Phát hiện ‘phiên bản địa ngục’ của trái đất
Một ngoại hành tinh thuộc nhóm ‘kích cỡ trái đất’, nhưng được mô tả là khó thở hơn cả… địa ngục vừa được xác định.
Nhóm khoa học gia từ NASA, Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian (Mỹ) và một số đơn vị nghiên cứu khác đã vén màn bí ẩn xung quanh LHS 3344b, một ngoại hành tinh thuộc nhóm ‘kích cỡ trái đất’ quay quanh một sao lùn đỏ cách chúng ta chỉ 48,6 năm ánh sáng.
Những hành tinh kích cỡ trái đất luôn là đối tượng được giới thiên văn săn lùng bởi kích cỡ phù hợp là một trong các điều kiện đầu tiên để chúng ta có thể hy vọng nó thích hợp với sự sống ngoài trái đất.
Nhưng không may, LHS 3344b chỉ là một ‘phiên bản địa ngục’ của hành tinh xanh chúng ta đang ở.
LHS 3344b, ‘phiên bản địa ngục’ của trái đất – ảnh đồ họa từ NASA
Kết hợp dữ liệu bởi từ Vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh TESS và Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA, các nhà khoa học đã ‘nhìn’ sâu vào thế giới bí ẩn của LHS 3344b. Nó quay cực gần ngôi sao mẹ, khiến 1 năm ở đó chỉ dài bằng 11 ngày trái đất.
Không chỉ vậy, đây là một thiên thể bị ‘khóa’, luôn chỉ hướng một mặt về sao mẹ (như cách mặt trăng luôn chỉ hướng 1 mặt về phía trái đất).
Dù sao lùn đỏ nguội hơn mặt trời rất nhiều nhưng với khoảng cách và tình trạng bị khóa, mặt đối diện sao mẹ của hành tinh có nhiệt độ lên tới 770 độ C và tỏa ra rất nhiều ánh sáng hồng ngoại.
Dữ liệu mới cũng cung cấp manh mối về bầu khí quyển của hành tinh: không khác gì mấy so với mặt trăng và Sao Thủy của Hệ Mặt trời, là 2 thiên thể hầu như không có bầu khí quyển.
Hành tinh cũng có nhiệt độ chênh lệch ghê gớm giữa nửa ban ngày (mặt luôn quay về phía sao mẹ) và nửa ban đêm (mặt tối).
Theo nhà khoa học về ngoại hành tinh Renyu Hu (Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA), thành viên nhóm nghiên cứu, bề mặt hành tinh này được bao phủ bởi bazan, một loại vật liệu núi lửa đã được làm mát, cho thấy nó có thể đã trải qua một thời kỳ dữ dội của những núi lửa cổ đại.
Nhóm nghiên cứu cho rằng có thể mô tả LHS 3344b là một nơi ‘giống thế giới của Hades nhưng khó thở hơn một chút’! Hades chính là tên vị thần cai quản… địa ngục trong thần thoại Hy Lạp.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature.
A. Thư
Theo Universe Today
Những hành tinh chết có thể đang phát tín hiệu ngoài không gian
Các nhà khoa học cho biết, các hành tinh chết có thể đang gửi đi những tín hiệu mà chúng ta có thể thu được trên Trái đất.
Nghiên cứu có thể giúp tiết lộ tương lai của hệ mặt trời.
Các nhà khoa học hi vọng rằng có thể lắng nghe chúng, khao khát tìm thấy lõi của các hành tinh và tìm hiểu thêm về vũ trụ bao la.
Các nhà nghiên cứu đã từng thấy các hành tinh quay quanh những ngôi sao đã phá hủy chúng: " Khi mặt trời đốt cháy tất cả nhiên liệu của nó và bong lớp vỏ bên ngoài, nó sẽ phá hủy các vật thể gần đó và đốt cháy các lớp bên ngoài của chúng.
Các lõi hành tinh còn sót lại có thể được nhìn thấy trong vũ trụ và tồn tại đủ lâu để có thể được phát hiện từ Trái đất.
