Phát hiện nhiều dấu tích khảo cổ quan trọng ở Trung Quốc
Các nhà khảo cô Trung Quốc đã phát lộ móng của 7 ngôi nhà lớn có niên đại khoảng 6.000 năm ở tỉnh Hà Nam, miên Trung nước này.
Bức ảnh chụp ngày 6/1/2023 cho thấy tàn tích của các kênh dẫn nước có từ thời nhà Ngụy và nhà Tấn (220 – 420) tại thành phố Lạc Dương ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Viên Di sản văn hóa và khảo cô học tỉnh Hà Nam, những dấu tích trên được phát hiện tại di chỉ khảo cổ Bắc Dương Bình, ở thành phô Linh Bảo. Kết quả giám định cho thấy những ngôi nhà trên được xây dựng vào giai đoạn giữa của thời kỳ văn hóa Ngưỡng Thiêu. Thời kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều tồn tại cách đây 5.000 – 7.000 năm, là một nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới tôn tại dọc theo trung lưu của sông Hoàng Hà.
Các móng nhà được tìm thây có nhiêu kích thước khác nhau. Phần móng của ngôi nhà lớn nhât có kêt câu nửa nôi nửa chìm, hình chữ nhât, với các góc hình tròn. Móng nhà này hiên có diên tích 172 m2 nhưng theo tính toán, căn nhà ban đâu có thể rộng tới gân 250 m2.
Ông Ngụy Hưng Đào – Phó Viên trưởng Viên Di sản văn hóa và khảo cô học tỉnh Hà Nam – cho biêt: “Những ngôi nhà lớn được xây dựng trong giai đoạn giữa của thời kỳ văn hóa Ngưỡng Thiêu có câu trúc và quá trình xây dựng phức tạp, đòi hỏi thiêt kê tỉ mỉ, tính toán chính xác và quản lý xây dựng chặt chẽ”.
Theo chuyên gia này, kỹ thuât kiên trúc thời đó đã tương đôi tiên tiên. Ngoài ra, môt sô lượng lớn các sản phâm đô gô cũng được tìm thấy trong trạng thái được bảo quản tốt tại móng của môt ngôi nhà lớn khác và đây là một điều hiếm có trong khảo cô học thời tiên sử.
Ông Ngụy Hưng Đào nhấn mạnh: “Viêc phát hiên những ngôi nhà lớn được xây dựng trong thời kỳ văn hóa Ngưỡng Thiêu, giông như ngôi nhà tại di chỉ khảo cổ Bạch Dương Bình, góp phân củng cô cho những nghiên cứu vê các loại nhà, kiêu thiêt kê và kỹ thuât xây dựng nhà ở trong thời kỳ đó, đông thời đặt nên móng vững chắc cho viêc khám phá câu trúc xã hôi và văn minh thời Ngưỡng Thiêu.
Cũng tại tỉnh Hà Nam, các nhà khảo cô đã phát hiên ra môt lớp trải gồm những cành cây dâu tằm và cây bách có niên đại từ thời Tông (960 – 1279), được cho là lớp lót móng của một bức tường thành cổ, nằm trên khu vực có diên tích gân 400 m2 ở thành phố Thương Khâu.
Video đang HOT
Viện trưởng Viên Di tích văn hóa và khảo cô học thành phô Thương Khâu – ông Nhạc Hông Bân cho rằng các cành cây có thê đã được sử dụng đê gia cố móng cho tường thành. Theo các nhà nghiên cứu, những cành cây nghìn năm tuổi này trong trạng thái tương đối tốt, do chúng được chôn sâu 10 mét dưới lòng đất và được bảo vệ bởi lớp đất sét đỏ do lũ sông Hoàng Hà tạo nên.
Bức ảnh chụp ngày 6/1/2023 cho thấy tàn tích của các kênh dẫn nước có từ thời nhà Ngụy và nhà Tấn (220-420) tại thành phố Lạc Dương ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Thương Khâu còn được biết đến là nơi “các thành phố nằm trên các thành phố”, do các thành phố mới tiếp tục được xây dựng trùm lên các di tích của thành phô cũ trong suốt lịch sử lâu đời tồn tại từ thời Xuân Thu (770 – 476 trước Công nguyên).
Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng phát hiện tại địa điểm này các giếng và hố tro bên dưới các cành cây, cũng như các đồ dùng hàng ngày như bình gốm, có từ thời Đông Chu (770 – 221 trước Công nguyên).
