Phát hiện nhiều loại vi khuẩn có chứa gene kháng kháng sinh tại Nam Cực
Vi khuẩn ở Nam Cực có chứa các gene cung cấp cho chúng kháng sinh tự nhiên và kháng kháng sinh, cùng khả năng lây lan ra phạm vi ngoài các vùng cực.
Đó là phát hiện mới được các nhà khoa học ở Chile công bố trên tạp chí Science of the Total Environment.
Các nhà khoa học phát hiện nhiều loại vi khuẩn có chứa gene kháng kháng sinh tại Nam Cực. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN
Trưởng nhóm nghiên cứu – ông Andres Marcoleta cho biết những “ năng lực siêu nhiên” này – vốn tiến hóa để thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt – tồn tại trong các đoạn nhiễm sắc thể ADN di động và có thể dễ dàng chuyển giao cho các vi khuẩn khác.
Video đang HOT
Ông Marcoleta cho biết: “Chúng ta vẫn biết rằng đất tại Bán đảo Nam Cực – một trong những vùng cực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng băng tan – rất đa dạng về vi khuẩn. Một số loại vi khuẩn đã tạo thành một nguồn tiềm năng về các gene tổ tiên đã tạo ra sự kháng lại thuốc kháng sinh”
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Chile đã thu thập một số mẫu đất từ Bán đảo Nam Cực trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019. Theo ông Marcoleta, “có lẽ cần phải đặt câu hỏi rằng liệu biến đổi khí hậu có thể gây tác động đến sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm hay không”.
Nhà khoa học này cho rằng: “Trong kịch bản khả thi, những gene này có thể chính là nguồn lưu trữ của các mầm mống, qua đó thúc đẩy sự xuất hiện và gia tăng của bệnh truyền nhiễm”.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng vi khuẩn Pseudomonas – một trong những nhóm vi khuẩn chiếm ưu thế ở Bán đảo Nam Cực, tuy không gây bệnh nhưng lại có thể là nguồn “gene kháng thuốc” và chúng không thể bị tiêu diệt thông qua các chất khử trùng thông thường như đồng, clo hoặc ammoni bậc 4.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện một số loại vi khuẩn khác như vi khuẩn Polaromonas, có “tiềm năng bất hoạt các loại kháng sinh gốc beta-lactam, vốn rất cần thiết để điều trị các bệnh nhiễm trùng khác nhau”.
Tên lửa Sarmat của Nga có thể thay đổi quỹ đạo trong tương lai
Sarmat, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới nhất của Nga, có thể bay qua Bắc Cực và Nam Cực và theo các quỹ đạo khác nhau trong vài thập kỷ tới.
Tên lửa Sarmat rời bệ phóng tại sân bay vũ trụ Plesetsk. Ảnh: Sputnik
Trả lời kênh truyền hình Zvezda TV, Đại tướng Sergei Karakaev, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga, cho biết: "Dựa trên thông số về công suất và trọng lượng của hệ thống tên lửa mới, quỹ đạo bay có thể thay đổi được. Từ đường bay qua Bắc Cực, nếu cần, chúng tôi có thể đưa quỹ đạo qua Nam Cực. Và thậm chí là khả năng phóng ra ngoài không gian".
Tướng Karakaev nói thêm trong vài thập kỷ tới, khó có loại vũ khí nào có thể đánh chặn được Sarmat. Theo ông, một trong những lý do giúp loại ICBM hiện đại này trở nên bất khả chiến bại là việc nó có thể tăng tốc nhanh như tên lửa nhiên liệu rắn hạng nhẹ, mặc dù sử dụng nhiên liệu lỏng.
Ông Dmitry Rogozin, người đứng đầu cơ quan vũ trụ nhà nước Nga Roscosmos, cho biết quân đội Nga sẽ thử nghiệm Sarmat trong suốt năm nay và bắt đầu đưa chúng vào hoạt động từ mùa thu này.
Bên cạnh đó, theo khẳng định của ông Sergei Poroskun, Phó Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược, tên lửa Sarmat sẽ tham gia trực chiến trong hệ thống vũ khí của Nga ít nhất 50 năm nhờ các tính năng ưu việt và độ tin cậy cao.
Hồi cuối tháng 4, Roscosmos cho biết họ có kế hoạch triển khai hàng loạt ICBM cho các lực lượng tên lửa chiến lược của Nga vào mùa thu năm nay.
Sarmat là một hệ thống tên lửa lớn, nặng 200 tấn. Hệ thống này được thiết kế để thay thế tên lửa Voevoda của Nga, hay còn được gọi là Satan. Roscosmos có kế hoạch chế tạo tổng cộng 46 tên lửa Sarmat để đáp ứng nhu cầu của quân đội Nga.
Núi lửa ngầm ở Nam Cực kích hoạt loạt 85.000 trận động đất Một ngọn núi lửa dưới nước đã lâu không hoạt động gần Nam Cực nay chợt thức giấc, gây ra một loạt 85.000 trận động đất. Ảnh minh họa: Getty Images Theo trang livescience.com, loạt trận động đất bắt đầu vào tháng 8/2020 và giảm dần vào tháng 11 năm đó. Đây là hoạt động động đất mạnh nhất từng được ghi nhận...