Phát hiện nhiều chi tiết bất ngờ trong vụ giẫm đạp Itaewon
Đội cảnh sát đầu tiên thuộc Cơ quan Cảnh sát Thủ đô Seoul đến hiện trường vụ giẫm đạp Itaewon khoảng 85 phút sau khi sự việc xảy ra.
Ngày 6/11, Cơ quan Cảnh sát Thủ đô Seoul (SMPA) công bố dữ liệu cho thấy 5 đội cảnh sát đã được huy động tới hiện trường vụ giẫm đạp trên phố Itaewon, Seoul đêm 29/10.
Đội cảnh sát Số 11 – đội đầu tiên tới hiện trường vào 23h40 ngày 29/10 theo chỉ đạo của ông Lee Im-Jae – lúc đó là cảnh sát trưởng Đồn cảnh sát Yongsan, đơn vị chịu trách nhiệm trên địa bàn bao gồm phố Itaewon.
Trong khi đó, theo hãng tin Yonhap, cuộc gọi cuối cùng trong số 11 cuộc gọi khẩn tới đường dây khẩn 112 của cảnh sát Hàn Quốc được thực hiện vào 22h15 ngày 29/10. Như vậy, 85 phút sau khi nhận được cuộc gọi khẩn cuối cùng, cảnh sát thuộc SMPA mới tới hiện trường.
Theo dữ liệu của SMPA, 4 đội cảnh sát còn lại tới hiện trường trong khoảng thời gian từ 23h50 ngày 29/10 tới 1h14 ngày 30/10.
Video đang HOT
Hiện trường vụ giẫm đạp trong sự kiện Halloween trên phố Itaewon, Seoul đêm 29/10. Ảnh – Yonhap
SMPA cũng cho biết ông Lee Im-Jae đã đến đồn cảnh sát Itaewon vào 23h05 ngày 29/10, tức khoảng 50 phút sau cuộc gọi cuối cùng.
Nhóm điều tra độc lập cho biết sau khi dùng bữa với đồng nghiệp tại nhà hàng, ông Lee đã tới đồn cảnh sát Noksapyeong cách hiện trường vụ giẫm đạp trên phố Itaewon 10 phút đi bộ vào khoảng 22h.
Sau đó, ông Lee tiếp tục tới đồn cảnh sát Itaewon nhưng vì khăng khăng đi ô tô trong lúc đường tắc cứng nên đã tới hiện trường muộn.
Cuối cùng, ông Lee có mặt tại con phố gần đồn cảnh sát Itaewon vào khoảng thời gian 22h55-23h01 ngày 29/10.
Hiện ông Lee đã bị đình chỉ chức vụ. Ngày 3/11, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc thông báo sẽ yêu cầu đội điều tra đặc biệt điều tra ông Lee Im-jae liên quan đến cáo buộc lơ là chức trách trong chỉ đạo phản ứng của cảnh sát trước vụ giẫm đạp do đến hiện trường quá trễ và báo cáo chậm trễ tình hình với cấp trên.
Ngoài ra, đội cảnh sát điều tra đặc biệt cũng đang điều tra liệu Đồn cảnh sát Yongsan có làm tròn chức trách đảm bảo trật tự công cộng và quản lý an toàn trước cuộc tập trung đông người hay không.
Ngày 2/11, đội cảnh sát điều tra đặc biệt đã khám xét văn phòng của 8 cơ quan bao gồm Cơ quan Cảnh sát Thủ đô Seoul, Đồn cảnh sát Yongsan, Đồn cứu hỏa Yongsan, trụ sở cơ quan Cứu hỏa và Thảm họa Thủ đô Seoul, trụ sở công ty Seoul Metro… trong cuộc điều tra về phản ứng của cảnh sát liên quan đến vụ giẫm đạp tại Itaewon.
Hàn Quốc công bố bồi thường cho nạn nhân nước ngoài thiệt mạng trong thảm họa Itaewon
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, sáng 3/11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tiếp tục đến đặt hoa tại khu tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa giẫm đạp ở Itaewon hôm 29/10.
Đây là lần thứ 4 trong tuần này Tổng thống Yoon đến thắp hương tại khu tưởng niệm ở Tòa thị chính Seoul và bàn thờ tự phát của người dân lập ngay gần con hẻm xảy ra thảm họa để bày tỏ đau buồn và chia sẻ với gia đình các nạn nhân.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (phía trước) đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại Itaewon, Seoul, ngày 31/10/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã công bố quyết định của chính phủ nước này bồi thường 20 triệu won (14.000 USD) cùng với chi phí tang lễ 15 triệu won (10.500 USD) đối với các nạn nhân người nước ngoài, bao gồm chi phí đưa thi thể nạn nhân về quê nhà. Ngoài ra, gia quyến nhập cảnh Hàn Quốc sẽ được hỗ trợ 70.000 won (50 USD)/ngày.
Thủ tục đăng ký nhận bồi thường và chi phí tang lễ sẽ được thực hiện nhanh và trong tuần này. Đối với người nước ngoài thường trú tại Hàn Quốc, thủ tục tiến hành tại văn phòng chính quyền địa phương nơi đăng ký cư trú. Đối với người nước ngoài tạm trú ngắn hạn hoặc khách du lịch, thủ tục tiến hành tại văn phòng chính quyền quận Yongsan.
Các quan chức Chính phủ Hàn Quốc dự lễ tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại Itaewon, Seoul, ngày 31/10/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Hiện Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đang trực tiếp liên lạc với gia quyến các nạn nhân thông qua Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có người thiệt mạng. Các công chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã được cử đến viếng đám tang của các nạn nhân với sự cho phép của gia quyến. Ngoài ra, để phù hợp với phong tục tang lễ và tín ngưỡng của mỗi quốc gia, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã bố trí nhân viên chuyên trách riêng cho mỗi nạn nhân. Bộ trên cũng đang thảo luận về chi phí hỗ trợ chữa trị đối với người nước ngoài bị thương trên quan điểm nhân đạo.
Tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lim Soo-suk đã gửi lời cảm ơn đến 116 quốc gia và cơ quan quốc tế đã gửi điện chia buồn với người dân Hàn Quốc sau khi xảy ra thảm kịch. Chính phủ Hàn Quốc đã công bố quốc tang kéo dài từ ngày 30/10 đến hết ngày 5/11.
Ít nhất 156 người, chủ yếu ở độ tuổi 20, đã thiệt mạng trong thảm kịch xảy ra đêm 29/10 khi đám đông lên tới khoảng 100.000 đổ về tụ tập tại khu giải trí đêm nổi tiếng Itaewon trong dịp lễ hội Halloween. Có 26 người nước ngoài đến từ 14 nước thiệt mạng trong thảm kịch này, ngoài ra có 15 người bị thương.
3 lính Mỹ cứu hơn 30 nạn nhân trong thảm kịch Itaewon Những người sống sót cho biết 3 người ngoại quốc đã cứu hơn 30 người khỏi thảm kịch giẫm đạp ở Itaewon tuần trước là những lính Mỹ đang đóng quân tại Hàn Quốc. Loyd Brown, Tư lệnh quân đội Mỹ tại đồn trú Yongsan-Casey, đến viếng khu tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong thảm kịch ở Itaewon. Ảnh: Yonhap. Một...