Thuốc kháng virus của Pfizer có thể chấm dứt chiến lược 'Không COVID' ở Trung Quốc?
Ngày 12/2, Trung Quốc đã phê duyệt có điều kiện thuốc điều trị COVID-19 do hãng dược phẩm Pfizer sản xuất.
Các chuyên gia cho rằng quyết định đầy bất ngờ này cho thấy có thể Bắc Kinh đang lên kế hoạch thoát khỏi chiến lược "Không COVID".
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 ở Bắc Kinh. Ảnh: EPA-EFE
Theo hãng tin Bloomberg, động thái chấp thuận có điều kiện thuốc viên Paxlovid vào cuối tuần qua đã khiến loại thuốc này trở thành sản phẩm dược phẩm nước ngoài đầu tiên mà Trung Quốc phê duyệt để điều trị bệnh COVID-19. Từ trước đến nay, quốc gia này vẫn kiên định sử dụng các loại vaccine và phương pháp điều trị được phát triển trong nước để đối phó với COVID-19.
Tại cuộc họp ngắn hôm 12/2, ông Zeng Guang - cựu nhà khoa học tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cố vấn chiến lược phòng dịch của Bắc Kinh - nhận định thuốc viên COVID-19 của Pfizer sẽ phục vụ mục đích chiến lược của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Động thái này có thể tạo cơ sở cho chiến lược đối phó COVID-19 mới linh hoạt hơn, dần dần thay thế cách tiếp cận hiện tại.
"Trung Quốc sẽ không tự cô lập với phần còn lại của thế giới và có nhiều biện pháp khác nhau để thay đổi chiến lược phòng dịch. Nhưng chúng ta cần lập chiến lược trước khi hành động", ông Zeng cho biết.
Trong bối cảnh Mỹ và nhiều nước châu Âu đang chuyển sang "sống chung với dịch bệnh", Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới vẫn theo đuổi chiến lược "không COVID". Song nhiệm vụ này đang ngày càng trở nên khó khăn hơn, khi nhiều biến thể mới như Omicron và Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn xuất hiện.
Các chuyên gia phân tích cho rằng khi sở hữu một loại thuốc kháng virus hiệu quả trong "kho vũ khí" đối phó với COVID-19, điều này có thể giảm thiểu nhiều bất lợi cho Trung Quốc nếu virus lưu hành rộng rãi hơn.
Bà Sophia Archuleta - Trưởng khoa truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, Phó giáo sư tại Trường Y Yong Loo Lin, đánh giá: "Động thái mới nhất cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị để thoát khỏi chiến lược nhổ tận gốc ca mắc. Nếu virus SARS-CoV-2 trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng, nước này có thể triển khai một loại thuốc hiệu quả để đối phó với tình huống đó".
Trong tuyên bố hôm 14/2, hãng dược phẩm Pfizer đánh giá việc phê duyệt có điều kiện thuốc trị COVID-19 Paxlovid là cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch. Điều này phản ánh nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh trong việc tăng cường khả năng tiếp cận với các loại dược phẩm tiên tiến trên thế giới.
Ngoài ra, việc chấp thuận thuốc Paxlovid cũng giảm bớt lo ngại rằng Trung Quốc, thị trường dược phẩm lớn thứ 2 thế giới, đang tích cực hạn chế các phương pháp điều trị nước ngoài khi nhắc đến COVID-19. Song dù đã phê duyệt thuốc viên Paxlovid, nhưng Trung Quốc vẫn chưa chấp thuận sử dụng vaccine Pfizer/BioNTech, loại vaccine đã được cấp phép cho Công ty TNHH Tập đoàn Dược phẩm Fosun Thượng Hải của nước này.
Paxlovid - một loại thuốc điều trị COVID-19 do hãng Pfizer sản xuất. Ảnh: AFP
Ông Michael Shoebridge - Giám đốc Chương trình quốc phòng, chiến lược và an ninh quốc gia thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia, một tổ chức tư vấn ở Canberra - đánh giá: "Việc phê duyệt thuốc viên điều trị COVID-19 nước ngoài gây ít lo ngại hơn nhiều so với việc phê duyệt một loại vaccine nước ngoài, bởi vì vaccine là trọng tâm của cuộc đua quyền lực mềm và là niềm tự hào quốc gia".
