Phát hiện nguyên nhân hoàng đế Trung Quốc chết trẻ
Sử dụng dữ liệu ADN và kết quả phân tích từ một hộp sọ, đội ngũ chuyên gia Đại học Phúc Đán thuộc thành phố Thượng Hải ( Trung Quốc) đã tái dựng khuôn mặt của Bắc Chu Vũ Đế, một hoàng đế của nước này thời cổ đại.
Khuôn mặt của Bắc Chu Vũ Đế theo kết quả phục dựng. Ảnh ĐẠI HỌC PHÚC ĐÁN
Chu Vũ Đế là hoàng đế thứ ba của nhà Bắc Chu, trị vì từ năm 560 cho đến khi qua đời năm 578 ở tuổi 36, nên còn gọi là Bắc Chu Vũ Đế, theo báo cáo đăng trên chuyên san Current Biology.
Vị hoàng đế Trung Quốc có lẽ nổi tiếng nhất vì sinh thời đã xây dựng sự hiện diện quân sự mạnh mẽ, có công tiêu diệt Bắc Tề và thống nhất miền Bắc Trung Nguyên thời đó.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cái chết đột ngột của ông đã làm tan vỡ giấc mộng thống nhất toàn bộ Trung Nguyên, khiến nhà Bắc Chu chấm dứt và dẫn đến sự ra đời của nhà Tùy.
Nguyên nhân tử vong của vị hoàng đế từ lâu vẫn là đề tài tranh luận, với một số sử gia cho rằng có lẽ ông bị kẻ thù đầu độc, còn giả thuyết khác là mắc bạo bệnh.
Kết quả phân tích ADN do Đại học Phúc Đán thực hiện xác nhận Bắc Chu Vũ Đế nhiều khả năng tử vong do xuất hiện biến chứng sau cơn đột quỵ.
Các nhà khảo cổ học ban đầu đã phát hiện lăng mộ của Bắc Chu Vũ Đế năm 1996. Lăng chứa hài cốt của vị hoàng đế, bao gồm “hộp sọ gần như hoàn chỉnh”. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu có thể chiết xuất ADN để thực hiện cuộc phân tích di truyền.
Trong thời gian tới, đội ngũ chuyên gia lên kế hoạch tiếp tục phân tích những người từng sống ở Trường An, kinh đô của 13 triều đại trong lịch sử Trung Quốc và hiện là thành phố Tây An.
Các nhà khoa học dự đoán sớm nguy cơ sa sút trí tuệ với độ chính xác hơn 90%
Theo nghiên cứu, những người có hàm lượng GFAP cao hơn có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao gấp 2,32 lần so với người có GFAP ở mức độ thông thường.
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa xác định được những protein huyết tương đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán sớm nguy cơ sa sút trí tuệ - khoảng 15 năm trước khi phát hiện bệnh, với độ chính xác hơn 90%.
Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Nature Aging.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã lấy mẫu nghiên cứu 52.645 người trưởng thành không mắc chứng sa sút trí tuệ trong thời gian trung bình hơn 14 năm.
Bằng cách phân tích dữ liệu từ 1.463 protein huyết tương, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những "dấu ấn sinh học" như protein sợi thần kinh đệm (GFAP), protein NEFL, GDF15 và LTBP2 là các tác nhân liên quan hội chứng sa sút trí tuệ vì mọi nguyên nhân (ACD), bệnh Alzheimer (AD) và chứng sa sút trí tuệ do mạch máu (hay sa sút trí tuệ não mạch - những triệu chứng này xảy ra khi não bị tổn thương do không được cung cấp máu nuôi).
Theo nghiên cứu, những người có hàm lượng GFAP cao hơn có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao gấp 2,32 lần so với người có GFAP ở mức độ thông thường.
Đáng chú ý, GFAP và LTBP2 có độ đặc hiệu cao trong việc dự đoán khả năng mắc chứng sa sút trí tuệ. Trong khi đó, protein GFAP và NEFL thường bắt đầu thay đổi 15 năm trước khi một người được chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ.
Các nhà nghiên cứu mô tả GFAP như một dấu ấn sinh học tối ưu để dự đoán chứng sa sút trí tuệ.
Theo Cheng Wei, đồng tác giả của nghiên cứu, mô hình nghiên cứu trước đây của nhóm có thể dự đoán nguy cơ sa sút trí tuệ 10 năm trước khi bệnh được chẩn đoán, với độ chính xác 85%./.
Trung Quốc: Thành phố Thượng Hải ghi nhận tháng 12 lạnh nhất trong 40 năm qua Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc đã bước vào một đợt rét đậm kéo dài nhiều ngày và với những cảnh báo nhiệt độ thấp được đưa ra trong ngày 21/12, thành phố này sẽ ghi nhận tháng 12 lạnh nhất trong 4 thập niên qua. Tuyết rơi dày đặc tại Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 20/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN...