Phát hiện nước bên trong các hạt thủy tinh trên Mặt trăng
Các nhà nghiên cứu cho biết các hạt thủy tinh nhỏ rải rác trên bề mặt Mặt trăng có khả năng chứa hàng tỉ tấn nước.
Phát hiện này được cho là một trong những bước đột phá quan trọng nhất đối với các cơ quan vũ trụ đặt mục tiêu xây dựng căn cứ trên Mặt trăng, vì điều đó có nghĩa là ở đây có thể có cả nước lẫn hydro và oxy.
Mahesh Anand, Giáo sư khoa học hành tinh và thám hiểm tại Đại học Mở Anh cho biết: “Đây là một trong những khám phá thú vị nhất mà chúng tôi đã thực hiện. Với phát hiện này, tiềm năng khám phá Mặt trăng một cách bền vững cao hơn bao giờ hết”.
Anand và một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phân tích các hạt thủy tinh từ các mẫu đất trên Mặt trăng được sứ mệnh Hằng Nga-5 của Trung Quốc đưa về Trái đất vào tháng 12.2020. Các hạt này có đường kính chưa đến 1 milimet, hình thành từ việc Mặt trăng bị các thiên thạch nhỏ bắn phá dẫn đến hình thành các hạt thủy tinh. Nhiệt sinh ra do va chạm làm tan chảy vật liệu bề mặt xung quanh, trước khi nguội đi và tạo thành các hạt. Các thử nghiệm trên các hạt thủy tinh cho thấy rằng chúng cùng nhau chứa một lượng nước đáng kể.
Video đang HOT
Các hạt thủy tinh trên Mặt trăng – Ảnh: Internet
Khám phá mới phù hợp với nhận định trong vài thập kỷ qua rằng Mặt trăng không hề khô cằn, trái ngược với niềm tin trước đó là nó không có nước. Vào những năm 1990, tàu quỹ đạo Clementine của NASA đã tìm thấy bằng chứng về nước đóng băng trong các miệng hố sâu, dốc đứng gần các cực của Mặt trăng.
Nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, chỉ ra rằng nước, bao gồm các phân tử hydro và oxy, được lưu trữ trong các hạt, hoạt động giống như một miếng bọt biển. Theo ông Anand, hydro cần thiết để tạo ra các phân tử nước và nó đến từ gió mặt trời.
Trong khi đó, oxy chiếm gần một nửa Mặt trăng và bị mắc kẹt bên trong đá và khoáng chất. Theo Anand, nhiệt độ khoảng 100 độ C là đủ để chiết xuất nước từ các hạt.
Theo đó, các nhà nghiên cứu cho biết, một vòng tuần hoàn nước bền vững trên Mặt trăng hoàn toàn có thể tồn tại do sự tương tác thường xuyên của gió Mặt trời với bề mặt Mặt trăng.
Tiểu hành tinh có thể quét sạch một thành phố đang tới gần Trái đất
Một tiểu hành tinh đủ lớn để quét sạch một thành phố sẽ bay qua quỹ đạo giữa Trái đất và Mặt trăng một cách vô hại vào ngày 25.3, theo hãng tin AP.
Mũi tên chỉ thiên thạch 2023 DZ2 cách Trái đất 1,8 triệu km - Ảnh: AP
Văn phòng Điều phối phòng thủ hành tinh thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, tiểu hành tinh 2023 DZ2 có thể sẽ bay sượt qua Trái đất vào ngày 25.3 và không gây nguy hiểm. Theo công cụ theo dõi thời gian thực của NASA, tiểu hành tinh từng được phát hiện hồi tháng 2 này hiện đang di chuyển với tốc độ khoảng 28.000 km/h.
Cuộc chạm trán gần sắp tới sẽ giúp các nhà thiên văn học có cơ hội nghiên cứu một tảng đá vũ trụ từ khoảng cách hơn 168.000 km, chưa đến một nửa khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng. Các nhà khoa học ước tính kích cỡ của tiểu hành tinh 2023 DZ2 là từ 40 - 90 mét và có thể nhìn thấy được qua ống nhòm hay kính viễn vọng nhỏ.
"Không có khả năng thiên thạch này va chạm với Trái đất, nhưng việc nó bay sát gần mang lại một cơ hội tuyệt vời để quan sát. Rất hiếm khi một tiểu hành tinh lớn đến gần như vậy - khoảng 10 năm một lần", theo tuyên bố của Richard Moissl, lãnh đạo mảng phòng thủ hành tinh của Cơ quan Không gian châu Âu.
Theo NASA, các nhà thiên văn học của Mạng lưới cảnh báo hành tinh quốc tế xem đây là dịp tốt để tập luyện phòng thủ hành tinh nếu như xảy ra việc một thiên thạch lao xuống Trái đất.
Thực hư về thuyết 'Mặt trăng rỗng' Từ thời xa xưa, Mặt trăng đã có sức hấp dẫn đặc biệt với vô số huyền thoại và truyền thuyết gắn liền với nó. Mặt trăng có rỗng? Tuy nhiên, ngay cả khi con người đã đặt chân lên bề mặt vệ tinh này, những bí ẩn về trăng vẫn chưa kết thúc. Những suy đoán Ý tưởng về Mặt trăng rỗng...