Phát hiện những thay đổi trong triệu chứng lâm sàng của virus corona mới
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện những thay đổi trong triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân nhiễm virus corona mới ở những giai đoạn khác nhau.
Theo nghiên cứu được công bố trên Social Science Research Network (SSRN), các chuyên gia đã quan sát tình trạng của 89 bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán. Bệnh nhân được chia thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên gồm 31 người – nhập viện từ ngày 16 đến 22 tháng 1; nhóm thứ hai gồm 58 người – nhập viện từ ngày 23 đến 29 tháng 1. Phần lớn bệnh nhân thuộc nhóm thứ hai là phụ nữ (45 nữ, chiếm tỷ lệ 58, 77,6%). Ở nhóm bệnh nhân đầu tiên, phụ nữ chiếm 45,2%.
Cần lưu ý rằng nhóm đầu tiên trải qua nhiều triệu chứng như sốt (67,7%), mất sức (41,9%) và đau cơ (22,6%). Trong 32,3% bệnh nhân của nhóm thứ nhất, đã được quan sát sự xuất hiện của đờm (dù khá ít), trong khi ở nhóm bệnh nhân thứ hai, triệu chứng này chỉ được quan sát thấy ở 6,9%. Các triệu chứng khác, chẳng hạn như ho, buồn nôn, tiêu chảy và tức ngực ở hai nhóm bệnh nhân không khác nhau đáng kể. Ngoài ra, 54,2% bệnh nhân trong nhóm đầu tiên bị giảm tế bào lympho.
“Các quan sát từ nghiên cứu này cho thấy, triệu chứng ban đầu của những bệnh nhân bị nhiễm gần đây “âm ỉ” hơn, và loại coronavirus mới có thể dần dần biến thành loại virus giống như virus gây bệnh cúm, hoặc virus có thể ở trạng thái ủ bệnh thời gian dài trong cơ thể của những người mang mầm bệnh và không có triệu chứng đáng kể”, nghiên cứu cho biết.
M.P
Video đang HOT
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Phụ nữ mắc Covid-19 triệu chứng nhẹ hơn, thời gian ủ bệnh dài hơn
Đại học Vũ Hán (Trung Quốc) mới đây vừa công bố luận văn nghiên cứu về tác động của Covid-19 đối với phụ nữ và đưa ra nhiều kết luận quan trọng.
Đây là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Nhân dân thuộc Đại học Vũ Hán tiến hành phân tính những đặc thù riêng của phái nữ trong sự lây lan của SARS-CoV-2.
Khả năng miễn dịch kháng virus của phụ nữ thiên bẩm là tốt hơn nam giới (Ảnh: UPI)
Nghiên cứu này cũng lần đầu tiên cho thấy, nữ giới có những đặc trưng khác nam giới khi mắc Covid-19. Phụ nữ không chỉ có triệu chứng nhẹ hơn, mà thời gian ủ bệnh cũng dài hơn. Điều này được lý giải là có thể do khả năng miễn dịch kháng virus của phụ nữ thiên bẩm là tốt hơn nam giới.
Do vậy, nhóm nghiên cứu này cho rằng, trong quá trình sàng lọc, dù bệnh nhân nữ có triệu chứng hay không cũng nên tiến hành xét nghiệm nếu đã biết rõ lịch sử tiếp xúc của người bệnh, thời gian theo dõi y tế của các ca bệnh nữ cũng nên dài hơn 14 ngày.
Theo nhóm này, mặc dù Covid-19 đã được xác định là dịch bệnh có tính truyền nhiễm cao và bùng phát tại nhiều quốc gia, cùng hàng loạt các nghiên cứu khác, nhưng chưa có nghiên cứu dịch tễ học cụ thể nào liên quan đến nữ giới trong sự lây lan của căn bệnh này. Theo các nhà nghiên cứu, đặc điểm của phụ nữ có thể trở thành điểm mấu chốt tác động tới sự lây lan của Covid-19.
