Phát hiện nhiều hơi nước từ mẫu đất trên sao Hỏa
Kết quả phân tích những mẫu đất được tàu thăm dò sao Hỏa “Tò mò” thực hiện đang gây bất ngờ lớn khi phát hiện một lượng lớn hơi nước, các nhà khoa học của dự án cho biết.
Tàu Tò mò dừng lại tại một địa điểm có tên Rocknest để lấy mẫu cát trong gió và bụi
Để đi đến kết luận trên, các nhà khoa học đã cho Tò mò lấy một lượng nhỏ đất trên bề mặt “hành tinh đỏ” và đốt nóng lên. Và họ đã bất ngờ khi thấy nhận thấy dòng hơi thoát lên chính là H2O.
Nhà nghiên cứu của dự án Tò mò Laurie Leshin cùng các đồng sự khẳng định trên tạp chí Khoa học của Mỹ rằng, khoảng 2% bề mặt đầy bụi của sao Hỏa là nước. Đây có thể là một nguồn tài nguyên hữu ích cho các nhà du hành trong tương lai.
“Nếu chúng ta đem khoảng 1 feet khối (0,028317m) đất đốt nóng lên một chút – khoảng vài trăm độ – bạn sẽ thu được khoảng 946 ml nước – tương đương với 2 chai nước mọi người vẫn mang khi đi thể dục”, tiến sỹ Leshin giải thích.
“Và đất trên sao Hỏa thật thú vị bởi có vẻ như ở bất kỳ đâu nó cũng giống nhau. Nếu là một nhà thám hiểm, điều này thực sự là tin tốt bởi bạn có thể dễ dàng có nước từ bất kỳ đâu”.
Thông tin về sự có mặt của nước trong các thành phần mịn của đất chỉ là một phần trong số hàng loạt thông tin được tạp chí Khoa học đăng tải, miêu tả những khám phá đầu tiên của tàu thăm dò.
Video đang HOT
Một vài dữ liệu này từng được công bố tại các hội thảo khoa học và trong các buổi họp báo của NASA, nhưng tài liệu công bố chính thức giúp cộng đồng các nhà nghiên cứu có cơ hội tìm hiểu cặn kẽ từng chi tiết.
Những công bố của tiến sỹ Leshin và các công sự liên quan đến việc phân tích một mẫu vật được thực hiện tại “Rocknest”, một đống cát cách nơi Tò mò hạ cánh khoảng 400m, trên nền của miệng núi lửa Gale, tháng 8/2012.
Robot này đã sử dụng các công cụ để nhặt, sàng và chuyển mẫu bụi sao Hỏa này tới một thiết bị có tên là Sam được giấu bên trong thân của nó. Sam có thể đun nóng mẫu vật và xác định hơi nóng thoát lên chứa chất gì. Việc này sẽ giúp xác định các thành phần khác nhau có trong đất.
Ví dụ, Tò mò đã ghi nhận một lượng đáng kể các-bon đi-ô-xít. Điều này có nghĩa là có cacbonat trong mẫu đất đó. Và cacbonat hình thành với sự có mặt của nước.
Robot này cũng thấy sự hiện diện của oxy và clo – một dấu hiệu mà nhiều người đã trông đợi sau những nghiên cứu tương tự về sao Hỏa được tàu Phượng Hoàng của NASA thực hiện năm 2008.
“Chúng tôi nghĩ rằng có một thành phần của một khoáng chất gọi là perchlorate, chúng chiếm khoảng 0,5% tỉ trọng trong đất”, tiến sỹ Leshin cho biết. “Nếu phát hiện ra nước là một tin tốt thì việc tìm thấy perchlorate lại là tin xấu. Nó có thể ảnh hưởng tới chức năng của tuyến giáp. Do đó nó sẽ gây ra vấn đề nếu người nào đó hít phải một số bụi mịn trên sao Hỏa. Đây là điều chúng ta cần biết để chuẩn bị cho sau này”.
