Phát hiện nhà vô địch tốc độ trong số tiểu hành tinh xoay quanh mặt trời
Tiểu hành tinh 2021 PH27 được phát hiện lần đầu vào ngày 13.8, sử dụng camera năng lượng tối (DEC) trang bị trên viễn vọng kính Victor M. Blanco tại Chile.
Tiểu hành tinh mới phát hiện quay 1 vòng quanh mặt trời trong 113 ngày trái đất ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SPACE.COM
Theo trang Space.com ngày 24.8, các nhà thiên văn học vừa phát hiện một tiểu hành tinh quay quanh mặt trời chỉ mất 113 ngày trái đất, tốc độ quay nhanh nhất của một tiểu hành tinh quanh mặt trời.
Tiểu hành tinh mới được đặt tên là 2021 PH27 và là vật thể thực hiện một vòng quỹ đạo quanh mặt trời với thời gian ngắn thứ 2, sau sao Thủy với 88 ngày.
Tuy nhiên, tiểu hành tinh 2021 PH27 có quỹ đạo hình ê líp hơn so với sao Thủy và do đó đến rất gần mặt trời, với khoảng cách 20 triệu km, so với khoảng cách 47 triệu km của hành tinh gần tâm hệ mặt trời nhất.
Video đang HOT
Mỗi chu kỳ tiếp cận mặt trời, bề mặt của 2021 PH27 trở nên nóng đến 500 0 C. Dự báo tiểu hành tinh này sẽ có thể va chạm với mặt trời, sao Thủy hoặc sao Kim trong vài triệu năm tới, nếu không văng ra khỏi quỹ đạo do tương tác lực hấp dẫn.
Tiểu hành tinh 2021 PH27 được phát hiện nhờ viễn vọng kính Victor M. Blanco ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SPACE.COM
Tiểu hành tinh 2021 PH27 được phát hiện lần đầu vào ngày 13.8, sử dụng camera năng lượng tối (DEC) trang bị trên viễn vọng kính Victor M. Blanco tại Chile.
Nhóm phát hiện tiểu hành tinh mới được dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Scott Sheppard tại Viện Khoa học Carnegie (Mỹ). Ông và các cộng sự ước tính 2021 PH27 có đường kính khoảng 1 km và có thể xuất phát từ vành đai tiểu hành tinh chính nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.
Việc quan sát thêm có thể làm sáng tỏ nhiều điều hơn nữa về tiểu hành tinh bí ẩn này, nhưng giới thiên văn sẽ phải chờ thêm vài tháng nữa. 2021 PH27 hiện ở phía bên kia mặt trời so với trái đất và sẽ không tái hiện cho đến đầu năm 2022.
Tiểu hành tinh cỡ bằng chiếc ô tô xuất hiện gần Trái Đất
Một tiểu hành tinh có kích thước bằng chiếc xe ô tô hướng tới Trái Đất ở cự ly gần.
Tiểu hành tinh có tên gọi là 2021 GW4, di chuyển với vận tốc 30.000 km/giờ khi nó đi qua hành tinh. Ở vị trí gần nhất, tiểu hành tinh cách bề mặt Trái Đất hơn 19.300 km. Trong khi đó, hầu hết các vệ tinh địa tĩnh cách Trái Đất khoảng 35.400 km và Mặt Trăng cách đó 384.472 km.
Lần đầu tiên phát hiện vào ngày 8/4 trong một cuộc khảo sát bầu trời Catalina ở Mt. Lemmon, Arizona, Mỹ.
Tiểu hành tinh cỡ bằng chiếc ô tô xuất hiện gần Trái Đất
Nhà thiên văn học và người sáng lập dự án Kính viễn vọng ảo Gianluca Masi cho biết đó là "một cuộc gặp gỡ gần gũi đặc biệt".
Ông đã ghi lại được hình ảnh của tiểu hành tinh khi nó cách Trái Đất hơn 299.000 km.
Ông nói: "Các tiểu hành tinh có kích thước đến gần như vậy là tương đối hiếm, trong năm nay chúng tôi đã có bốn vật thể gần Trái Đất, 2021 GW4 là lớn nhất".
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA ước tính tiểu hành tinh này dài từ 3,5 7,7 mét, và luôn theo dõi quỹ đạo của nó gần với Trái Đất. Mọi người có thể nhìn thấy nó nếu sử dụng kính viễn vọng.
Theo NASA, các loại đá không gian tương tự như 2021 GW4 có thể va chạm Trái Đất khoảng một lần một năm. Tuy nhiên đá không gian có kích thước nhỏ hơn 25 mét, thường bị đốt cháy và tạo ra, "một quả cầu lửa" khi bay vào bầu khí quyển Trái Đất.
Gần đây, NASA đã đặt tên cho hai tiểu hành tinh theo tên một phụ nữ Israel, người đã phát hiện ra nó trong một chương trình săn tìm tiểu hành tinh kéo dài một tháng.
Aseel Nama, một sinh viên kỹ thuật y sinh tại Technion, trường đại học nghiên cứu nổi tiếng ở Haifa, đã tham gia vào chương trình khoa học hợp tác với công dân tìm kiếm thiên văn quốc tế và liên kết với cơ quan vũ trụ Mỹ. Hai tiểu hành tinh mà cô gái phát hiện có tên là ANI1801 và ANI2001.
Hai tiểu hành tinh lớn hơn đại kim tự tháp Giza sắp bay qua Trái Đất NASA cho biết hai tiểu hành tinh lớn với kích thước ước tính lớn hơn đại kim tự tháp Giza lần lượt bay qua Trái đất vào ngày 23 và 25/1. Hai tiểu hành tinh lớn hơn Đại kim tự tháp Giza sắp bay qua Trái Đất Theo Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) của Cơ quan hàng không...