Phát hiện nhiều di vật khảo cổ trong Vườn quốc gia Ba Bể
Khảo sát một số hang động nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia Ba Bể ( Bắc Kạn), Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn đã phát hiện nhiều di vật quý thể hiện dấu tích, sinh hoạt của người tiền sử.
Các nhà khảo cổ khảo sát một trong các hang động nằm ở vùng lõi Vườn quốc gia Ba Bể.
Khảo sát một số hang động nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Kạn), Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn đã phát hiện nhiều di vật quý thể hiện dấu tích, sinh hoạt của người tiền sử.
Hang Thẳm Khít là một trong các địa điểm nằm ở vùng lõi của Vườn quốc gia Ba Bể, được các nhà khảo cổ học lựa chọn để khảo sát, tìm hiểu… Tại đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 54 hiện vật quý có thể trưng bày. Trong đó, nổi bật là bộ công cụ đá cuội ghè đẽo, bộ công cụ rìu thô, mảnh tước…
Căn cứ vào kỹ thuật chế tác, loại hình công cụ và địa tầng phát hiện, các nhà khảo cổ học bước đầu xác định, hang Thẳm Khít là di tích cư trú của người tiền sử, thuộc giai đoạn hậu kỳ đá cũ, cách ngày nay gần 20 nghìn năm.
Video đang HOT
Ngoài hang Thẳm Khít, các nhà khảo cổ còn khảo sát tại một số địa điểm như: Động Nả Phòng, hang Thẳm Mìa, hang Ba Cửa và phát hiện gần 100 hiện vật quý với niên đại từ 2.000 đến 20 nghìn năm về trước.
Theo các nhà khảo cổ học, những hiện vật quý vừa được phát hiện tại khu vực Vườn quốc gia Ba Bể hay tại một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh trong vài năm trở lại đây đã khẳng định, Bắc Kạn là một trong số những địa danh có vết tích hoạt động, sinh hoạt của người tiền sử. Do đó, việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa, nhân văn của các di khảo cổ học này là rất cần thiết.
Việc phát hiện này không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành khảo cổ mà nó còn là tiền đề, mở ra cơ hội để quảng bá, xây dựng thành sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách khi đến tham quan, trải nghiệm tại khu du lịch Ba Bể.
Phát hiện hóa thạch khoảng 200 triệu năm tuổi tại Gia Lai
Sáng 2/7, ông Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng Phòng Quản lý di sản Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết: Nhận được tin báo từ cơ sở, trong lần đi thực địa mới đây, ông đã phát hiện khoảng 30 dấu tích của những vật thể lạ chưa xác định.
Khu vực phát hiện các hóa thạch Cúc đá tại bờ sông buôn Tơnia , xã Chư Gu, huyện Krông Pa (Gia Lai). Ảnh: Quang Tuệ (Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai)
Mẫu ảnh và thông tin được gửi đến các nhà địa chất và khảo cổ học nhờ thẩm định. Đây chính là những hóa thạch Cúc đá - tên một nhóm các loài sinh vật biển thân mềm đã bị tuyệt diệt. Tuổi của những hóa thạch này có thể dao động ở mức 200 - 150 triệu năm cách ngày nay.
Theo đó, khu đất bên sông buôn Tơnia, xã Chư Gu, huyện Krông Pa có khoảng 30 dấu tích của những vật thể chưa xác định. Một số hiện vật đã bị nước cuốn trôi, trơ lại trên nền đất những hố lõm tròn. Một số khác bị mưa gió, sóng nước bào mòn, chỉ còn phần đáy, cong vòm như đáy chảo nhỏ trồi hẳn lên mặt đất. Tuy nhiên, đa số các vật thể loại này vẫn còn chìm trong đất, chỉ lộ thiên phần vật chất cứng nhất, bề mặt đo được có đường kính 20 - 30cm.
Mật độ hiện vật khá dày, có nơi chúng nằm cạnh nhau, nhưng không theo một trật tự nhất định. Nhiều khả năng các hiện vật này xuất lộ là do những năm qua, bờ sông Ba phía xã Chư Gu bị lở, khiến chúng bị nước cuốn trôi hoặc bào mòn.
Các hóa thạch Cúc đá được tìm thấy tại Gia Lai. Ảnh: Quang Tuệ (Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai)
Ông Nguyễn Quang Tuệ đã chụp ảnh, đào thám sát một hiện vật sát mép nước và gửi những thông tin này đến các chuyên gia về địa chất, khảo cổ học trong nước.
Tiến sĩ La Thế Phúc, nguyên Giám đốc Bảo tàng Địa chất Việt Nam, người đang theo đuổi nhiều đề tài nghiên cứu về địa chất ở khu vực này cho biết: Đây chính là những hóa thạch Cúc đá - tên một nhóm các loài sinh vật biển thân mềm đã bị tuyệt diệt. Tuổi của những hóa thạch này có thể dao động ở mức 200 - 150 triệu năm cách ngày nay.
Theo Tiến sĩ Phúc, việc phát hiện các hóa thạch Cúc đá ở phía nam tỉnh Gia Lai, tiếp tục củng cố thêm nhận định đã có từ trước: Tây Nguyên từng là biển.
Các hóa thạch Cúc đá được tìm thấy tại Gia Lai. Ảnh: Quang Tuệ (Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai)
Trước đó, hóa thạch Cúc đá đã được tìm thấy ở một số tỉnh như Cao Bằng, Đắk Nông... nhưng đây là lần đầu tiên, loại hiện vật có niên đại xa xưa này được phát hiện tại Gia Lai.
Cùng với những thông tin mới về khảo cổ học đá cũ và gỗ hóa thạch ở huyện Phú Thiện, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) được công bố gần đây, hóa thạch Cúc đá ở huyện Krông Pa sẽ bổ sung, làm phong phú thêm bản đồ di sản địa chất và khảo cổ học tỉnh Gia Lai ở khu vực này.
Các Cúc đá nói trên không có giá trị về kinh tế mà chỉ có giá trị về mặt di sản địa chất, phục vụ quá trình nghiên cứu khảo cổ học. Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không nên nghe các thông tin thất thiệt, đào bới, phá vỡ nguyên trạng cấu trúc hóa thạch trên.
Theo kế hoạch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, sắp tới, đơn vị sẽ phối hợp với chính quyền địa phương có biện pháp quây vùng bảo tồn những Cúc đá hóa thạch này để phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch địa phương.
Gặp người sưu tập 10.000 đá cổ: Chứng tích người tiền sử ở Tây Nguyên Ông Văn Đình Thành - 67 tuổi, ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đang là chủ nhân của bộ sưu tập đá cổ với 10.000 hiện vật của người Việt tiền sử, gồm các chủng loại phục vụ lao động sản xuất, vũ khí, nhạc cụ... Ông Thành có duyên nợ với hiện vật đá cổ từ "cục đá đầu tiên"...