Phát hiện nhiều ổ lăng quăng trong trường học
Sáng 3-6, Sở Y tế TPHCM tổ chức buổi giao ban trực tuyến về công tác y tế dự phòng trên địa bàn TP. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), mặc dù so với cùng kỳ năm 2019, dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn TP giảm sâu nhưng có thể bùng phát nhanh nếu người dân lơ là chủ quan.
Cán bộ y tế dự phòng kiểm tra lăng quăng tại các điểm nguy cơ
Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2019, bệnh SXH giảm 72%, tay chân miệng giảm 73%, và bệnh sởi giảm đến 92%.
Nguyên nhân giảm theo các chuyên gia y tế dự phòng là do các hoạt động tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19, người dân thực hiện vệ sinh cá nhân và không tụ tập đông người nên các bệnh truyền nhiễm lưu hành cũng giảm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
Bên cạnh đó, do giãn cách xã hội, cũng như tâm lý ngại đến bệnh viện trong và sau mùa dịch nên tỷ lệ bệnh nhân nhập viện được ghi nhận cũng giảm.
Theo bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, HCDC, thông qua hoạt động giám sát, HCDC ghi nhận có nhiều trường học trên địa bàn chưa thực sự chú trọng đến công tác phòng chống bệnh SXH.
Chỉ trong tuần cuối của tháng 5-2020, Trung tâm đã phát hiện 8/117 trường học được kiểm tra có ổ lăng quăng dù học sinh vẫn đang đi học bình thường. Bên cạnh đó, có nhiều trường học không thực hiện thu gom, dọn dẹp vật chứa nước khiến phát sinh các điểm nguy cơ mới.
“Nếu để tình trạng này kéo dài thì nguy cơ bùng phát ổ dịch SXH trong trường học rất lớn, bởi học sinh còn phải tiếp tục đến trường đến giữa tháng 7-2020″, bác sĩ Lê Hồng Nga nhìn nhận.
BS.CK2 Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho rằng, điều đáng lo là nhiều người nghĩ rằng dịch bệnh Covid-19 đã hết rồi nên mang tâm lý chủ quan trong điều kiện bình thường mới. Việc vi phạm để phát sinh ổ lăng quăng trong trường học, cơ quan hành chính Nhà nước cũng cần phải xử phạt nghiêm khắc để phòng chống dịch bệnh SXH.
Video đang HOT
Sở Y tế sẽ có công văn gửi Sở GD-ĐT TP để phổ biến về vấn đề chịu trách nhiệm trong vấn đề này và yêu cầu các trường học phải tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh.
Tầm quan trọng của sức khỏe thể chất ở người cao tuổi
Hoạt động thể lực ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của người cao tuổi. Các hoạt động thể chất giúp phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây.
Các nhà khoa học và quản lý đã đưa ra các chương trình xã hội khuyến khích và bắt buộc các công ty, trường học và tổ chức xã hội áp dụng việc vận động thể lực nâng cao sức khỏe cho toàn dân.
Đối với người cao tuổi, việc thực hiện luyện tập thể chất đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe.
1. Vận động thể lực là gì?
Mọi người thường nhầm lẫn giữa vận động thể lực và thể thao. Thực chất vận động thể lực là bất kỳ chuyển động cơ thể được tạo ra bởi cơ xương và có sử dụng năng lượng đều được xem là vận động thể lực.
Điều này đồng nghĩa với việc vận động thể lực bao gồm cả các hoạt động thể thao, các bài tập và các hoạt động khác có vận động như chơi, đi bộ, làm việc vặt, cắt cỏ, tỉa lá cây trong vườn,... Do đó, dù không thích thể dục và tập luyện người cao tuổi vẫn có thể áp dụng các biện pháp vận động khác vào cuộc sống hàng ngày giúp duy trì và cải thiện sức khỏe của bản thân.
Các hoạt động thể chất nhỏ có thể tăng dần thời lượng và tần suất, cường độ như bắt đầu khởi động rèn luyện bằng cách đi bộ, khiêu vũ,... Bắt đầu vận động thể chất chỉ với 10 phút trong ngày sau đó tăng dần thời gian và cường độ.
