Phát hiện phần mềm tự động gửi SMS chiếm đoạt tiền hãy báo cho Thanh tra Bộ TT&TT
Thanh tra Bộ TT&TT cho biết,nếu khách hàng phát hiện ra ứng dụng tự động gửi SMS đến đầu số dịch vụ giá trị gia tăng để chiếm đoạt tiền thì có thể báo cho Sở TT&TT hoặc Bộ TT&TT để có biện pháp xử lý.
Như ICTnews phản ánh, rất nhiều người sử dụng thiết bị di động trở thành nạn nhân của hiện tượng khi tải về các ứng dụng chạy trên Android mà không không biết rằng ứng dụng này ngầm gắn mã độc tự động gửi SMS đến đầu số dịch vụ gia tăng và trừ tiền từ 10.000 – 15.000 đồng của khách hàng.
Trao đổi với ICTnews, một chuyên gia trong lĩnh vực an ninh bảo mật, an toàn thông tin cho biết thực tế hiện tượng ứng dụng tự động trừ tiền xảy ra cách đây khá lâu chứ không phải là câu chuyện mới.
Điển hình như từ tháng 7/2012, một tổ chức quốc tế đã gửi thông báo cho cơ quan phụ trách an toàn thông tin của Việt Nam về việc phát hiện file chứa mã độc có tên Free- Sexy- Clip.jar được dùng làm công cụ để lừa đảo lấy tiền của người dùng thông qua đầu số 8×85. Chuyên gia bảo mật của Việt Nam đã phân tích chi tiết mã từ file Free_Sexy_Clip.jar thì thấy khi người dùng tải và cài chương trình vào thiết bị di động thì chương trình tự động gửi tin nhắn đến đầu số 8×85 với cú pháp: “RULE 23 Dang Ky Xem Clip 03 Ngay”, không có thông báo với người dùng về số lượng tin nhắn gửi đi và giá tiền cũng như đầu số. Thông báo về mã độc này đã được gửi tới cơ quan quản lý thuộc Bộ TT&TT xử lý.
Cho đến nay, hiện tượng lừa đảo lấy tiền của người dùng thiết bị di động vẫn phát triển mạnh mẽ. Những đường link được dùng làm “mồi” kích thích người dùng tải ứng dụng về thường có những từ khóa liên quan tới game, clip sex,…
Video đang HOT
Nạn nhân của việc ứng dụng ngầm trên thiết bị di động tự động trừ tiền sử dụng dịch vụ gia tăng qua các đầu số tin nhắn khó có thể lấy lại khoản tiền đã mất. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ở góc độ cơ quan quản lý, đại diện Thanh tra Bộ TT&TT thừa nhận dù đã tăng cường xử lý với nhiều hình thức như xử phạt, thu hồi đầu số, truy thu số tiền đã có được thông qua hình thức lừa đảo này,…, nhưng tình trạng lừa đảo nêu trên vẫn xảy ra khá phổ biến. Cách đây ít lâu, Thanh tra Bộ TT&TT đã quyết định xử phạt Công ty Hà Thành và đối tác hơn 1 tỷ đồng. Gần đây nhất, Công ty Cổ phần phần mềm Việt Quốc tế đã bị xử phạt và thu hồi đầu số 6×70 vì phát tán tin nhắn rác và các tin nhắn lừa đảo như “Thuê bao xxxx đã gia hạn thanh công dịch vụ tin tức hàng ngày X-11-2013. Giá cước 10.000đ/tuần. Để hủy dịch vụ, soạn tin HUY gửi đến 6670″.
Đại diện Thanh tra Bộ TT&TT cho biết: “Đối với mỗi người dân bị mất tiền vài chục nghìn hoặc vài trăm nghìn đồng, việc tìm ra đầu số lừa đảo là rất khó. Người dân phát hiện ra đầu số lừa đảo thì chỉ có thể báo cho Sở TT&TT hoặc Bộ TT&TT. Tuy nhiên, công tác thanh tra đối với lĩnh vực này vẫn còn có nhiều khó khăn, số lượng cán bộ có trình độ am hiểu về kỹ thuật, chuyên môn sâu về công nghệ, đặc biệt là về lĩnh vực này cũng không nhiều”.
