Phát hiện nhiều châu lục đã biến mất từ nhiều triệu năm trước
Các nhà khoa học lại mới phát hiện ra một châu lục từng hình thành hơn 200 triệu năm trước.
Mới đây, trong quá trình phục dựng lại sự tiến hóa địa chất học phức tạp của khu vực Địa Trung Hải, các nhà khoa học đã tìm ra một châu lục bị giấu kín mới trên Trái đất. Được đặt tên là Greater Adria, châu lục mới có diện tích tương tự đảo Greenland, tách rời ra từ Bắc Phi và sau đó bị chôn vùi dưới Nam Âu khoảng 140 triệu năm trước.
Nghiên cứu của giáo sư Douwe van Hinsbergen tại Đại học Utrecht mới được công bố trên tạp chí Gondwana Research. “Hầu hết các dãy núi mà chúng tôi nghiên cứu đều xuất phát từ một châu lục bị tách ra từ Bắc Phi hơn 200 triệu năm trước”, vị giáo sư cho hay. “Phần còn lại duy nhất của châu lục này là một dải đất chạy từ Turin đi qua Biển Adriatic đến phần gót của chiếc ủng hình thành nên Italy”.
Phần còn lại của Greater Adria có thể được nhìn thấy ở dãy núi Taurus, Thổ Nhĩ Kỳ (ảnh: getty)
Tại khu vực Địa Trung Hải, các nhà địa chất học có những cách hiểu khác nhau về mảng kiến tạo. Mảng kiến tạo là học thuyết liên quan tới cách các đại dương và các châu lục hình thành. Đối với phần còn lại của thế giới, học thuyết cho rằng, các mảng kiến tạo không thay đổi hình dạng khi chúng di chuyển cùng với nhau trong một số khu vực nhất định.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ và Địa Trung Hải lại hoàn toàn khác biệt.
“Đơn giản là sự hỗn loạn địa chất: mọi thứ bị bẻ cong, đứt vỡ và nở ra”, ông Hinsbergen giải thích.
Đối với Greater Adria, phần lớn của nó nằm dưới nước và bị che phủ bởi các biển cạn, rặng san hô và trầm tích. Trầm tích tạo ra đá và chúng bị vỡ ra khi Greater Adria bị ép dưới lớp phủ của Nam Âu. Những mảng đá vỡ này tạo thành các dãy núi ở khu vực: Núi Apls, Apennines, Balkan, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Cũng theo giáo sư Hinsbergen: “Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp những nhìn nhận sâu sắc về cả núi lửa và động đất từng được ứng dụng trước đó. Bạn thậm chí có thể dự đoán ở một mức độ nhất định, một khu vực sẽ trông như thế nào trong tương lai”.
Đây không phải là lần đầu tiên một châu lục đã biến mất được phát hiện ra. Tháng 1/2017, các nhà nghiên cứu thông báo tìm thấy một châu lục bị bỏ quên từ siêu châu lục Gondwana. Bắt đầu tách rời vào khoảng 200 triệu năm trước, châu lục này bị vùi lấp trong núi lửa và hiện nằm phía dưới đảo Mauritius ở Ấn Độ Dương.
Tháng 9 cùng năm, một châu lục đã mất khác cũng được hé lộ ở Zealandia – phần lục địa gần như hoàn toàn nằm dưới nước ở Thái Bình Dương, bao gồm các đảo New Caledonia, Nam New Zealand và Bắc New Zealand.
Greater Adria không phải là châu lục biến mất đầu tiên được phát hiện. Nhưng nhìn vào các nghiên cứu trước đây, gần như chắc chắn đó không phải là phát hiện cuối cùng.
Minh Đức
Theo Báo Tổ Quốc
Hệ thống sao lùn đỏ khác thường
Các nhà thiên văn học vừa khẳng định sự tồn tại của 2 hành tinh quay trên các quỹ đạo rất khác nhau trong hệ thống 2 sao lùn đỏ (được gọi là hệ thống GJ 15).
Hệ thống GJ 15 ở cách chúng ta 11,6 năm ánh sáng. Hệ thống này bao gồm 2 sao lùn đỏ chiếu sáng yếu ớt, quay xung quanh nhau với chu kỳ khoảng 2.600 năm. Khoảng cách giữa 2 sao lùn đỏ này là 147 đơn vị thiên văn (1 đơn vị thiên văn xấp xỉ bằng khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời). Ngôi sao lớn hơn (GJ 15A) có khối lượng bằng 0,38 khối lượng Mặt trời, còn ngôi sao nhỏ hơn (GJ 15B) - 0,15 khối lượng Mặt trời.
Ngay từ năm 2014, giới thiên văn học đã nghi ngờ rằng xung quanh 1 trong 2 ngôi sao này có những ngoại hành tinh (hành tinh ngoài Hệ Mặt trời). Tuy nhiên, khi đó các quan sát bổ sung đã phủ nhận sự tồn tại của các ngoại hành tinh này. Phải đến năm 2019 này, nhờ công nghệ quan sát chính xác, các nhà thiên văn học mới khẳng định là có 2 ngoại hành tinh trong hệ thống GJ 15. Cả 2 ngoại hành tinh đều quay xung quanh sao lùn GJ 15A và có tên tương ứng là GJ 15Ab và GJ 15 Ac.
Hệ thống con GJ 15 A rất lạ, bởi ngoại hành tinh GJ 15Ab quay rất gần ngôi sao chủ (với chu kỳ 11,4 ngày; ở khoảng cách xấp xỉ 10,5 km), trong khi GJ 15 Ac quay với chu kỳ khoảng 20 năm, trên khoảng cách xấp xỉ 5,4 đơn vị thiên văn.
Ngoại hành tinh GJ 15 Ab có khối lượng bằng khoảng 3 lần khối lượng Trái đất. Đây là ngoại hành tinh "địa ngục" kiểu Siêu Trái đất. Trong khi đó, GJ 15 Ac có khối lượng lớn hơn 35 lần khối lượng hành tinh của chúng ta. Như vây, ngoại hành tinh này có thể được xem như thiên thể giống như sao Thổ hoặc sao Hải vương.
Hiện tại, các nhà thiên văn học không phát hiện bất kỳ vật thể nào ở giữa GJ 15 Ab và GJ 15 Ac. Có khả năng là ở khu vưc này còn có những ngoại hành tinh khác nữa. Cũng có khả năng là hình dáng của hệ thống con GJ 15 A là kết quả của nhiều sự thay đổi quỹ đạo, trong đó những đối tượng "giống hành tinh" đã bị ném ra khỏi hệ thống.
Hệ thống con GJ 15 A cho thấy, xung quanh các sao lùn đỏ cũng có thể có các ngoại hành tinh ở khoảng cách rất xa. Tất nhiên, phần lớn các ngoại hành tinh đều chưa được phát hiện.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Phát hiện một loài chim mới 'siêu nhút nhát' tại Colombia Ngày 21/10, chính quyền thành phố Cali, Tây Nam Colombia công bố phát hiện một loài chim mới đặc trưng tại vùng này. Loài chim này có chiều dài khoảng 8cm và lông màu nâu. Loài chim mới được phát hiện tại Colombia. (Nguồn: twitter) Ngày 21/10, chính quyền thành phố Cali, Tây Nam Colombia công bố phát hiện một loài chim mới...