Phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thuốc Ama Kông không rõ nguồn gốc
Cơ quan chức năng phát hiện có 2 cơ sở kinh doanh thuốc Ama Kông không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có giá bán thấp hơn nhiều so với thuốc chính gốc của gia tộc Ama Kông. Toàn bộ số thuốc này đã bị tịch thu và tiêu hủy
Ngày 26.5, tin từ Đội phòng chống tội phạm môi trường, an toàn thực phẩm (thuộc Phòng cảnh sát môi trường – Công an tỉnh Đắk Lắk) cho biết vừa phát hiện 2 cơ sở kinh doanh bán thuốc Ama Kông không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Trước đó, đơn vị nhận được tin báo của người dân về việc 2 cơ sở kinh doanh này bán thuốc Ama Kông rẻ bất thường. Ngay sau đó, đơn vị đã cùng một số ban, ngành liên quan phối hợp xác minh là rõ.
Cơ quan chức năng tiêu hủy thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Video đang HOT
Qua kiểm tra đã phát hiện tại hai cơ sở kinh doanh đồ lưu niệm Nghĩa Hưng (50 Phan Bội Châu, TP.Buôn Ma Thuột) do bà Bùi Thị Minh Thi làm chủ và cở sở kinh doanh ẩm thực Phong Vũ (187A Mai Hắc Đế, TP.Buôn Ma Thuột) do ông Đặng Minh Tâm có tổng cộng 160 kg thuốc Ama Kông.
Tại thời điểm kiểm tra, các chủ cơ sở kinh doanh này không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ của số thuốc trên. Do đó, Đoàn kiểm tra đã lập biên bản thu giữ theo quy định. Đến sáng 26.5, cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số thuốc trên.
Do nhu cầu thị trường khá lớn nên nhiều năm nay phương thuốc bí truyền của vua voi Ama Kông đã bị làm giả.
Ama Kông là bài thuốc gắn liền với tên tuổi của vua săn voi số 1 Việt Nam Ama Kông (có tên khai sinh là Y Prông Êban) quê quán tại huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk). Tương truyền, bài thuốc này Ama Kông được Y Thu Knul (người được vua Thái Lan phong tặng danh hiệu vua voi) truyền lại.
Trước khi mất, Ama Kông đã lập di chúc truyền lại bài thuốc này cho y sỹ Khăm Phết Lào, người con thứ 11 của ông. Hiện bài thuốc bí truyền này đã được bảo hộ thương hiệu, cấp giấy phép lưu hành trên thị trường.
Từ lâu thuốc Ama Kông được xem là một đặc sản của Tây Nguyên có tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ thận, tráng dương. Vì vậy, du khách khi đến Tây Nguyên thường tìm mua về làm quà, ngâm rượu uống. Do nhu cầu khá lớn, nên nhiều năm qua loại thuốc này đã bị một số đối tượng làm giả để trục lợi.
Theo Danviet
Khởi tố cán bộ ngân hàng làm giả hồ sơ để chiếm đoạt tiền
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra quyết định tạm giam đối với Chu Ngọc Hải - cán bộ tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Krông Bông (Đắk Lắk).
Ngày 24.5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 4 tháng đối với Chu Ngọc Hải (33 tuổi, trú phường Tự An, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hải nguyên là cán bộ tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Krông Bông.
Ảnh minh họa.
Như Dân Việt đã đưa tin, ngày 16.5, từ tin báo của Ngân hàng NN&PTNT huyện Krông Bông, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Công an huyện Krông Bông thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Hải.
Bước đầu, Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2015 đến nay, với trách nhiệm của mình, Hải đã tiếp nhận, xử lý hơn 500 bộ hồ sơ vay vốn với tổng số tiền hơn 100 tỷ đồng. Trong số các bộ hồ sơ này có nhiều bộ bị Hải làm giả, để rút tiền của Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Krông Bông rồi chiếm đoạt, sử dụng vào mục đích cá nhân.
Theo đại tá Nguyễn Trọng Hà - Trưởng phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Đắk Lắk, do số hồ sơ khá nhiều nên hiện vẫn chưa có con số chính xác về số tiền mà Hải đã chiếm đoạt, cơ quan điều tra vẫn tiếp tục sàng lọc, làm rõ để xử lý đối tượng theo pháp luật.
Theo Danviet
Bắt cán bộ ngân hàng làm giả hồ sơ, chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng Là cán bộ tín dụng, Chu Ngọc Hải đã làm giả hồ sơ khách hàng vay tiền, rút hơn 100 tỷ đồng của Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Krông Bông (Đắk Lắk). Ảnh minh họa. Trao đổi với PV Dân Việt, đại tá Nguyễn Trọng Hà - Trưởng phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Đắk...