Phát hiện phân loài mới của loại vẹt nổi tiếng nhất nước Úc
Vẹt mào đen đuôi đỏ (Calyptorhynchus banksii) là một loài chim trong họ Cacatuidae. Đây là một loài chim biểu tượng của nước Úc.
Nhóm các chuyên gia nghiên cứu đến từ Viện bảo tàng Úc, Đại học Sydney, Đại học Edinburgh và Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO) mới đây đã phát hiện ra phân loại vẹt mới trong họ vẹt mào tại vùng Wheatbelt, phía Đông Perth, nước Úc.
Mặc dù các nhà khoa học đã biết đến sự hiện diện của các nhóm vẹt mào từ trước đó, nhưng vì có nhiều đặc điểm trùng khớp với giống vẹt sống cùng khu vực khiến họ bị nhầm lẫn.
Nghiên cứu di truyền đã chỉ ra loài vẹt mào đen đuôi đỏ Tây Úc có họ hàng gần với loài vẹt mào đen đuôi đỏ sống trong rừng (Calyptorhynchus banksii) hơn là các loài bản địa.
“Vì có cùng thói quen sinh hoạt như đều kiếm ăn trên mặt đất, sống trong cùng một điều kiện khí hậu khô cằn nên những loài vẹt này có nhiều điểm chung với nhau. Nhưng các chuyên gia nghiên cứu về loài gia cầm đã tìm ra những đặc điểm khác biệt về cơ thể, từ đó có thể sử dụng để phân biệt giữa các nhóm vẹt mào đen đuôi đỏ”, nhà nghiên cứu Kyle Ewart cho biết.
Video ghi lại hình ảnh của loài vẹt mào đen đuôi đỏ. Clip: Tim Siggs
Phân loại vẹt mới được phát hiện sẽ có tên khoa học là “Calyptorhynchus banksii escondidus”, một phần có ý nghĩa là “mới” và được chọn vì loài động vật này “ẩn mình ngụy trang” giữa các loại với nhau.
Để đạt được thành quả này, các nhà nghiên cứu đã phải thu thập hàng nghìn mẫu chim, vẹt từ tất cả các bảo tàng sinh vật ở nước Úc. Sau đó lấy mô và tiến hành các xét nghiệm di truyền để phân loại các giống loài với nhau.
Những mẫu vật thu thập được sẽ làm sáng tỏ những bí ẩn về mặt di truyền của các giống chim khác nhau, tạo cơ sở để các nhà khoa học sau này có thể nhân giống và bảo tồn những loài này.
Các nhà nguyên cứu bao gồm Kyle Ewart đã khám phá ra một phân nhóm mới của loài vẹt mào đen đuôi đỏ Úc.
Vẹt mào đen đuôi đỏ (Calyptorhynchus banksii) là một loài chim trong họ Cacatuidae. Đây là một loài vẹt bản địa Úc. Những chim trống trưởng thành có một dải màu đỏ sáng trên đuôi. Loài này phổ biến hơn ở các khu vực khô hơn của lục địa.
Trước đó, năm phân loại của loại này đã được công nhận, khác biệt đáng kể nhất giữa các phân loại là ở kích thước của mỏ. Mặc dù các phân loài phía Bắc được phổ biến rộng rãi hơn, hai phân loài phía Nam đang bị đe dọa.
Loài vẹt này thường được tìm thấy ở rừng bạch đàn, hoặc dọc theo các dòng nước. Ở các vùng phía bắc của nước Úc, chúng thường thấy ở các đàn lớn. Chúng ăn hạt và làm tổ trong các hốc cây, do đó phụ thuộc vào cây có đường kính khá lớn, giống như cây bạch đàn. Các quần thể ở phía đông nam nước Úc đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng và các thay đổi về môi trường sống.
Loài nào có thể ghi nhớ và 'nhại' tiếng kêu của 20 loài động vật khác nhau?
Loài chim Cầm Điểu hay còn gọi là chim Đàn Lia là loài chim bản địa của Australia.
Vẻ ngoài của chúng nổi bật với chiếc đuôi lớn của những con trống khi tán tỉnh chim mái. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy Cầm Điểu có ghi nhớ và 'nhại' tiếng kêu của 20 loài động vật khác nhau.
Cầm điểu - Giả giọng siêu việt
Hiện các nhà khoa học chỉ phát hiện được 2 loài Cầm Điểu. Một là Siêu giống Cầm Điểu hay còn gọi là weringerong và hai là Albert. Chim mái có chiều dài khoảng 74 - 84 cm và chim trống dài khoảng 80 - 98 cm. Chim Cầm Điểu thường làm tổ trong các bụi cây rậm rạp, ăn côn trùng, nhện, giun đất và đôi khi là hạt giống.
Loài Cầm Điểu có khả năng đặc biệt là có thể nhại giọng của các loài động vật khác, thậm chí là máy móc. Nhờ hệ thống thanh quản đặc biệt mà chúng có thể bắt chước tiếng kêu của tất cả các loài động vật, kể cả máy cưa, máy chụp hình và tiếng người. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy Cầm Điểu có ghi nhớ và "nhại" tiếng kêu của 20 loài động vật khác nhau.
