Phát hiện nhiều vi phạm tại phòng khám có bác sĩ Trung Quốc
Phòng khám đa khoa 168 Hà Nội sử dụng nhiều thuốc, vật tư y tế tiêu hao không rõ nguồn gốc; trang thiết bị hoen gỉ; giá dịch vụ không niêm yết đầy đủ.
Phòng khám này thuộc chi nhánh Công ty TNHH Duy Thịnh, được đặt tại địa chỉ tại Km 12 Ngọc Hồi, Thanh Trì, TP Hà Nội. Các vi phạm trên đã được đoàn Thanh tra Sở Y tế Hà Nội phối hợp cơ quan công an phát hiện xử lý trong buổi thanh tra đột xuất sáng nay, 22.9.
Nhiều thuốc, vật tư tiêu hao không rõ nguồn gốc
Sổ sách ghi chép sơ sài
Phòng rửa phụ khoa trang thiết bị hoen gỉ
Thuốc không rõ nguồn gốc giấu trong nhà vệ sinh
Video đang HOT
Tại phòng khám phụ khoa có bác sĩ nữ người Trung Quốc hành nghề, đoàn đã phát hiện chai dung dịch màu nâu hết hạn sử dụng từ tháng 1.2015 (0150101) được nhân viên y tế cho biết là betadine sát khuẩn. Ngoài ra, tại đây có các loại tuýp thuốc có vỏ màu vàng, đỏ; găng tay, mỏ vịt (để khám phụ khoa) trên bao bì hoàn toàn in chữ Trung Quốc, không có tên nhà nhập khẩu, không có tem tiếng Việt.
Tương tự, tại phòng khám chuyên khoa ngoại, do một nam bác sĩ người Trung Quốc thực hiện khám, đoàn đã phát hiện các túi nilon bên trong chứa các loại thuốc, vật tư tiêu hao, thuốc đặt hậu môn, vỏ vỉ thuốc dùng dở, tăm bông, tuýp thuốc mỡ được bọc dấu trong nhà vệ sinh, rất bẩn thỉu, nhếch nhác.
Khu vực điều trị truyền thuốc, đoàn phát hiện kháng sinh truyền Metronidazol 500 mg/100 ml nhãn đề tiếng Trung Quốc và tiếng Anh ghi: made in China, nhưng không có tên nhà nhập khẩu, không có chứng từ hoá đơn của đơn vị cung cấp. Trên vỏ chai còn đề tên bệnh nhân người Việt Nam được chỉ định truyền thuốc này.
Tổng số có 7 loại thuốc và vật tư tiêu hao: kháng sinh truyền, thuốc bôi ngoài da, dung dịch sát khuẩn betadine, thuốc đặt hậu môn, găng y tế, tăm bông lấy dịch, mỏ vịt nhựa đều không rõ nguồn gốc, không có tem nhãn hàng bằng tiếng Việt.
Kiểm tra tại phòng rửa âm đạo, hình ảnh rất phản cảm bởi trang thiết bị hoen gỉ, đệm rách, khay đựng nước thải cáu bẩn. “Thiết bị như vậy hoàn toàn không đảm bảo vô khuẩn an toàn cho bệnh nhân”, ông Nguyễn Dương Trung, Phó chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội nói.
Theo ông Trung, ngoài các thuốc, vật tư không rõ nguồn gốc, có 3 bác sĩ người Việt Nam vắng mặt nhưng chuyên khoa này vẫn hoạt động; dịch vụ chưa được niêm yết giá đầy đủ; một số máy móc cho điều trị không có trong danh mục đã thẩm định; sổ ghi chép bệnh nhân sơ sài không đúng quy chế.
Với hàng loạt các vi phạm bị phát hiện, phòng khám chịu mức phạt hành chính 67,4 triệu đồng; tạm đình chỉ hành nghề 2 bác sĩ người Trung Quốc là Lưu Xuân Minh và Trịnh Túc Vinh trong thời gian 6 tháng (đây là hai bác sĩ có giấy phép hành nghề do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên ký).
Ông Phương Văn Soạn, Trưởng chi nhánh Công ty TNHH Duy Thịnh đã ký biên bản xác nhận các vi phạm.
Nam Sơn
Theo Thanhnien
Nghề y lấy đức làm đầu!
27 năm mở phòng khám miễn phí cho bệnh nhân nghèo, lương y Hoàng Gia Trí không nhớ hết mình đã chữa cho bao nhiêu người bệnh, cuốn sổ bệnh án cứ ngày một dày theo năm tháng. Ông tự nhận mình là một người vô danh trong hàng vạn tấm lòng thơm thảo của thành phố nghĩa tình. Bởi ông luôn quan niệm: Nghề y là lấy đức làm đầu!