“Nhiều khi truy tìm, phát hiện được số tiền thu nợ bất hợp pháp rồi, nhưng có 1 số trường hợp thuê bao đã rời mạng, việc hoàn tiền khá khó khăn. Mặt khác, số tiền thu lợi bất hợp pháp này được nhiều doanh nghiệp hợp tác cùng ăn chia, ví dụ doanh nghiệp di động, doanh nghiệp có đầu số, nhiều doanh nghiệp đối tác,… đã chia tiền rồi, sau này tính toán để thu hồi, hoàn tiền là tương đối phức tạp. Sắp tới, chức năng quản lý đầu số sẽ được đưa về Bộ TT&TT, khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm thì cơ quan quản lý Nhà nước có thể thu hồi đầu số, không phải qua công tác thanh tra, và việc xử lý sẽ nhanh chóng, kịp thời hơn”, đại diện Thanh tra Bộ TT&TT chia sẻ thêm.
Theo ITCNews
Mã độc rủ nhau "đổ bộ" sang Skype
Sau Shylock, các chuyên gia bảo mật lại tiếp tục phát hiện thêm 1 loạt các mã độc chuyển mục tiêu lây nhiễm sang Skype. Đây được xem là dấu hiệu cảnh báo về một cuộc "đổ bộ" trong tương lại của các loại mã độc sang ứng dụng VoIP và gửi tin nhắn tức thời phổ biến này.
Cảnh báo mới nhất vừa được các chuyên gia bảo mật của TrendMicro công bố. Theo đó, qua phân tích, TrendMicro phát hiện đến 2 cặp mã độc nhắm vào Skype.
Đầu tiên là Bublik - một loại mã độc hoạt động ngầm trên máy tính nạn nhân. Sau khi lây nhiễm, Bublikmở một kênh kết nối đến máy chủ điều khiển để nhận lệnh, giám sát hoạt động của người dùng trên trình duyệt web, thu thập các thông tin về ứng dụng, phần cứng, mạng,... của hệ thống bị nhiễm đồng thời tải về các cài đặt bổ sung. Trong phân tích của TrendMicro, Bublik đã tải về một sâu máy tính có tên Kepsy có nhiệm vụ xóa dấu vết, che mắt người dùng.
Mã độc thứ 2 được phát hiện có tên Phorpiex. Đây là loại mã độc chuyên lây lan qua các thiết bị lưu trữ di động và các phần mềm gửi tin nhắn tức thời. Theo TrendMicro, khi lây nhiễm, Phorpiexsẽ tự kết nối và đăng nhập vào một kênh trên máy chủ IRC để nhận lệnh điều khiển của kẻ tấn công. Ngoài ra, nó cũng tải thêm một số mã độc khác để tham gia kiểm soát hệ thống bị nhiễm.
Theo phân tích của TrendMicro, gần 84% máy tính bị nhiễm Phorpiex đến từ Nhật Bản.
Qua phân tích, TrendMicro phát hiện Phorpiex đã tải thêm một mã độc có tên Pesky có nhiệm vụ chèn thêm vào nội dung chat của người dùng Skype các liên kết đến địa chỉ có chứa mã độc.
Tuần trước, các chuyên gia bảo mật của CSIS (Đan Mạch) cũng đã cảnh báo về sự chuyển mục tiêu phát tán sang Skype của Shylock - virus chuyên đánh cắp thông tin ngân hàng. Trong lúc Microsoft đang loay hoay để chặn Shylock (Microsoft gọi là Backdoor:Win32/Capchaw.N) thì việc xuất hiện thêm 1 loạt mã độc mới nhắm mục tiêu vào Skype cho thấy nhiều khả năng sẽ có một cuộc "đổ bộ" thực sự của các loại mã độc sang nền tảng liên lạc mới này. Nhất là thời điểm Skype "nhậm chức" thay thế Messenger được Microsoft ấn định đang đến gần.
Theo Lao động
2 trường Đại học mở ngành thương mại điện tử Dự kiến năm 2013, Đại học Thương mại và trường Đại học Công nghiệp TP.HCM sẽ tiên phong triển khai đào tạo đại học chính quy ngành Thương mại điện tử (TMĐT). Từ trước tới nay, các trường đại học, cao đẳng mới chỉ đào tạo chuyên ngành TMĐT chứ chưa có ngành TMĐT. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Đây là một bước...