Phát hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại thành phố Kon Tum
Sáng 1/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị vừa hoàn tất giám sát việc tiêu hủy 1.700 con gia cầm tại ổ dịch cúm H5N1 xuất hiện trên địa bàn phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum.
Đây là ổ dịch cúm gia cầm H5N1 đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh kể từ đầu năm 2021 đến nay.
Lực lượng chức năng tiến hành tiêu huỷ đàn gà, vịt bị cúm H5N1 của gia đình bà Phạm Thị Thủy. Ảnh: Khoa Chương/TTXVN
Theo đó, ổ dịch được phát hiện từ ngày 28/3 tại khu trang trại chăn nuôi của gia đình bà Phạm Thị Thủy, tổ 1, phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum. Nhận được tin báo, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố Kon Tum đã tiến hành lấy mẫu gửi Chi cục Thú y vùng V để xét nghiệm. Kết quả, các mẫu dương tính với virus cúm gia cầm type A H5N1.
Video đang HOT
Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, chiều tối 31/3, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thành phố Kon Tum và Ủy ban nhân dân phường Ngô Mây đã tiến hành giám sát và hỗ trợ hộ chăn nuôi Phạm Thị Thủy thực hiện việc tiêu hủy đàn gia cầm bị bệnh theo quy định. Tổng thiệt hại ước tính trên 100 triệu đồng.
Lực lượng chức năng tiến hành đưa đi tiêu huỷ đàn vịt bị cúm H5N1 của gia đình bà Phạm Thị Thủy. Ảnh: Khoa Chương/TTXVN
Hiện, tổng đàn gia cầm của Kon Tum khoảng trên 1,7 triệu con. Trong bối cảnh thời tiết tại Kon Tum đang bước vào giai đoạn chuyển mùa, là điều kiện thuận lợi cho các loại virus gây bệnh phát triển, bà con chăn nuôi cần chú ý vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng, tránh dịch bệnh bùng phát, gây thiệt hại cho kinh tế.
8 huyện ở Kon Tum có dịch tả lợn châu Phi, tiêu hủy hơn 1.000 con lợn
Tính từ đầu năm đến này, dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát tại 8/10 huyện thành phố tại tỉnh Kon Tum.
Tổng cộng, đã có 1.151 con lợn với tổng trọng lượng hơn 39,5 tấn lợn hơi bị tiêu hủy.
Ngày 13/12, ông Đoàn Thanh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum cho biết, tính từ đầu năm 2021 đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 112 hộ thuộc 43 thôn trên địa bàn 25 xã thuộc 8/10 huyện, thành phố của tỉnh Kon Tum. Lực lượng chức năng đã tiêu hủy 1.151 con lợn bị mắc bệnh với tổng trọng lượng 39,563kg.
Tính từ đầu năm 2021 đến nay, các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã tiêu hủy khoảng 1.151 con lợn bị mắc dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum
Theo ông Mai, nguyên nhân dẫn đến dịch tả lợn châu Phi bùng phát, lây lan tại tỉnh Kon Tum là do một số hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ không đảm bảo an toàn sinh học. Ngoài ra, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, thuốc điều trị đặc hiệu cộng với việc vi rút có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng rất cao đối với điều kiện ngoại cảnh, đường lây truyền rất đa dạng, khó kiểm soát.
Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi và giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum đã yêu cầu các địa phương thực hiện công tác tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ tại các khu vực có dịch. Đồng thời, các chốt kiểm dịch động vật phải kiểm soát chặt chẽ việc mua bán, vận chuyển động vật sống đưa vào tiêu thụ.
Chính quyền chức năng tiêu hủy số lợn chết do dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Ảnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum
"Đối với các hộ chăn nuôi khi sử dụng thức ăn cho lợn phải sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn theo quy định; hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn thừa, tái chế từ các nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp. Đặc biệt, khi thực hiện việc tái đàn, các hộ chăn nuôi phải tuân thủ nguyên tắc và các bước nuôi tái đàn lợn và lựa chọn con giống phải có nguồn rõ ràng, từ các cơ sở an toàn dịch bệnh và tiêm phòng đầy đủ vắc xin theo quy định", ông Mai khuyến cáo.
Quảng Ninh xuất hiện chủng cúm gia cầm lần đầu có tại Việt Nam Theo tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, đơn vị này vừa nhận được kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng II về mẫu 3 gà chết, đều dương tính với virus cúm gia cầm A/H5N8. Trước đó, từ ngày 29/6, trại gà của anh Nguyễn Huy Long, thôn Bãi Cát, xã Vũ Oai, TP Hạ Long...