Bắc nhịp cầu nhân ái
Phòng khám Đông y Hồng Phúc đường nằm khiêm nhường ở số 2A phố Thể Giao - con phố dài chưa đầy 400m nối từ phố Tuệ Tĩnh cắt ngang phố Tô Hiến Thành ra tới phố Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Người thầy thuốc già với khuôn mặt vuông vức, ân cần hỏi han người bệnh, nhẹ nhàng bắt mạch rồi từ tốn kê đơn. Những loại thuốc đựng trong chiếc tủ gỗ được ông bố trí từng ô ngăn nắp. Khi biết chúng tôi muốn viết về mình, ông từ chối: "Tôi có thành tích gì lớn lao đâu, nghề y lẽ đương nhiên là lấy đức làm đầu!". Thế nhưng, khi chúng tôi nhắc đến người lao động nghèo, ánh mắt ông hiện lên nỗi ưu tư.
Lương y Hoàng Gia Trí bốc thuốc kê đơn cho người bệnh.
45 năm làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, ông tiếp xúc với nhiều bệnh nhân thuộc các tầng lớp khác nhau. Điều khiến ông luôn đau đáu là có nhiều người rất nghèo khổ, khó khăn, người già không con cái, không nơi nương tựa mắc bệnh trọng không biết trông cậy vào đâu. Ông nói: "Nhiều người đến bệnh viện không có tiền mua thuốc phải lẳng lặng ra về khiến tôi rất đau lòng. Là thầy thuốc, chúng tôi hơn ai hết hiểu trách nhiệm của mình thấy bệnh là phải chữa, tìm mọi cách để chữa. Điều đó thôi thúc tôi phải làm điều gì đó để giúp đỡ họ".
Phòng khám miễn phí của lương y Hoàng Gia Trí mở tại nhà tính đến nay đã hơn 27 năm. Hàng trăm thang thuốc ngày ngày tự tay bốc, rồi kê đơn, ông chữa khỏi bệnh rất nhiều bệnh nhân nghèo. Một người bệnh chia sẻ với chúng tôi: "Ở khu phố này, ai bị ho hen, ai bị chàm, tổ đỉa hay các bệnh về xương khớp... đều tìm đến ông Trí. Tận tâm chữa trị, ông chỉ lấy đúng tiền thuốc còn khám và tư vấn chữa bệnh đều miễn phí. Với bệnh nhân có hoàn cảnh quá khó khăn sẽ được cho thuốc hoặc giảm giá đến mức thấp nhất để người bệnh yên tâm chữa trị".
Ông kể cho chúng tôi về trường hợp bà Nguyễn Thị Lương (75 tuổi) ở Minh Khai (Hà Nội) không có lương hưu, gia đình neo người lại mắc nhiều bệnh. Đến phòng khám, vì không có tiền mà bà không dám cắt thuốc. Biết được hoàn cảnh, ông đã chữa bệnh miễn phí cho bà.
Và rồi giọng ông như nghẹn lại lúc kể về một bệnh nhân nữ ở Ngọc Hồi (Thanh Trì). Chị bị bệnh u buồng trứng, đại tràng, bị sỏi thận và nhiều chứng bệnh kéo theo. Nhà nghèo, chồng chạy xe ôm, chị không có công ăn việc làm, đã thế lại đông con. Gia đình đã phải bán hết tài sản, vay mượn để chữa trị nhưng bệnh không thuyên giảm. Chị đành phó mặc cho số phận. Nhờ người quen giới thiệu, chị tìm đến phòng khám, được lương y tận tình cứu chữa, giảm tiền thuốc, sức khỏe chị đã có tiến triển tốt. Thế nhưng, để chữa khỏi căn bệnh ấy cần phải phí chữa trị rất nhiều.
Vị thầy thuốc ngậm ngùi: "Thương quá, tôi đã kêu gọi giúp đỡ từ các nhà hảo tâm. Lúc ấy, một vị khách nước ngoài từng được tôi chữa trị đã động lòng trước bi kịch của gia đình chị và đã ủng hộ tiền để chị chữa bệnh. Cứ 2 tháng một lần chị đến lấy thuốc mà không phải chi trả một khoản tiền nào". Tất nhiên, không phải ai cũng may mắn được chi trả hoàn toàn tiền thuốc như vậy. Bởi đến khám bệnh nơi ông có nhiều người gia cảnh khó khăn, vì vậy thuốc cần phải dành cho những người nghèo hơn, khổ hơn.
