2011, đã phai nhòa dần. Thế nhưng, mặc dù nỗi kinh hoàng đã lu mờ đi, mọi sự sẽ không bao giờ dễ dàng quên được đối với nhiều người Nhật, đặc biệt là những phụ nữ có gia đình.
Cho đến nay, nhiều người dân Nhật Bản vẫn không thể quên được sự kiện tai nạn hạt nhân đã làm cho các phần tử phóng xạ nhiễm vào bầu khí quyển, thấm vào đất, ngấm vào nước. Trong khi tỉnh Fukushima ở miền Đông Bắc bị thiệt hại nặng nề nhất, các điểm nóng phóng xạ vẫn tiếp tục lan ra các khu vực cách xa nơi xảy ra tai nạn. Điểm nóng mới được phát hiện là một ngôi trường chỉ cách Tokyo vài phút chạy xe.
Người Nhật vẫn lo lắng về mức độ nhiễm xạ trong thực phẩm. Ảnh: NPR
Theo trang web NPR, người Nhật hoàn toàn không thể phán đoán xem thứ gì an toàn để có thể tiêu thụ. Tại các siêu thị ở Tokyo, cách thức mua sắm quen thuộc đã thay đổi mạnh. Thay vì chỉ gõ nhẹ vào trái cây hoặc kiểm tra các vết đốm trên đó như trước đây, bây giờ người ta xem xét kỹ lưỡng nơi xuất xứ của món hàng.
Nhãn hiệu "Made in Japan" (sản xuất tại Nhật) đã từng là một chuẩn mực vàng nhưng lúc này thực phẩm nội địa lại bị chính người tiêu dùng Nhật nghi ngờ. Thậm chí, người đi mua sắm còn có tâm lý tìm các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc càng xa tỉnh Fukushima càng tốt.
Mùa xuân năm nay, Chính phủ Nhật dự kiến thắt chặt chuẩn mực phóng xạ trong thực phẩm. Thế nhưng, mọi sự tín nhiệm mà chính phủ nước này từng có được đã bị xóa mờ do cách xử trí sự cố hạt nhân. Hiện nay, một số bà nội trợ chỉ nấu nướng bằng nước đóng chai và các chất liệu có nguồn gốc tại các khu vực xa ở Nhật hoặc ở nước ngoài.
Trong khi nhiều người còn hoảng sợ, một số lại trở nên hoang tưởng. Kaori Umezu là một trường hợp điển hình. Kể từ ngày 11-3-2011, cô đã trở thành một người sống ẩn dật thực sự khi chỉ rời khỏi nhà để đi làm. Umezu nói: "Hầu hết bạn bè hoặc đồng nghiệp đều nhìn tôi như một kẻ lập dị. Một số người thậm chí cho rằng tôi khùng hoặc quá nhạy cảm".
Kohei, chàng trai 18 tuổi, cũng có một cái nhìn rất bi quan sau khi cậu và các bạn cùng lớp suýt bị các bức tường phòng tập thể dục thể thao đè bẹp dù họ ở cách xa nơi xảy ra động đất đến 120 km. Kohei nói rằng khi đối mặt với cái chết hôm ấy, một điều gì đó bên trong con người cậu đã thay đổi mãi mãi. Kohei bây giờ trở nên nhẫn nhục và tin vào số phận hơn.
Không rời bỏ đất nước
Hoảng sợ và hoang mang nhưng người dân Nhật vẫn không hề có ý định rời bỏ đất nước mình. Bà Yoko Okazaki, 50 tuổi, làm công việc phiên dịch, tâm sự: "Chúng tôi đã sinh sống ở đây nhiều năm trời và có công ăn việc làm. Chúng tôi đã xây dựng cuộc sống ở Tokyo hoặc bất cứ nơi nào khác trên đất nước Nhật Bản. Chúng tôi không thể rời bỏ chốn này, trừ phi có một chuyện gì đó thực sự tồi tệ xảy ra. Còn bây giờ, chúng tôi phải sống một cuộc sống bình thường".
Theo Người Lao Động
Vùng cấm quanh Fukushima mở cửa đón dân Nhật Bản vừa lần đầu tiên xóa bỏ giới hạn vùng cấm quanh nhà máy hạt nhân Fukushima kể từ sau thảm họa kép cách đây một năm, cho phép hàng nghìn người dân về thăm nhà cũ và tái định cư. Người dân xuống xe buýt sau chuyến thăm ngắn về thị trấn Kawauchi, tỉnh Fukushima hồi tháng 5/2011. Ảnh: AP AP...