Phát hiện người nhiễm sán lá gan lớn tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Quốc tế Vinh
Vừa qua, Bệnh viện Hoàn Mỹ Quốc tế Vinh đã phát hiện trường hợp bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn.
Ngày 19/03/2019, bà P.T.Đ (55 tuổi, huyện Anh Sơn) đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Quốc tế Vinh khám trong tình trạng mệt mỏi, đầy bụng, đau đầu và đau ở vùng ngực và thắt lưng nhiều.
Trước đó, Bà Đ. chỉ nghĩ mình bị cảm nên đã mua thuốc về tự điều trị nhưng dấu hiệu đau nhức không hề thuyên giảm.
Với những dấu hiệu lâm sàng, các bác sĩ đã khám và tiến hành những chỉ định sâu hơn để chẩn đoán như: Xét nghiệm phân, chụp X – Quang tim phổi, chụp X – Quang ổ bụng không chuẩn bị, siêu âm ổ bụng…
Các kết quả cho thấy người bệnh mắc bệnh sán lá gan sinh sống trong cơ thể đã nhiều năm.
Video đang HOT
Hình ảnh chụp tim phổi của bệnh nhân P.T.Đ đã bị nhiễm sán lá gan lớn. Ảnh: PV
Bác sĩ. CKI Trần Thị Bích Lan trực tiếp thăm, khám và điều trị cho bệnh nhân cho biết: “Sán thường bám chặt vào đường mật để lấy thức ăn nên lâu ngày gan sẽ bị xơ hóa và thoái hóa mỡ với những biểu hiện như: Thiếu máu, vàng da, giai đoạn muộn là “cổ trướng”.
Trong quá trình phát triển, sán sẽ thải các độc tố gây nên tình trạng dị ứng (nổi mẩn hoặc phát ban toàn thân) và dấu hiệu các bệnh lý tiêu hóa: chán ăn, ăn không tiêu, đau ở vùng gan, tiêu chảy hoặc táo bón…
Những tác nhân gây bệnh sán lá gan lớn thường là từ động vật ăn cỏ, hoặc cũng có thể bị lây truyền qua trung gian là một số loài ốc nước ngọt (ốc thuộc họ Lymnaea). Người nhiễm bệnh do ăn sống một số loại rau mọc dưới nước (rau ngổ, rau cần…) hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán. Ấu trùng vào dạ dày đến ruột, gan sán trưởng thành, ký sinh tại gan nhiều năm, đẻ trứng, theo phân ra ngoài, rồi nở thành ấu trùng lông, sau đó phát triển thành một loại ốc thuộc họ Lymnaea, rồi thành ấu trùng đuôi và thành nang trùng. Nang trùng bám vào các loại rau thủy sinh và bơi trong nước, người ăn uống phải sẽ mắc bệnh sán lá gan lớn.
Hình ảnh chụp sống lưng của bệnh nhân P.T.Đ nhiễm sán lá gan lớn. Ảnh: PV
Ngoài ra, bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên về các biện pháp dự phòng như: Không ăn thực phẩm chưa nấu chín kỹ; không ăn rau sống mọc dưới nước; không uống nước lã; dùng nước đảm bảo vệ sinh.
Đặc biệt, khi có các triệu chứng bị dị ứng, nổi mẩn, chán ăn, ăn không tiêu, đau ở vùng gan, rối loạn tiêu hóa … người bệnh nên đi khám và điều trị kịp thời; tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra./.
Đinh Nguyệt
Theo baonghean
Có nên ăn thịt bò tái?
Tôi ăn thịt bò tái hàng ngày với nhiều món như bò tái chanh, phở bò tái... Xin hỏi cách ăn loại thịt này để không hại sức khỏe?
Ảnh minh họa
Gia đình tôi khuyên khộng nên ăn tái mà phải nấu chín vì có thể nhiễm sán. Vậy thịt bò nên ăn như thế nào là tốt? (Minh Hải)
Trả lời:
Ăn thịt bò tái có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan... Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.
Ngoài ra, thịt sống là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển nếu bảo quản không đúng cách. Từ đó dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa và các hậu quả khác. Bạn cần áp dụng nguyên tắc "ăn chín uống sôi" và không nên ăn thịt bò tái.
Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên
Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
Theo VNE
Sán ngọ nguậy ở ngực của cô gái mà nguyên nhân xuất phát từ thói quen ăn uống cũng rất nhiều người mắc phải Cô gái đến từ Sơn La (30 tuổi) phát hiện vùng ngực phải có nốt đỏ, đau nhói và ngứa, khi nặn ra thấy một sinh vật sống đang ngọ nguậy. Thói quen ăn đồ tái sống là nguyên nhân dẫn đến bệnh tình của cô. Tưởng mọc mụn ở ngực, cô gái phát hoảng khi biết đó là con sán ngọ nguậy...