Phát hiện ngựa vằn đột biến gene có bộ lông… chấm bi siêu hiếm
Thay vì màu sọc đen trắng truyền thống, chú ngựa đột biến gene có màu nâu với những đốm trắng trên khắp cơ thể.
Con vật sống trong Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara, một khu vực được bảo tồn của thảo nguyên ở phía tây nam Kenya. Nó được phát hiện bởi một hướng dẫn viên người Maasai.
Ngựa vằn đột biến gene Tira với bộ lông cực kì đặc biệt.
Hướng dẫn viên này đã đặt tên nó theo họ của mình – Tira. Vài năm trước đã có một trường hợp tương tự, tuy nhiên, con ngựa vằn vẫn duy trì các sọc và đuôi giống như bàn chải. Nhưng Tira lại hoàn toàn khác khi có màu chấm bi hoàn toàn.
Màu sắc đặc biệt của Tira được cho là mắc chứng melanism, trong đó sắc tố melanin – chịu trách nhiệm cho màu tối trên da, tóc và lông thú có tỉ lệ cao hơn. Vì lý do tương tự, màu sắc của Tira đã bị đảo ngược.
Ngựa vằn thường có sọc chạy quanh lưng và chân, để lại một cái bụng trắng trơn nơi tất cả các sọc hợp nhất. Nhưng Tira có bụng màu nâu với chấm bi và lưng màu nâu trơn.
Giáo sư động vật học Jonathan Bard lần đầu tiên mô tả một trường hợp như vậy vào năm 1977, trong đó một con ngựa cũng có kiểu lông đốm. Phạm vi đột biến gene dẫn đến chứng melanism có thể xuất hiện dưới dạng các mẫu đặc biệt.
Ngựa vằn nhận ra nhau bằng dấu hiệu của chúng, giống như dấu vân tay của con người. Trên thực tế có ba loài ngựa vằn, mỗi loài có những dấu hiệu riêng biệt khác nhau, từ các mẫu sọc cho đến phần nào của cơ thể được che phủ. Các sọc được cho là không phải để ngụy trang mà thay vào đó là một cách để xua đuổi vết cắn của ruồi ngựa, vừa nguy hiểm vừa gây khó chịu.
Với trường hợp của Tira có thể phải lo lắng nhiều hơn những con ngựa vằn thông thường khác vì nó có thể khiến chúng trở thành mục tiêu dễ dàng hơn cho sư tử và linh cẩu sống ở thảo nguyên.
Khôi Nguyên
Theo IFL Science
Vì sao carbon dioxide có tác động rất lớn đến bầu khí quyển Trái đất?
Carbon dioxide chiếm 0,04% bầu khí quyển của thế giới, tuy nhiên nó rất quan trọng trong sự nóng lên toàn cầu dù chỉ chiếm một tỉ lệ "nhỏ" như vậy.
Trên thực tế, chìa khóa cho ảnh hưởng mạnh mẽ của carbon dioxide (CO2 ) đối với khí hậu chính là khả năng hấp thụ nhiệt phát ra từ bề mặt hành tinh của chúng ta, giữ cho nó không thoát ra ngoài không gian.
CO2 dù chiếm tỉ lệ nhỏ trong bầu khí quyển nhưng lại vô cùng quan trọng.
Các nhà khoa học lần đầu tiên xác định tầm quan trọng của carbon dioxide đối với khí hậu vào những năm 1850 cũng rất ngạc nhiên bởi ảnh hưởng của nó. John Tyndall ở Anh và Eunice Foote ở Mỹ phát hiện ra rằng carbon dioxide, hơi nước và khí mê-tan đều hấp thụ nhiệt, trong khi các loại khí dồi dào hơn thì không.
Các nhà khoa học đã tính toán rằng Trái đất ấm hơn khoảng 59 độ F (33 độ C) so với mức cần thiết, với lượng ánh sáng Mặt trời chiếu tới bề mặt của nó. Giải thích tốt nhất cho sự khác biệt đó là bầu khí quyển giữ nhiệt để sưởi ấm hành tinh.
Tyndall và Foote đã chỉ ra rằng nitơ và oxy, cùng chiếm 99% bầu khí quyển, về cơ bản không có ảnh hưởng đến nhiệt độ Trái đất vì chúng không hấp thụ nhiệt.
Thay vào đó, họ phát hiện ra rằng các loại khí có nồng độ nhỏ hơn nhiều hoàn toàn chịu trách nhiệm duy trì nhiệt độ khiến Trái đất có thể ở được, bằng cách giữ nhiệt để tạo ra hiệu ứng nhà kính tự nhiên.
Trái đất liên tục nhận năng lượng từ Mặt trời và phát nó trở lại không gian. Để nhiệt độ của hành tinh không đổi, nhiệt lượng mà nó nhận được từ Mặt trời phải được cân bằng bởi nhiệt lượng tỏa ra.
Vì Mặt trời rất nóng, nó phát ra năng lượng dưới dạng bức xạ sóng ngắn. Trái đất mát hơn nhiều, vì vậy nó phát ra nhiệt dưới dạng bức xạ hồng ngoại, có bước sóng dài hơn.
Carbon dioxide và các loại khí giữ nhiệt khác có cấu trúc phân tử cho phép chúng hấp thụ bức xạ hồng ngoại. Các liên kết giữa các nguyên tử trong một phân tử có thể rung động theo những cách đặc biệt, giống như cao độ của dây đàn piano. Khi năng lượng của một photon tương ứng với tần số của phân tử, nó được hấp thụ và năng lượng của nó truyền đến phân tử.
Trong Chiến tranh Lạnh, sự hấp thụ bức xạ hồng ngoại của nhiều loại khí khác nhau đã được nghiên cứu rộng rãi. Công việc được dẫn đầu bởi Không quân Mỹ, nơi đang phát triển các tên lửa tầm nhiệt và cần phải hiểu cách phát hiện nhiệt truyền qua không khí.
Nghiên cứu này cho phép các nhà khoa học hiểu được khí hậu và thành phần khí quyển của tất cả các hành tinh trong Hệ Mặt trời bằng cách quan sát bức xạ hồng ngoại của chúng. Ví dụ, sao Kim khoảng 870 F vì bầu khí quyển dày của nó là 96,5% carbon dioxide.
Nó cũng giúp dự báo thời tiết và xây dựng mô hình khí hậu, cho phép họ định lượng lượng bức xạ hồng ngoại được giữ lại trong khí quyển và quay trở lại bề mặt Trái đất.
Khôi Nguyên
Theo Science Alert
Lợn rừng bơi hàng km, vượt eo biển Malacca để đổ bộ Malaysia Ngư dân Malaysia báo cáo về việc nhìn thấy "những cái mõm trong bóng tối", bằng chứng của việc lợn rừng đã bơi hàng km vượt eo biển Malacca từ Indonesia sang Malaysia. Theo Guardian, một hòn đảo linh thiêng ở Malaysia đang phải đối mặt với "cuộc đổ bộ từ biển" của những con lợn rừng, mà nhiều người cho rằng đã...