Phát hiện nhiều núi lửa trên Sao Kim vẫn đang hoạt động
Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện ra hai vết tích mới nhất liên quan đến lớp vật chất nóng chảy được đùn lên trên bề mặt Sao Kim.
Các cấu trúc giống như chiếc nhẫn được hình thành khi vật chất nóng từ sâu bên trong hành tinh trồi lên qua lớp phủ và phun trào qua lớp vỏ.
Hình ảnh 3D cho thấy hai coronae được quan sát trên bề mặt sao Kim.
Nghiên cứu mới đã xác định tổng cộng 37 cấu trúc núi lửa đang hoạt động gần đây trên Sao Kim và cung cấp một số bằng chứng tốt nhất cho thấy Sao Kim vẫn là một hành tinh có các hoạt động địa chất. Kết quả được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland và Viện Vật lý địa cầu tại ETH Zurich, Thụy Sĩ.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể chỉ ra các cấu trúc cụ thể và nói hãy nhìn xem, đây không phải là một ngọn núi lửa cổ đại mà là núi lửa đang hoạt động ngày nay. Nghiên cứu này thay đổi đáng kể quan điểm về Sao Kim từ một hành tinh hầu hết không hoạt động sang một quan điểm cho rằng bên trong vẫn đang đảo lộn và có thể có nhiều núi lửa đang hoạt động”, Laurent Montési, giáo sư địa chất và đồng tác giả của bài nghiên cứu cho biết.
Các nhà khoa học đã từng biết rằng Sao Kim có bề mặt trẻ hơn các hành tinh như Sao Hỏa và Sao Thủy. Bằng chứng liên quan đến các hoạt động địa chất rải rác trên bề mặt hành tinh dưới dạng các cấu trúc giống hình vòng gọi là coronae, hình thành khi các khối vật chất nóng nằm sâu bên trong hành tinh trồi lên qua lớp vỏ. Điều này tương tự như cách các lớp phủ tạo thành quần đảo Hawaii.
Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng coronae trên Sao Kim có lẽ là dấu hiệu của hoạt động cổ đại và Sao Kim đã nguội đủ để làm chậm hoạt động địa chất trong nội địa của hành tinh. Đồng thời làm cứng lớp vỏ đến nỗi mọi vật chất từ sâu bên trong sẽ không thể đâm xuyên qua. Ngoài ra, các quá trình chính xác mà lớp phủ tạo thành coronae trên Sao Kim và lý do cho sự thay đổi giữa các coronae là vấn đề gây tranh cãi.
Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các mô hình số của hoạt động cơ nhiệt bên dưới bề mặt Sao Kim để tạo ra các mô phỏng 3D độ phân giải cao về sự hình thành coronae. Mô phỏng của họ cung cấp một cái nhìn chi tiết hơn về quá trình này.
Kết quả đã giúp Montési và các đồng nghiệp xác định các tính năng chỉ có trong coronae hoạt động gần đây. Sau đó, nhóm nghiên cứu đã kết hợp các đặc điểm đó với các đặc điểm được quan sát trên bề mặt Sao Kim, cho thấy một số biến thể của coronae trên khắp hành tinh đại diện cho các giai đoạn phát triển địa chất khác nhau. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy coronae trên sao Kim vẫn đang phát triển. Điều này cũng cho thấy phần bên trong hành tinh vẫn đang bị đảo lộn.
“Mức độ hiện thực được cải thiện trong các mô hình này so với các nghiên cứu trước đây cho phép xác định một số giai đoạn trong quá trình tiến hóa của coronae và xác định các đặc điểm địa chất chẩn đoán chỉ có ở coronae hiện đang hoạt động. Chúng tôi có thể nói rằng ít nhất 37 coronae đã hoạt động rất gần đây”, Montési nói.
Các coronae hoạt động trên Sao Kim được tập hợp ở một số địa điểm, điều này cho thấy các khu vực nơi hành tinh này hoạt động mạnh nhất, cung cấp manh mối cho hoạt động của bên trong hành tinh. Những kết quả này có thể giúp xác định các khu vực mục tiêu cho các công cụ địa chất trong các nhiệm vụ tương lai tới Sao Kim.
Kỳ thú 'cuộc diễu hành của các hành tinh' diễn ra vào tháng 7
Cuộc diễu hành của các hành tinh sẽ diễn ra trong khoảng 2 tuần của tháng 7 nhưng không thể quan sát hoàn toàn.
Mặc dù không có thuật ngữ "cuộc diễu hành của các hành tinh" trong khoa học, người yêu thiên văn học thường dùng cụm từ này khi nói về hiện tượng các hành tinh xếp thành một hàng trong cùng một khu vực trên bầu trời.
Một cuộc diễu hành như vậy từng xảy ra vào ngày 18/4/2002. Theo dự kiến, sự kiện tương tự sẽ diễn ra vào tháng 7/2020. Kế đó là tháng 3, tháng 6/2022 và các năm 2040, 2854.
Hình ảnh mô phỏng về "cuộc diễu hành của các hành tinh". (Ảnh: Starwalk)
Trong cuộc diễu hành vào tháng 7 tới đây, tất cả các hành tinh của hệ Mặt trời - Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương cùng hành tinh lùn Pluto - sẽ xếp thành hàng (hơi cong một chút) ở một phía của Mặt Trời cùng một lúc.
Theo Faina Rubleva - Giám đốc khoa học của Đài thiên văn Matxcơva, ở sự kiện năm nay, Mặt trời sẽ bị sao Thủy che khuất, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương không thể quan sát bằng mắt thường.
"Sao Thổ, Sao Mộc và Sao Hỏa có thể nhìn thấy được vào ban đêm. Chúng ta không nhìn thấy Trái đất vì chúng ta ở trên đó. Có thể nhìn thấy sao Kim, nhưng chỉ vào buổi sáng. Còn Sao Thủy nằm ở phía dưới, bên cạnh Mặt trời và Mặt trời làm lu mờ nó", bà cho hay.
Bà Rubleva cũng lưu ý rằng các hành tinh trên bầu trời sẽ di chuyển chậm và từ từ tạo thành một đoàn diễu hành dần dần. Do đó, hiện tượng này có thể được quan sát trong khoảng hai tuần, trái ngược với nhật thực và nguyệt thực xảy ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
"Từ 4/7, chúng ta có thể quan sát Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ vào ban đêm và Sao Kim vào buổi sáng. Tới ngày 14, tầm nhìn của Sao Thổ và Sao Mộc sẽ được cải thiện vì đây là thời điểm chúng phản xạ ánh sáng mặt trời tốt và sẽ thuận tiện nhất để quan sát", bà cho biết thêm.
Tại sao có người thuận tay trái? Hầu hết chúng ta đều thuận tay phải, nhưng một số ít lại có xu hướng thuận tay trái. Tại sao lại như vậy? Thuận tay nào là do ta học dần dần thành thói quen theo thời gian hay nó có liên quan đến hệ thống thần kinh của chúng ta từ khi sinh ra? Những người thuận tay trái có phải...