Phát hiện những tảng đá nghi móng tường thành điện vua Quang Trung
Khi đào đến độ sâu 0,2m, các nhà khảo cổ phát hiện 5 tảng đá lớn xếp 2 hàng ngay ngắn. Họ nghi ngờ đây là dấu vết của chân tường thành cung điện Đan Dương.
Những tảng đá nghi là móng tường thành cung điện Đan Dương.
Chiều 10/10, ở hố khảo cổ thứ 5 (số nhà 13/120 Điện Biên Phủ, Thừa Thiên – Huế), đoàn khảo cổ tìm ra dấu vết rất quan trọng nghi là nền móng tường thành xưa. Khi các nhà khảo cổ đào đến độ sâu khoảng 0,2m chạm phải một lớp đá. Sau khi đào hết theo đường chữ L mà đoàn đã cắm mốc, một dấu vết gồm nhiều tảng đá sắp ngay ngắn trùng với đường chữ L này.
Lớp đá gồm 5 tảng đá lớn xếp theo 2 hàng ngay ngắn vuông góc với nhau. Riêng đoạn cuối lớp đá là một lớp vôi tiếp nối, cùng với lớp đất lạ giống như cát vàng và sỏi.
Lớp đất này khá giống lớp đất ở hố thứ 3 ở nhà ông Nguyễn Hữu Oánh tìm được ngày 10/10. Các dấu vết này được các nhà khảo cổ cho rằng có liên quan tới kiến trúc của điện Đan Dương.
Nhận xét về việc phát hiện lớp đá ở hố thứ 5, PGS.TS Bùi Văn Liêm, Phó viện trưởng Viện Khảo cổ học, cho rằng việc đào thăm dò mới phát hiện một số viên đá liên quan đến nền móng của công trình kiến trúc.
Để xác định nền móng của tường thành cung điện Đan Dương hay không thì còn phải nghiên cứu tiếp.
Video đang HOT
Một số hiện vật được phát hiện sau khi thăm dò khảo cổ
Hôm nay 11/10, đoàn dự kiến sẽ mở rộng hố số 5 để xem thêm các lớp đá này có chạy nối tiếp nữa hay không.
Có mặt tại hiện trường, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng ngôi nhà số 13/120 Điện Biên Phủ là một trong những ngôi nhà đầu tiên ở gò Dương Xuân. Chủ nhân cũ của ngôi nhà là bà Lê Thị Rô từng cho biết bờ tường sát hố khảo cố số 5 có dấu tích của bức tường cổ.
Trước đó, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã có chủ trương cho phép Viện Khảo cổ học phối hợp với tỉnh Thừa Thiên – Huế thăm dò khảo cổ tại gò Dương Xuân, thời gian thăm dò từ 30/9 đến 15/10/2016. Việc thám sát khảo cổ được thực hiện với 5 hố trên diện tích 22m2. Những thông tin liên quan về kết quả thám sát khảo cổ học lần này chỉ được công bố sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Cuộc thăm dò do Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế thực hiện dưới sự chủ trì của PGS.TS Bùi Văn Liêm, Phó viện trưởng Viện khảo cổ học. Địa điểm thăm dò ở 2 chùa Thuyền Lâm, Vạn Phước và một số nhà dân ở gò Dương Xuân (phường Trường An, TP Huế).
Theo Nguyễn Phương (Dân Việt)
Ngày đầu khảo cổ nơi nghi chôn cất vua Quang Trung
Ngày 7/10, Viện Khảo cổ học cùng Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên-Huế bắt đầu đào hố thăm dò khảo cổ học gò Dương Xuân, nơi được một nhà nghiên cứu cho là nơi chôn cất vua Quang Trung.
Trong ngày đầu tiên tiến hành khảo cổ học gò Dương Xuân, đoàn khảo cổ đã đào 3 hố trong tổng số 5 hố mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép, gồm: 2 hố trong khuôn viên chùa Vạn Phước, 1 hố tại nhà ông Nguyễn Hữu Ánh, mỗi hố rộng khoảng 4m2.
Tại mỗi hố đào khảo cổ có các cán bộ chuyên môn giám sát việc thu thập hiện vật để đánh giá.
Tại hố khảo cổ trước chùa Vạn Phước, một số gạch vỡ đã được giữ lại.
Các nhà chuyên môn đánh số thứ tự từng mẫu vật phát hiện được và cho vào bao ni lông để bảo quản.
Hố khảo cổ phía sau vườn chùa Vạn Phước.
Việc đào khảo cổ được tiến hành thủ công với cuốc, xẻng.
Khuôn viên nhà ông Nguyễn Hữu Ánh là một trong những địa điểm được chọn để đào hố thăm dò khảo cổ.
Theo ông Nguyễn Hữu Ánh, trước đây khi làm nhà, ông đã phát hiện nhiều lớp gạch cổ. Tại nơi đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân tìm thấy nhiều hiện vật mà ông cho rằng là vật liệu làm nên cung điện Đan Dương của triều Tây Sơn.
Theo PGS.TS Bùi Văn Liêm, Viện Phó Viện Khảo cổ học Việt Nam, tùy vào lớp đất của hố thăm dò mà tiến hành đào với độ sâu khác nhau. Các hố sẽ đào xuống lớp sinh thổ, lớp đất mà con người chưa có tác động vào. Chỉ đào xuống lớp đất này thì mới đánh giá được khảo cổ.
Tại 3 hố đang tiến hành đào thăm dò khảo cổ, đoàn đã thu thập được nhiều hiện vật và giữ lại để phân tích niên đại.
Võ Thạnh
Theo VNE
Phát hiện nơi nghi chôn cất vua Quang Trung Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã cho phép tiến hành thăm dò khảo cổ tại khu vực nghi có dấu tích của cung điện Đan Dương và cũng là Đan Lăng, nơi nguyên táng hoàng đế Quang Trung ở Huế. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (cầm gậy) cùng các nhà nghiên cứu khảo sát khu vực gò Dương Xuân...