Cứ thế, lương y Hoàng Gia Trí đã thầm lặng bắc một nhịp cầu nhân ái giữa những người có tấm lòng "thương người như thể thương thân" đến với những số phận nghèo trong cơn khốn khó. Vị lương y luôn bảo phải cảm ơn những "Mạnh thường quân" đã cùng ông kề vai sát cánh, giúp bệnh nhân nghèo tìm lại tương lai và niềm hy vọng. "Tiếng lành đồn xa" người bệnh từ khắp nơi tìm đến ông không chỉ bởi tài năng mà còn bởi tấm lòng nhân hậu ông dành cho người nghèo rơi vào cảnh khó khăn bệnh tật.
Nghề gia truyền ân đức
Lương y Hoàng Gia Trí sinh ra trong gia đình đã có tới 3 đời bốc thuốc cứu người nên tấm lòng nhân ái cũng được nuôi dưỡng với chiều dài nghề thuốc. Với kiến thức cha truyền con nối của gia đình; các cụ tiền bối nhà ông Trí, rồi đến ông, đến bây giờ là con trai ông - Tiến sĩ y khoa Hoàng Lam Dương, sinh năm 1970, hiện đang công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương cũng nối nghiệp cao cả ấy. Bản thân ông và những thành viên trong gia đình đã âm thầm, lặng lẽ giữ vững cốt cách lương y với những việc làm nhân ái, không khoa trương.
Chủ nhân của Hồng Phúc đường là người thừa kế kinh nghiệm chữa bệnh của cụ Nguyễn Sỹ Tần với nhiều bài thuốc quý, trong đó nổi tiếng với bài thuốc chữa ho. Tiếng tăm phòng khám không chỉ ở trong nước mà còn lan ra tận nước ngoài. Những vị khách ngoại quốc tìm đến phòng khám của ông rất đông. Thấy bệnh thuyên giảm, khi về nước, họ còn yêu cầu ông chuyển thuốc ra nước ngoài.
Ông kể cho chúng tôi nghe về ông Robert, quốc tịch Sri Lanka - là doanh nhân, từng làm việc tại 50 nước trên thế giới. Trong những ngày tháng ấy, ông Robert đã làm bạn thân tình với người Việt Nam, được lương y Hoàng Gia Trí chữa khỏi bệnh. Trong nhiều lần đến thăm Hồng Phúc đường, động lòng trước những hoàn cảnh khó khăn của bệnh nhân nghèo ông đã bàn với con trai giúp đỡ họ. Và rồi ông Trí đã thống nhất dùng số tiền nhân đạo của ông Robert quy đổi ra thuốc theo định kỳ. Ngoài ra, trích một phần tiền để giúp bệnh nhân có phí đi lại, lấy tiền mua gạo trong thời kỳ chữa bệnh.
Ông Hoàng Gia Trí hỏi chúng tôi: Có biết vì sao ông lại có nguyên tắc chỉ cho bệnh nhân thuốc mà không cho tiền? Rồi giải thích: "Những bệnh nhân nghèo, không có tiền lấy thuốc đã đành, bản thân họ trong nhà cũng không có cái để ăn. Nếu cho họ tiền, chắc chắn rằng họ sẽ dùng số tiền đó mua gạo nuôi con chứ không quan tâm đến sự sống chết của bản thân. Vậy nên, giúp đỡ thuốc chữa bệnh là cách tốt nhất để họ có sức khỏe làm việc và kiếm nhiều tiền hơn".
Cả đời gắn bó và cống hiến, thầy thuốc Hoàng Gia Trí không chỉ chữa bệnh cứu người mà còn góp phần làm cầu nối đưa Y học cổ truyền Việt Nam ra thế giới. Những năm gần đây, ông Trí còn kết hợp với Công ty du lịch Phượng Hoàng (Hà Nội) để giới thiệu đến khách du lịch nước ngoài những thành tựu của y học cổ truyền Việt Nam.
Trong suốt cuộc trò chuyện, điện thoại của vị bác sĩ già đổ chuông liên tục. Ông cười: "Với quan niệm làm nghề thuốc cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp, nên có thời điểm 3 năm liền tôi làm chuyên gia tư vấn miễn phí cho chương trình Tư vấn Sức khỏe của tổng đài 1080". Có lẽ thế, cho đến tận bây giờ, ngày nào cũng vậy, những cuộc gọi nhờ tư vấn chữa bệnh, đặt thuốc, gửi thuốc... đến từ khắp nơi. Với ông, chuyện giúp đời, giúp người chỉ để làm tròn tâm nguyện của một người thầy thuốc.
Theo_Hà Nội Mới
Lập phòng khám riêng cho người về từ vùng có dịch MERS-CoV Đây là khẳng định của ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh tại cuộc họp bàn về các giải pháp phòng, chống dịch MERS-CoV trong bệnh viện (BV) tổ chức ngày 16.6 tại Bộ Y tế. Kiểm tra thân nhiệt của hành khách tại Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế tại sân bay Đà Nẵng -...