Sức khỏe thể chất ảnh hưởng đến tuổi thọ của người cao tuổi - Ảnh Internet
Thời gian luyện tập thể chất cũng sẽ khác nhau đối với từng độ tuổi. Không nên luyện tập quá sức gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất ở người cao tuổi.
2. Sức khỏe thể chất ở người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, khả năng vận động không còn tốt, sức khỏe không còn quá dẻo dai, bền sức. Muốn người cao tuổi vừa có thể vận động, vừa có sức khỏe thì cần hoạt động bằng cách cải thiện thăng bằng, tránh ngã từ 3 ngày trở lên mỗi tuần.
Nếu người cao tuổi không thể thực hiện một vài hoạt động thể chất được đề nghị vì sức khỏe thì cần cho người cao tuổi vận động thể lực trong khả năng và điều kiện sức khỏe cho phép.
Hoạt động sức khỏe thể chất ở người cao tuổi giúp người cao tuổi giảm lượng đường trong máu, huyết áp và giảm cholesterol. Ngoài ra, các hoạt động này còn giúp chống lại chứng loãng xương nhờ tăng cường sức khỏe cho xương và làm giảm các triệu chứng thấp khớp nhờ tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, tính linh hoạt và biên độ hoạt động của các khớp.
3. Lập kế hoạch tập luyện và đánh giá hiệu quả của quá trình tập luyện
Lên kế hoạch cho quá trình tập luyện:
Để việc tập luyện thể chất đem lại nhiều hiệu quả như mong đợi thì cần phải lên kế hoạch luyện tập tốt gắn với các mục tiêu đề ra. Điều này sẽ ảnh hưởng và mang tính quyết định đối với việc luyện tập.
Hoạt động thể chất giúp người cao tuổi khỏe mạnh - Ảnh Internet
Thời gian luyện tập nào không quan trọng bằng việc có thể luyện tập thể chất liên tục và đều đặn.
Lưu ý rằng các bài tập, vận động hay thời gian luyện tập để có thể đạt được hiệu quả về sức khỏe cần phải đảm bảo các yếu tố trên đồng đều, tăng giảm phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân theo từng gian đoạn.
Đánh giá hiệu quả của quá trình tập luyện:
Muốn biết mình đã tập luyện tốt hay chưa, người cao tuổi cần biết cách đánh giá hiệu quả của việc luyện tập và không gây ra những nguy cơ xấu ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách kiểm tra hiệu quả nhất chính là lắng nghe phản hồi của cơ thể sau mỗi tuần, mỗi buổi tập như: cảm giác về giấc ngủ, ăn ngon miệng, trọng lượng cơ thể, tiết mồi hôi, nhịp thở, nhịp tim, huyết áp,... đều là những vấn đề có thể dễ dàng nhận thấy.
Nếu sau buổi tập không cảm thấy thoải mái, thậm chí cảm thấy bất an thì hãy đến cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra các vấn đề về sức khỏe.
Ngoài ra, còn có cách kiểm tra khác là thực hiện các bài test về thể lực như kiểm tra đi bộ với cự ly đo trước. Thực hiện bài kiểm tra sức mạnh cơ thân trên hay thân dưới. Trước khi kiểm tra bằng phương pháp này thì cần tham khảo tài liệu y học thể thao hoặc tham vấn bác sĩ.
Để người cao tuổi tập luyện thể thao thoải mái nhất thì cần phải có sự ủng hộ và chia sẻ của người thân, xã hội. Nên để người cao tuổi tập luyện thể dục thể thao cùng bạn bè vì đây là phương pháp an toàn trong rèn luyện thân thể ở người cao tuổi.
Hết cách ly nhưng chưa hết dịch Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện dịch Covid-19 tại VN đang được kiểm soát tốt, nhưng người dân cần chấp hành nghiêm Chỉ thị 19 của Thủ tướng về chống dịch trong tình hình mới, tuyệt đối không chủ quan. Xét nghiệm Covid-19 tại Viện Pasteur TP.HCM - ĐẬU TIẾN ĐẠT Mỗi người luôn đeo khẩu trang khi ra...