Phát hiện nhiều di vật giá trị trong mộ của nữ quý tộc thời cổ đại sau 4.500 năm
Khi khai quật ngôi mộ của một người phụ nữ giàu có tộc Minoan từ thời đại đồ đồng, các nhà khảo cổ phát hiện nhiều di vật vô cùng quý hiếm.
Cuộc khai quật diễn ra tại Sissi, trên bờ biển phía bắc Hy Lạp đã khám phá tàn dư của một khu dân cư tộc Minoan sớm có niên đại khoảng năm 2.600 TCN. Ở đây, họ tìm thấy một tòa nhà lớn đứng cạnh một cụm kiến trúc phức tạp có khả năng là làng của người Minoan cổ. Họ đã rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn của mình, thậm chí bỏ lại tất cả tài sản quý giá. Tòa nhà này rất có thể đã bị thiêu rụi trong biển lửa từ năm 2.500 TCN, rồi được người dân xây dựng lại để hoàn thành khu phức hợp hoành tráng – tức ngôi làng của họ – vào năm 1.700 TCN.
Khu di tích rộng lớn từng là làng của người Minoan cổ đại.
Trong chiếc quan tài đá ở khu cổ mộ, xác người phụ nữ được đặt bên cạnh một mặt gương đồng bọc ngà, trên người cài ghim áo bằng xương và đồng, kèm theo một sợi dây chuyền vàng ròng. Tất cả những vật bồi táng này đã chứng minh gia thế giàu có của cô khi còn sống. Cô an nghỉ trong ngôi mộ đá nho nhỏ chỉ bằng kích thước của một chiếc quan tài.
Hài cốt của người phụ nữ quyền quý được tìm thấy cùng nhiều di vật giá trị.
Những căn mộ “mini” như thế này rất hiếm khi xuất hiện tại Hy Lạp. Người ta chỉ có thể tìm thấy chúng ở các khu dân cư Minoan cổ xưa nhất trên đảo: thành phố Chania và Knossos. Nói về phát hiện mới này, Bộ Văn hóa Hy Lạp cho biết: “Nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục làm việc tại di tích để khám phá thêm về khu phức hợp trên. Khi khai quật tàn tích tại phía tây, họ tìm ra dấu vết của người Minoan cổ đại từ năm 2.600 TCN”.
Video đang HOT
Sợi dây chuyền vàng trong cổ mộ.
Sau khi người dân bỏ đi, họ để lại rất nhiều tài sản quý giá chính tại khu di tích này, bao gồm cả một tòa nhà hoành tráng được xây dựng ở phía đông ngôi làng . “Tòa nhà này là cốt lõi để hình thành khu phức hợp hoành tráng như chúng ta đang thấy. Năm 2.500 TCN, tòa nhà từng sụp đổ vì hỏa hoạn, song các cư dân đã dựng lại và biến nó thành một bộ phận trọng yếu của ngôi làng”, cơ quan trên bổ sung. Khi tiến sâu vào trong, các nhà khảo cổ phát hiện sân trong được tráng một loại vữa cao cấp thời bấy giờ, trang trí bằng hoa văn chấm tròn, cộng thêm một ống thoát nước bằng đất sét dài 33 mét, trải dài từ khoảng sân trung tâm đến rìa phía đông ngôi làng.
Đây là công trình nghiên cứu phối hợp giữa Belgian School tại Athens và tổ chức Ephorate of Antiquities of Lasithi.
Thanh Vân
Theo Dailymail/saostar
Phát lộ TP New York 5.000 tuổi tại Israel và bí mật chưa giải đáp phía sau
Các nhà khảo cổ học Israel mới đây đã phát hiện ra những tàn tích của một thành phố khổng lồ có niên đại lên tới 5.000 năm.
Nằm ở giữa Tel Aviv và Haifam, thành phố cổ rộng gần 65 hec-ta tại En Esur lộ ra khi người ta đang tiến hành xây dựng một ngã ba đường dẫn tới thị trấn Harish.
'Khu khảo cổ chúng tôi tìm thấy rộng hơn từ hai tới ba lần so với khu lớn nhất từng được phát lộ trong vùng này', khảo cổ gia Yitzhak Paz nói với phóng viên CNN.
Thành phố cổ tại En Esur có diện tích lên tới gần 65 hec-ta (ảnh: CNN)
Thành phố cổ được đánh giá là có vị trí cực kỳ đắc địa do tọa lạc ở điểm giao thoa của hai tuyến đường thương mại cổ đại, cùng với đất đai màu mỡ và hai con suối lớn. Các nhà khoa học ước tính, có ít nhất 6.000 người đã sinh sống tại đây trong Thời đại đồ đồng vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ 4 TCN.
'Đây là thành phố New York thời đại đồ đồng sớm của vùng chúng tôi', một thông cáo phát đi cho hay ', 'một thành phố đã được quy hoạch và đô thị hóa với hàng ngàn cư dân'.
Thành phố được phát hiện nằm trên nền một khu vực định cư có tuổi đời thậm chí còn lâu hơn, lên tới 7.000 tuổi. Hàng ngàn thanh thiếu niên và tình nguyện viên đã tham gia vào quá trình khai quật bắt đầu từ 2,5 năm trước.
'Lần đầu tiên chúng tôi tìm thấy một thành phố bao gồm tất cả các đặc điểm của sự tổ chức, từ pháo đài, quy hoạch đô thị, hệ thống đường phố, không gian công cộng và còn nhiều hơn thế', ông Paz nói.
Một số di chỉ quý hiếm được tìm thấy tại thành phố cổ (ảnh: CNN)
Theo các nhà khoa học, vào thời điểm đó, thành phố lớn gấp 10 lần so với Jericho - hiện được coi là một trong những thành phố liên tục có người sinh sống lâu đời nhất thế giới. Vào Thời đại đồ đồng sớm, diện tích của Jericho chỉ vào khoảng 5 hec-ta trong khi diện tích của thành phố tại En Asur là 65 hec-ta.
'Một thành phố như vậy không thể phát triển mà không có sự chỉ hướng phía sau và một cơ chế chính quyền', thông cáo của các nhà khảo cổ đánh giá.
Tuy nhiên, sau một vài thế kỷ phát triển rực rỡ, thành phố hoàn toàn bị bỏ hoang. Lý do phía sau điều này hiện vẫn chưa được làm rõ. Người ta cũng không tìm thấy các dấu hiệu của một thảm họa tự nhiên hay phá hủy bằng bạo lực.
'Chúng tôi vẫn phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của việc thành phố bị từ bỏ', ông Paz cho hay.
Minh Đức
Theo Tổ Quốc
Con bị sốt đi viện mãi không khỏi, mẹ Sài Gòn bỗng hoảng hốt khi thấy con hắt xì ra dị vật đáng sợ này Trẻ con thường hay nghịch ngợm và tự nhét dị vật vào mũi, miệng và điều này cũng xảy ra với con gái chị Thu Thủy (sống tại TP. HCM). Ngày càng có nhiều những vụ việc trẻ nghịch ngợm chơi đùa rồi tự nhét dị vật vào mũi mình mà cha mẹ hoàn toàn không hay biết, chỉ đến khi thấy con...