Kỹ thuật được sử dụng để quan sát các hành tinh này dựa trên một kỹ thuật tương tự mà các nhà nghiên cứu đã sử dụng để tìm ra hành tinh ngoài Trái Đất được xác nhận đầu tiên. Để tìm kiếm ra một hành tinh, các nhà khoa học tìm kiếm các sóng vô tuyến được ngôi sao của nó phát ra và hy vọng họ có thể nhìn thấy các sao lùn trắng bằng cách theo dõi các xung năng lượng tương tự.
Một sao lùn trắng và lõi hành tinh bị tước vỏ của nó có thể cùng nhau tạo ra một mạch điện. Chúng giúp khuếch đại và phát tín hiệu trong không gian, đồng nghĩa với việc nó có thể được phát hiện bởi các kính viễn vọng vô tuyến trên Trái đất.
Các nhà khoa học cần phải nghiên cứu nhiều hơn để tìm hiểu khoảng thời gian các lõi có thể tồn tại sau khi chúng bị tách bỏ lớp ngoài cùng và liệu chúng có tiếp tục phát sóng trong không gian hay không. Họ phát hiện ra rằng những lõi đó có thể tồn tại lên tới một tỷ năm, có nghĩa là các tín hiệu có thể tồn tại đủ lâu để có thể phát hiện ra chúng từ Trái đất.
Các nhà nghiên cứu đều hi vọng rằng các đài quan sát của mình có thể sớm tìm thấy các ứng cử viên tiềm năng và phát hiện ra các thông điệp.
Tiến sĩ Dimitri Veras từ Đại học Warwick cho biết: "Có một điểm thuận lợi để phát hiện các lõi hành tinh này: một lõi quá gần sao lùn trắng sẽ bị phá hủy bởi lực thủy triều và một lõi quá xa sẽ không thể phát hiện ra được. Ngoài ra, nếu từ trường quá mạnh, nó sẽ đẩy lõi vào sao lùn trắng và phá hủy nó. Do đó, chúng ta chỉ nên tìm kiếm các hành tinh xung quanh những sao lùn trắng có từ trường yếu hơn ở khoảng cách giữa khoảng 3 bán kính mặt trời và Khoảng cách Sao Thủy-Mặt Trời. Chưa từng có ai tìm thấy lõi trần của một hành tinh lớn hay chỉ thông qua giám sát các tín hiệu từ tính hoặc một hành tinh lớn quay quanh sao lùn trắng. Do đó, sự khám phá ở đây sẽ đại diện cho "những lần đầu tiên" theo ba nghĩa khác nhau đối với hệ thống hành tinh. "
Nghiên cứu có thể giúp tiết lộ tương lai của hệ mặt trời.
Alexander Wolszczan từ Đại học bang Pennsylvania cho hay "Chúng tôi sẽ sử dụng kết quả của công việc này làm hướng dẫn cho các thiết kế máy dò sóng vô tuyến cho lõi hành tinh xung quanh sao lùn trắng. Với các bằng chứng hiện có cho thấy sự hiện diện của các mảnh vụn hành tinh xung quanh nhiều trong số chúng, chúng tôi nghĩ rằng cơ hội cho những khám phá thú vị của chúng tôi là khá có triển vọng."
Tiến sĩ Veras nói thêm: "Chỉ cần tìm ra được một lõi cũng sẽ giúp tiết lộ lịch sử của các hệ sao này, bởi vì để một lõi đạt đến giai đoạn đó, nó sẽ không còn bầu khí quyển và lớp phủ tại một số điểm và sau đó bị đẩy về phía sao lùn trắng. Một lõi như vậy cũng có thể cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về tương lai xa của chính chúng ta và về tương lai phát triển của hệ mặt trời."
Hoài Anh
Theo The Independent
Tiết lộ bất ngờ về hành tinh "địa ngục" Hành tinh "địa ngục" WASP-121b, được phát hiện bốn năm trước trong chòm sao Korma, hóa ra có hình dạng không phải là tương tự như quả bóng tròn, mà là giống quả trứng thuôn dài hoặc là quả bóng bầu dục khổng lồ. Hành tinh hình quả trứng WASP-121b. "Chúng tôi bắt đầu chú tâm quan sát hành tinh này vì bản...