Phát hiện nhiều cổ vật quý dưới móng nhà
Chiều 17.4, ông Hồ Bách Khoa, Trưởng ban quản lý Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nguyễn Du (Hà Tĩnh), cho biết đơn vị này đang lưu giữ nhiều bát, đĩa cổ quý thời Lê, thuộc thế kỷ 16-17.
Nhóm hiện vật bát, đĩa cổ quý vừa được phát hiện – Ảnh: Bảo tàng Hà Tĩnh cung cấp
Ông Khoa cho biết thêm, đây là số bát, đĩa cổ do một hộ gia đình tại thị trấn Nghi Xuân, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đào được ở độ sâu 50-60 cm trong quá trình làm móng nhà rồi sau đó giao lại cho Ban quản lý Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nguyễn Du lưu giữ, phục vụ nghiên cứu.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Lê Bá Hạnh, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh, cho biết nhóm hiện vật cổ quý nêu trên gồm 15 chiếc bát, đĩa cùng 2 nắp thạp, trong số này có nhiều cái còn nguyên vẹn.
Toàn bộ cổ vật quý đều làm bằng gốm, có phủ men rạn màu ngà, trong đó đường kính đĩa là 20 cm, bát là 15 cm. Nổi bật trong nhóm cổ vật này là 2 chiếc bát có chạm khắc hoa văn rất đặc biệt.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu khảo cổ đang xem các họa tiết hoa văn lạ trên bát, đĩa cổ – Ảnh: Bảo tàng Hà Tĩnh cung cấp
Theo nhận định bước đầu của các nhà khảo cổ học tỉnh Hà Tĩnh thì nhóm hiện vật bát đĩa quý nêu trên thuộc niên đại thời Lê, khoảng thế kỷ 16-17.
Nguyên Dũng
Theo Thanhnien
Không có cổ vật trên con tàu vùi dưới cát biển ở Thanh Hóa
Cơ quan chức năng xác định, những mảnh ván bị cát biển vùi lấp ở Thanh Hóa là phần đáy của một con tàu vận tải gặp nạn những năm 40 thế kỷ trước. Quanh thân tàu không có loại cổ vật nào có giá trị lớn.
Ngày 8/4, ông Nguyễn Văn Mãi, Phó phòng Văn hóa thông tin huyện Hoằng Hóa cho biết, cơ quan chuyên môn phối hợp với công an đã hoàn tất việc khai quật xác con tàu đắm bị cát biển vùi lấp ở bờ biển xã Hoằng Trường. Những mảnh ván được tìm thấy là phần đáy của một con tàu vận tải, dạng thuyền buồm.
"Theo các cụ cao niên trong vùng, khoảng năm 1945, một đoàn tàu vận tải 4 chiếc trên hành trình chở lương thực, thuốc men từ miền Trung đi Hải Phòng, khi ngang qua khu vực Lạch Trường, một trong số bị bão lớn đánh chìm. Nhiều hàng hóa sau đó đã bị quan chức địa phương cho người lấy hết", ông Mãi nói.
Con tàu được đóng bằng loại gỗ đinh hương quý, có độ bền cao. Ảnh: Lê Hoàng.
Theo ông Mãi, gỗ dùng đóng tàu là loại đinh hương quý hiếm, có độ bền cao nên trải qua nhiều năm nằm dưới biển vẫn còn rất chắc chắn. "Phần xương chính đáy tàu được làm bằng cả một thân cây gỗ lớn. Phía đầu mũi khắc đẽo hình đầu rùa có hai mắt màu đen. Biểu tượng này thể hiện quan niệm tâm linh của người đi biển xưa. Họ khắc đầu kim quy trên thuyền nhằm xua đuổi thủy quái, mong bình an trên những chuyến ra khơi", ông Mãi cho biết thêm.
Sau quá trình khai quật, cơ quan chức năng không phát hiện bất cứ loại cổ vật nào có giá trị ngoại trừ những mảnh ván và một số mảnh sành sứ vỡ vụn nằm rải rác quanh thân tàu. Toàn bộ hiện vật liên quan đến con tàu này đã được đưa về trụ sở UBND xã Hoằng Trường niêm phong chờ phương án xử lý.
Trước đó ngày 29/3, một số người dân địa phương trong lúc đi nhặt củi trên bãi biển thuộc thôn 3, xã Hoằng Trường, đã phát hiện một tấm ván nổi lên mặt đất. Nghi là ván đóng tàu cổ, nhiều người tiếp tục đào bới thì phát hiện phần mũi con tàu bị vùi sâu dưới lòng đất. Sự việc được báo cáo chính quyền địa phương, công an được điều động nhằm bảo vệ hiện trường.
Những mảnh sành sứ được phát hiện quanh thân tàu. Ảnh: Lê Hoàng.
Sau nhiều giờ đào múc, con tàu đã lộ phần mặt phía trên. Theo đo vẽ, con tàu dài chừng 12 m, rộng 4 m, được đóng bằng gỗ quý. Khi phát hiện, tàu nằm sâu cách mặt đất khoảng 2 m, do quá trình bồi lấp nên thân tàu đã hư hỏng nhiều.
Lê Hoàng
Theo VNE
IS tung tiếp video phá cổ vật ở thành phố 2.000 năm tuổi Tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) vừa tung video cho thấy cảnh nhóm phiến quân dùng búa và súng AK để tàn phá các bức tượng, tường thành ở thành phố cổ Hatra hơn 2.000 năm tuổi, theo Russia Today. IS vừa tung thêm lên mạng 1 clip về việc phá cổ vật ở thành phố 2.000 năm tuổi -...