Sau khi phân tích 9 bài viết về các ca bệnh dương tính được đăng trên các kho dữ liệu hiện có tính đến ngày 14/2/2020, các nhà nghiên cứu đã có được những thông tin liên quan đến người bệnh, lứa tuổi trung bình, tỷ lệ giới tính.... Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng phân tích dựa trên những bệnh nhân Covid-19 được chẩn đoán trước ngày 20/2/2020 tại Bệnh viện Nhân dân thuộc Đại học Vũ Hán.
Những phát hiện qua nghiên cứu cho thấy, đa số các ca bệnh là nam giới, trong đó bệnh nhân phải nằm trong phòng hồi sức tích cực (ICU) càng thể hiện rõ điều này. Trong số 6013 ca bệnh mà nhóm thu thập được (đa số nhập viện hoặc dương tính từ 1/1/2020-29/01/2020), có 55,9% là nam giới (3361 người). Số nam giới phải nằm phòng ICU cũng chiếm tới 58,8% (573/975 người).
Qua đó, các nhà nghiên cứu cho rằng, kết quả này có thể phần nào cho thấy, nam giới dễ mắc Covid-19 hơn nữ giới và sau khi nhiễm bệnh triệu chứng cũng nghiêm trọng hơn.
Tuy vậy, trong 3 giai đoạn khác nhau, tức từ 1/1/2020 trở về trước, 1/1-11/1 và 12/1-22/1, tỷ lệ bệnh nhân nam ở Vũ Hán giảm dần còn 66%, 59,3% và 47,7%. Trong khi đó, trong giai đoạn đầu bùng phát dịch bệnh, tức trước 1/1/2020, số ca nhiễm là nữ giới chiếm 34%, nhưng đến 26/1, tỷ lệ này tăng lên 45%. Điều này cho thấy, càng về sau, tỷ lệ bệnh nhân nam càng giảm, tỷ lệ bệnh nhân nữ tăng lên. Đồng thời cũng phần nào cho thấy, phụ nữ không chỉ triệu chứng nhẹ hơn, mà thời gian ủ bệnh còn dài hơn. Thời gian đầu tỷ lệ nữ giới dương tính ít không đồng nghĩa với việc phụ nữ không bị nhiễm virus, chỉ là triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Ngoài ra, theo số liệu nhóm nghiên cứu có được, trong số 67 ca bệnh không triệu chứng, có tới 47 người là nữ. Điều này càng chứng minh rằng, nữ giới không chỉ chiếm tỷ lệ lớn trong số các ca bệnh nhẹ và vừa, mà còn chiếm đa số trong số các ca dương tính không có triệu chứng.
Những đặc tính này được giải thích là do sự tác động qua lại giữa hoóc - môn giới tính và hệ miễn dịch làm cho đàn ông dễ bị mầm bệnh xâm nhập hơn.
"Khi khả năng miễn dịch của bạn có thể kháng cự lại với virus thời gian dài hơn, nhưng lại không thể hoàn toàn tiêu diệt nó, bạn sẽ có thời gian ủ bệnh dài hơn", tác giả bài biết lý giải.
Nghiên cứu cho rằng, phát bệnh không triệu chứng và thời gian ủ bệnh dài ở nữ sẽ tạo ra những ảnh hưởng quan trọng tới sự lây lan của virus.
Nhóm nghiên cứu kêu gọi các cơ quan y tế, ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh cần nghiên cứu nhiều hơn về vai trò của nữ giới trong sự bùng phát thành dịch của căn bệnh này, từ đó có phương án cách ly và chẩn đoán phù hợp, giúp sớm kết thúc và giảm bớt chi phí kiểm soát dịch bệnh./.
Theo VOV
Có hay không việc tái nhiễm Covid-19 sau khi đã được điều trị khỏi? Thắc mắc chung của hầu hết các nhà khoa học trong vấn đề này là "Liệu những người được xuất viện đó đã thực sự khỏi bệnh hay chưa?". Theo thông tin nhà chức trách Nhật Bản công bố, một người phụ nữ sống ở Osaka đã bị nhiễm Covid-19 lần thứ 2, sau khi đã được chữa khỏi căn bệnh này và...