Trước đó, mô hình thống kê của các chuyên gia Trung Quốc cho thấy nếu dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch hiện tại, nước này có thể chứng kiến trên 600.000 ca nhiễm mỗi ngày. Đây là tình huống khó có thể chấp nhận được ở một quốc gia chỉ ghi nhận chưa đến 5.000 ca tử vong từ khi COVID-19 bùng phát.
Điều đó đã thúc đẩy nhu cầu đối với thuốc viên của Pfizer ở Trung Quốc. Theo các nghiên cứu khoa học, thuốc Paxlovid đã được chứng minh giúp làm giảm gần 90% nguy cơ nhập viện và tử vong. Nếu như vaccine là "tấm khiên" ngăn ngừa COVID-19, loại thuốc này được ví như "mũi giáo" tiêu diệt virus, giúp làm giảm áp lực cho nhiều hệ thống bệnh viện ở của quốc gia này.
Cùng với vaccine, Trung Quốc cũng có một số ứng cử viên thuốc kháng virus COVID-19 trong nước đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng, nhưng tiến độ còn chậm. Khi tỉ lệ tiêm chủng trên toàn thế giới ngày càng tăng, cùng với việc biến thể Omicron được đánh giá có độc lực thấp hơn, việc chứng minh mức độ ngăn chặn nhập viện và tử vong của loại thuốc kháng virus này trở nên khó khăn hơn.
Một trong những loại thuốc trị COVID-19 nội địa tiên tiến nhất của Trung Quốc, do hãng dược Kintor có trụ sở tại Tô Châu, phát triển, đang thực hiện thử nghiệm giai đoạn cuối thứ 2 trên nhiều quốc gia. Trước đó, các thử nghiệm đầu tiên ở Mỹ không cho thấy loại thuốc này có hiệu quả cao trong bối cảnh tỉ lệ nhập viện rất thấp.
Thuốc trị COVID-19 Paxlovid. Ảnh: Reuters
Ông Brad Loncar, Giám đốc điều hành của Loncar Investments, người theo sát ngành công nghệ sinh học của Trung Quốc, nhận định: "Động thái chấp thuận thuốc trị COVID-19 của Mỹ cho thấy Trung Quốc có khả năng đang tính toán rằng nếu dựa vào thuốc trị COVID-19 nội địa để chấm dứt chính sách không COVID, điều đó sẽ gây thêm sự chậm trễ quá mức so với phần còn lại của thế giới đang mở cửa".
Tuy nhiên, các ứng cử viên kháng virus nội địa vẫn có thể phát triển khi Pfizer khó có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu điều trị của Trung Quốc. Công ty dược phẩm Mỹ cho biết nguồn cung thuốc Paxlovid toàn cầu của họ trong năm 2022 chỉ là 120 triệu liệu trình điều trị.
Giám đốc điều hành của Công ty công nghệ sinh học Junshi Thượng Hải, công ty đang thử nghiệm giai đoạn cuối thuốc kháng virus ở Trung Quốc và nước ngoài, đã nói với các nhà đầu tư vào rằng việc Trung Quốc chấp thuận Paxlovid phản ánh sự thừa nhận của Bắc Kinh rằng thuốc viên sẽ đóng vai trò hiệu quả trong nỗ lực chấm dứt đại dịch.
"Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự trở lại bình thường ở Trung Quốc đại lục, bao gồm cả việc mở cửa với phần còn lại của thế giới", Zhang Jialin, Trưởng Bộ phận nghiên cứu chăm sóc sức khỏe Trung Quốc tại công ty phân tích Nomura Holdings, cho biết.
Theo trang thống kê worldometers.info, Trung Quốc đã ghi nhận trên 107.000 ca mắc COVID-19 mới kể từ khi đại dịch bùng phát đế nay. Gần 90% dân số Trung Quốc hiện đã được tiêm chủng đầy đủ bằng các loại vaccine nội địa và nhiều người khác đang được tiêm mũi tăng cường.
Quan tham Trung Quốc sa chân vì mê đắm rượu Mao Đài cực phẩm Dương Vệ Trạch là người có năng lực, khi ông này từng là một trong những cán bộ cốt cán trẻ nhất tỉnh Giang Tô, Trung Quốc lúc mới 36 tuổi. Tập thứ ba của phim tài liệu "Vĩnh viễn trên con đường" được phát sóng trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã hé lộ quá trình tự sa ngã...