Chim cầm điểu hay còn gọi là chim đàn Li-a (Lyrebird), loài động vật bản địa của Australia. Loài chim này có khả năng bắt chước tuyệt vời một dải âm thanh nào mà nó đã nghe, điều này được chúng sử dụng như một cơ chế tự vệ để đe dọa và chạy trốn khỏi các kẻ thù.
Top 10 loài chim biết bắt chước tiếng nói hay nhất thế giới
Mỗi loài đều động vật đều có ngôn ngữ riêng của chúng mà con người thường hiểu đơn giản là tiếng kêu hay tiếng hót,.... Thế nhưng, một số loài lại rất thông minh và nhạy bén, chúng có thể hiểu và bắt chước được tiếng người một cách chính xác.
Thực chất, các loài động vật này chỉ nhại lại những âm thanh quen thuộc được nghe hàng ngày và phát ra tiếng nói theo phản xạ, bản năng của chúng mà không có tư duy.Thế nhưng, chúng ta cũng không thể phủ nhận được sự thông minh và khả năng bắt chước điêu luyện của chúng.
African Grey Parrot - Vẹt xám châu Phi
Vẹt xám châu Phi thường sống trong các khu rừng nhiệt đới ở châu Phi. Chúng được biết đến với sự hiểu biết và bắc chước tiếng ngưới rất tốt. Đặc biệt, chúng thường chỉ gắn bó với chỉ một người, mối quan hệ chủ - tớ này rất quan trọng, bởi đây là cơ sở để hình thành được khả năng nói chuyện của chúng.
Budgerigar - vẹt yến phụng
Vẹt yến phụng hay còn gọi là vẹt đuôi dài Úc. Chúng có khả năng ghi nhớ và nói được 300 - 500 từ và câu. Thế nhưng, không phải tất cả đều có khả năng nói như nhau, điều có còn phụ thuộc vào các phương pháp huấn luyện của người chủ.
Yellow-naped Amazon - vẹt gáy vàng
Vẹt gáy vàng thường ghi nhớ các từ vựng từ khi còn nhỏ và có khả năng phát âm rất chuẩn xác. Không chỉ là các từ hay câu, chúng còn có thể lặp lại những bài hát mà chúng nghe thấy.
Vẹt Eclectus Parrot
Vẹt Eclectus Parrot có nguồn gốc từ đảo New Guinea. Không chỉ bắt chướt những âm thanh mà chủ nhân dạy cho, chúng còn học theo những âm thanh trong môi trường mà chúng thích. Thậm chí, chúng còn có thể ngân nga hết cả một bài hát có nhịp điệu đơn giản mà chúng thường nghe.
Indian Ring Parakeet
Vẹt Indian Ring Parakeet thường cố gắng bắc chước tiếng nói của những người xung quanh chúng. Chúng có thể học được khoảng 200 - 250 từ, điều này còn phụ thuộc vào sự tiếp thu của mỗi con khác nhau cũng như phương pháp dạy của chủ nhân.
Monk Parakeet
Monk Parakeet hay còn gọi là chim vẹt thầy tu, sống phổ biến ở các khu vực châu Âu, Nam và Bắc Mỹ. Cũng như các loài chim biết nói khác, khả năng nói chuyện của chúng phụ thuộc vào phương pháp dạy của người huấn luyện, đặc biệt là tần số của các từ mà nó nghe được.
Hill Myna - yểng
Yểng gây ấn tượng bởi khả năng biết nói và phát âm chuẩn xác. Chúng sinh sống ở khắp khu vực Đông Nam Á và nổi bật với bộ lông xanh biếc, mỏ màu đỏ vàng và đầu có sọc vàng
Cockatoo - vẹt mào
Vẹt mào là chim có khả năng nói tiếng người cực tốt và có thể bắt chước hàng loạt các âm thanh. Tuy nhiên, sự thay đổi về giai điệu khiến chúng khó khăn trong việc ghi nhớ.
Vẹt Yellow-crowned Amazon
Vẹt Yellow-crowned Amazon sinh sống trong các khu rừng nhiệt đới của Nam và Bắc Mỹ. Một số con của loài này có khả năng nói rất tốt, tuy nhiên một số lại không nói được.
Tần suất tương tác với con người cũng như các yếu tố môi trường tác động lớn đến khả năng nói chuyện của chúng.
Blue-fronted Amazon
Vẹt Amazon Blue-fronted có nguồn gốc ở Nam Mỹ, được đặt tên theo màu xanh đặc biệt trên đầu của chúng. Đây là loài chim rất thích nói chuyện, chúng có thể nói hàng giờ liền mà không hề chán. Khả năng nói chuyện của chúng phần lớn phụ thuộc vào chất lượng dạy của chủ nhân.
Video loài chim có thể bắt chước tiếng trò chơi điện tử:
Nghệ An: Phát hiện 3 loài chim mới chưa từng ghi nhận có ở Bắc Trung Bộ Sáng 11/5, thông tin từ Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An cho biết, tại đó mới phát hiện thêm 3 loài chim gồm: Gà so, chim Di xanh và Chích đầu nhọn. Một trong những loài chim mới được phát hiện ở Khu BTTN Pù Hoạt. Ảnh: Nguyễn Phê "Với việc phát hiện Gà so (Bambusicola fytchii), chim Di xanh (Erythrura prasina) và...