Thanh Tùng
Theo BBC
7 người Việt xin "định cư vĩnh viễn" trên sao Hỏa
Hành trình "một đi không trở lại" đến sao Hỏa của tố chức Mars One hiện nhận đơn tình nguyện tham gia khắp thế giới. Trong số hơn 165,000 hồ sơ từ 140 quốc gia gửi vào, có ít nhất bảy thanh thiếu niên Việt Nam, sáu nam và một nữ.
Bỏ hết tất cả, từ các món ăn yêu thích, thói quen hằng ngày đến giã biệt người thân, gia đình và bạn bè, những người được chọn cho hành trình này sẽ sống hết cuộc đời còn lại ở sao Hỏa, nhằm thiết lập một nhóm dân cư cho loài người trên hành tinh này. Những người trẻ tuổi có tên Việt trong danh sách thí sinh đều rất trẻ, nhỏ nhất là 19 tuổi, lớn nhất là 23 tuổi
Tổ chức Mars One "là một tổ chức phi lợi nhuận, sẽ thành lập một khu định cư cho loài người trên sao Hoả từ 2023," theo thông cáo của nhóm. Tổ chức do công ty truyền thông Interplanetary Media Group, Hòa Lan, sáng lập. Mars One gây quỹ hoạt động bằng các chương trình khác nhau như xin bảo trợ hay làm chương trình truyền hình.
Bắt đầu từ ngày khai mạc vào tháng Tư tại New York và Bắc Kinh, hàng trăm ngàn hồ sơ nộp vào với tiền phí tham dự từ $5 đến $70, tùy địa phương. Một cư dân Hoa Kỳ muốn tham dự phải đóng $38. Cư dân Việt Nam đóng $7, là khoảng 150,000 VND.
"Nếu bạn muốn là người khai phá sao Hỏa, mặc kệ các hiểm nguy và thử thách trong công việc này, bạn đã đủ tiêu chuẩn tham dự hơn hầu hết những người khác trên Trái Đất. Quan trọng là bạn phải khỏe mạnh và có cái đầu vững vàng". Norbert Kraft, trưởng ban y tế của Mars One, cho biết bất kỳ ai cũng có thể nộp đơn.
Ngày hết hạn nhận hồ sơ là 31 Tháng Tám. Sau ngày này, Mars One sẽ chọn ra ứng cử viên cho vòng hai, số lượng tùy theo số hồ sơ mỗi vùng. Các ứng cử viên khi đến phỏng vấn bởi đại diện của Mars One tại địa phương phải chứng minh có đủ sức khỏe. Vòng ba giới hạn từ 20 đến 40 ứng cử viên mỗi địa phương. Họ sẽ tham dự các chương trình thi tài, "reality-show," đọ sức trong các thử thách phác họa hoàn cảnh sống khó khăn trên Sao Hỏa. Tại mỗi vùng, hai người sẽ được chọn cho vòng chung kết, gồm một ứng cử viên được khán giả yêu thích nhất, và một do các chuyên gia - phi hành gia của Mars One chọn.
Vòng bốn- vòng chung kết gom tất cả các thí sinh thắng vòng ba từ khắp nơi trên thế giới lại tranh tài tại "trạm không gian", được xây theo mô hình thiết kế cho khu định cư tương lai trên Sao Hỏa, tại Utah, Hawaii của Mỹ và tai cực Bắc lạnh giá của Canada. Hai mươi bốn người thắng cuộc, chia thành sáu đội, sẽ có tên trong danh sách chính thức, để được huấn luyện từ 2015 đến 2022, và lần lượt bay đến sống tại sao Hỏa vào 2023.
Câu hỏi "Bạn có muốn lên Sao Hỏa" trong cuộc khảo sát của NBC với hơn 22,000 người tham dự nhận được hầu hết câu trả lời nói là "Tôi không ngại nếu đi hai chiều"và "Tôi muốn... gửi một người khác đến sống ở Sao Hỏa."
