Phát hiện những hình vẽ bí ẩn trên sa mạc ở Trung Đông
Những hình vẽ bí ẩn khắc trên cát giống của người Nazca (Peru) sống từ hàng ngàn năm trước đã được tìm thấy tại Trung Đông.
Máy ảnh của vệ tinh đã chụp được những bức hình giống như các “bánh xe” được vẽ trên nền đất đá ở các nước như Syria, Ả Rập Saudi và Jordan.
Các hình vẽ này có cấu trúc tương tự các hình vẽ bí ẩn do người Nazca này được tin là đã được tạo ra từ 2.000 năm trước, tuổi thọ lâu hơn các hình vẽ tương tự của người Nazca, có nhiều hình vẽ hơn và khoảng cách giữa chúng cũng xa hơn so với hình vẽ Nazca – David Kennedy, một giáo sư về kinh điển và lịch sử cổ đại tại Đại học Tây Úc nói với tờ Live Science.
Hình ảnh các bánh xe được vẽ từ hơn 2.000 năm trước bởi người bản địa cổ đại.
Tuy nhiên, cho tới ngày nay, lý do và cách thức nào đã khiến người cổ xưa tạo ra các hình vẽ này vẫn là một bí ẩn chưa có lời đáp đối với giới khoa học quốc tế.
Theo lời những người Bedouin, một bộ lạc người du mục sống ở Ả Rập Saudi, Jordan, Libya, Ai Cập và Israel, những hình vẽ bí ẩn này là “công trình của những người xưa”.
Những hình vẽ trông như ngẫu nhiên
Video đang HOT
Chúng được tìm thấy tại các vùng đất nham thạch và không tuân theo một quy tắc nào. Một số có kích thước rất lớn, một số giống hình động vật cổ, một số lại có vẻ giống như những đường quanh co được tạo lên một cách ngẫu nhiên, số khác lại có hình chữ nhật.
Hình ảnh các bánh xe được vẽ từ hơn 2.000 năm trước bởi người bản địa cổ đại.
Được biết, những hình vẽ bí ẩn trên ở Trung Đông được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1927 bởi một phi công RAF. Tuy nhiên, nó đã không thực sự được quan tâm cho tới khi Google Earth tiết lộ quy mô thực sự của chúng và được giáo sư Kennedy quan tâm nghiên cứu.
Theo GDVN
Ghé 'thị trấn ma' trong sa mạc Namib
Chỉ cần một vài dặm từ Địa Tây Dương là bạn có thể đến với sa mạc ven biển rộng lớn Namib thuộc miền nam Namibia, nơi có thị trấn Kolmanskop bị bỏ rơi cách đây 55 năm.
Trong thời kì hoàng kim, thị trấn Kolmanskop phát triển mạnh mẽ với dân số chỉ có hơn 1.000 mà hầu hết là người dân lao động nhập cư. Chỉ với một dân số ít ỏi cùng với văn hóa giải trí sôi động một thời, giờ thì tất cả đều bị nhấn chìm trong một biển cát sa mạc.
Vào năm 1908, khi Namibia còn dưới sự kiểm soát của Đức, một công nhân đường sắt có tên là Zacharias Lewala tìm thấy một viên kim cương trong khi dọn dẹp đống cát. Ngay sau đó, thì khu vực này bị bao vây bởi cơn sốt tìm kim cương cũng giống như California Gold Rush giữa thế kỉ 19. Các tay thợ săn tài sản từ những nơi xa xôi tập trung về nơi này và mở rộng phạm vi tìm kiếm, làm cho câu chuyện tìm kiếm kim cương trở nên phong phú thêm. Đến cuối năm 1914, người ta đã đào bới trong khu vực này và tìm thấy khoảng 5.000.000 carat tương đương với 1.000 kg kim cương.
Kolmanskop trở nên giàu có và phồn thịnh nhờ kim cương nhưng theo phong cách của một thị trấn kì lạ, người ta luôn mong chờ tất cả những gì đến với họ đều vĩ đại, giàu có giống như Đức. Trường học, bệnh viện, phòng khiêu vũ, một bể bơi và thậm chí cả một loạt các sân chơi ném Bowling và những con hẻm được xây dựng để đi bộ chung quanh những căn hộ dành cho người lao động trú ngụ.
Khu vực này rất quan trọng, nó là nhà mà người ta đã đặt máy chụp X-Quang đầu tiên ở Nam bán cầu. Nhưng giờ đây sa mạc Namid đã cuốn tất cả, ngay bệnh viện cũng biến mất không còn thấy nữa.
Nước ở khu vực này rất khan hiếm. Người ta phải đi rất xa, cách thị trấn 100 km để đến được mũi Cap Town ở phía nam châu Phi, bơm nước vào thùng và vận chuyển về để dùng và phương tiện vận chuyển nước là một con ngựa kéo xe. Nước cứ được chuyển giao hằng ngày đến mỗi nhà như vậy.
Mặc dù có những khó khăn, nhưng người dân của thị trấn Kolmanskop vẫn sống một cuộc sống hưởng thụ đầy đủ với rượu sâm banh, những điếu xì gà và sở hữu những viên kim cương dễ dàng kiếm được trong vùng đất mình sinh sống.
Giá kim cương bắt đầu giảm xuống sau chiến tranh thế giới thứ I, thị trấn Kolmanskop vinh quang giàu có ngày nào đã bắt đầu đi vào tình trạng suy thoái. Năm 1926, lại một lần nữa cơn sốt kim cương lại đến, những người dân tại thị trấn này lần lượt ra đi về phía Nam, dần dần bỏ lại thị trấn, bắt đầu cho một công cuộc tìm kiếm mới. Chính vì sự khan hiếm nước non, trang thiết bị vật tư và sự tiêu hao dần của kim cương mà thị trấn bị bỏ rơi chính thức vào năm1954.
Tòa nhà được công ty De Beers tân trang lại.
Trong những năm qua, những ngôi nhà, nhà máy khai khoáng được các sa mạc khô cằn bảo vệ. Yếu tố thiên nhiên tham gia phá hoại thị trấn chỉ có cát và gió. Đến năm 1980, công ty De Beers, một chủ sở hữu đất mới đã bắt tay vào công cuộc khôi phục những tòa nhà và mở ra một tour du lịch mới đến thị trấn ma. Nhưng khách du lịch đến đây vẫn thấy thú vị nhất là nhìn những tòa nhà cũ vẫn nguyên sơ với cư dân sinh sống hiện tại trong đó là những đám cát sa mạc trải khắp căn nhà. Các thành phố ở đây vẫn mở cửa hàng ngày để đón khách du lịch viếng thăm. Những tour du lịch luôn kèm hướng dẫn, họ sẽ nói về những gì còn sót lại, về kể những câu chuyện xoay quanh việc tìm kiếm kim cương lên cơn sốt một thời. Với không gian khá yên tĩnh và những cồn cát chạy dọc mọi hướng, ngõ ngách của căn nhà khiến du khách rất thích thú khi đến đây.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Kì lạ đền thiêng giữa sa mạc Trong cái nắng 42 độ bỏng rẫy chân, ngôi đền với những cột trụ quyến rũ những vị khách hiếu kỳ muốn khám phá nền văn minh đã mất. Nằm cách thủ đô Cairo gần 800 km, Karnak là ngôi đền quan trọng nhất trong quần thể vô số những đền đài lăng tẩm của thời kỳ Ai Cập cổ đại tại thành...