Sau đây là sơ lược về bảy thanh niên, thiếu nữ Việt Nam gửi đơn, băng hình, xin đi "chuyến bay một chiều" đến Sao Hỏa.
- Thái Tài, nam, 20 tuổi, sinh viên ngành quản lý doanh nghiệp trường Northampton Community College, Mỹ. "Thứ nhất, mình tham gia vì muốn là người đầu tiên sống trên sao Hỏa. Thứ hai, sao Hỏa là một nơi đẹp, mà mình thì thích khám phá những vùng đất đẹp. Mình ao ước được leo lên ngọn núi Olympus của sao Hỏa".
- Trang, nữ, 21 tuổi, vừa tốt nghiệp cử nhân ngành kinh tế học. Cô nói: "Thực ra mình không giỏi về khoa học, kỹ sư hay thiên văn học, nhưng mình bị lôi cuốn bởi ý tưởng sẽ được sống trên sao Hỏa. Mình không muốn bỏ lỡ cơ hội có một không hai để được tham gia vào đề án này".
- Đỗ Văn Tùng, nam, 22 tuổi, một nông dân làm việc cho trang trại gà ở Việt Nam. "Mình không giỏi Tiếng Anh, mình viết những dòng này và nhờ Google chuyển ngữ. Bạn mình giúp mình gửi và đóng tiền nộp hồ sơ". Anh cũng nói về sở thích bắt cá, nấu ăn, cũng như vượt qua khó khăn của một nông dân để được lên sao Hỏa để khám phá.
- Nguyễn Anh Thắng, nam, 21 tuổi, theo nghề quản lý nhà hàng. "Thật là tuyệt vời khi nghĩ đến chuyện sống trên Sao Hỏa với những người đến từ các quốc gia khác". Anh nói sức khoẻ và khả năng vật lý, kỹ thuật, thiên văn cũng như nói được ba thứ tiếng có thể giúp anh là một ứng cử viên sáng.
- Hoàng Thọ, nam, 19 tuổi, một học sinh ở Sài Gòn đang luyện thi vào trường Y."Sao Hỏa là một hành tinh không có bất kỳ nền văn hóa, khoa học nào, chúng ta phải làm từ đầu, và mình muốn là người làm điều đó. Mình sẽ làm mọi điều để trở thành một ứng cử viên hoàn hảo".
- Hoàng Hải, nam, 21 tuổi, sinh viên ngành quản lý doanh nghiệp trường Keele University, Anh Quốc. "Lần đầu tiên nghe về dự án của Mars One, mình kinh ngạc với khả năng của con người. Tôi luôn muốn làm được điều gì đó cho xã hội, và được nhớ đến". Anh cũng nói là đến 2023, anh sẽ là 31 tuổi, "okay" để làm phi hành gia.
- Hung, nam, 23 tuổi, vừa tốt nghiệp cử nhân trường Texas Tech University, Mỹ. Hồ sơ của anh được cộng đồng ghé xem nhiều nhất so với các bạn trẻ Việt Nam khác. Anh kể về các sở thích đua xe, trượt băng, du lịch khắp thế giới và âm nhạc như thí dụ cho tính cố gằng của bản thân, và "mình tin loài người đã sẵn sàng cho bước tiến tiếp theo vào vũ trụ".
Theo Người đưa tin
Báo Trung Quốc hết lời dè bỉu tàu sân bay Ấn Độ Báo Trung Quốc 'nổ' sẽ phát triển tàu sân bay có thể sánh vai với mẫu hạm của Mỹ. Sản phẩm có trình độ như mẫu hạm của Ấn Độ, Trung Quốc sẽ không bao giờ chế tạo. Ngày 12/8, Ân Đô cho ra mắt hàng không mâu hạm đâu tiên INS Vikrant, trở thành quốc gia thứ 5 sau Mỹ, Nga, Anh,...