Phát hiện ngoại hành tinh giống Trái Đất quay quanh ngôi sao giống như mặt trời
Các nhà khoa học tìm thấy ngoại hành tinh tương tự Trái Đất quay quanh ngôi sao giống mặt trời, cách chúng ta khoảng 3.000 năm ánh sáng.
Theo CNN, kính viễn vọng Kepler săn ngoại hành tinh của NASA phát hiện ngôi sao Kepler-160, có kích thước và nhiệt độ tương tự mặt trời của Trái Đất.
Những quan sát trước đây trong sáu năm từ 2009 đến 2013 tiết lộ hai ngoại hành tinh là Kepler-160b và Kepler-160c quay quanh Kepler-160. Nhưng cả hai đều lớn hơn Trái đất rất nhiều và quay quanh ngôi sao, khiến nhiệt độ bề mặt của chúng rất nóng và không thể sống được.
Tuy nhiên, mới đây, các nhà thiên văn phát hiện không chỉ một mà hai hành tinh mới trong hệ thống này.
René Heller, tác giả nghiên cứu chính của Viện nghiên cứu hệ mặt trời Max Planck, cho biết: “Phân tích của chúng tôi cho thấy Kepler-160 quay quanh không phải bởi hai mà là tổng cộng bốn hành tinh”. Nghiên cứu mô tả chi tiết những khám phá công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics.
Hành tinh thứ ba là Kepler-160d, chịu trách nhiệm làm biến dạng quỹ đạo của Kepler-160c. Và một hành tinh tiềm năng khác mà các nhà thiên văn khám phá thậm chí còn khác biệt và thú vị hơn.
Ứng cử viên mới có tên KOI-456.04, nhỏ hơn hai lần kích thước Trái đất và nhận được lượng và loại ánh sáng tương tự từ ngôi sao giống như mặt trời.
Ứng cử viên hành tinh cũng quay quanh với khoảng cách đặt nó trong vùng ‘có thể ở được’.
Nhiệt độ bề mặt của hành tinh có thể hỗ trợ nước ở dạng lỏng và tiềm năng cho sự sống. Điều đó tương tự như vị trí Trái đất nằm trong mối quan hệ với mặt trời.
Để hoàn thành chu kỳ một vòng quay quanh mặt trời, KOI-456.04 mất khoảng 378 ngày, khá tương đồng với Trái đất.
Heller nới: “KOI-456.01 tương đối lớn so với nhiều hành tinh khác được coi là có thể ở được. Nhưng đó là sự kết hợp giữa kích thước nhỏ và ngôi sao chủ mặt trời khiến nó trở nên đặc biệt và quen thuộc”.
Tất cả các yếu tố hành tinh tiềm năng này tương tác với ngôi sao chủ khá giống Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu cho biết nếu hành tinh này có bầu khí quyển ổn định với sự nóng lên nhẹ từ hiệu ứng nhà kính tương tự như những gì Trái đất trải qua, nhiệt độ trung bình sẽ tương tự như nhiệt độ trung bình toàn cầu của hành tinh chúng ta.
Cho đến nay, bằng cách duyệt qua dữ liệu lưu trữ thu thập trong nhiệm vụ Kepler kéo dài 9 năm, họ đã tìm thấy 18 ngoại hành tinh.
Heller nói: “Tín hiệu hành tinh mờ đến mức gần như hoàn toàn bị ẩn đi trong tiếng ồn của dữ liệu. Mặt nạ tìm kiếm mới của chúng tôi tốt hơn nên có thể tách tín hiệu ngoại hành tinh khỏi nhiễu trong các trường hợp quan trọng”.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa xác nhận 100% đây là một hành tinh và không loại trừ khả năng có thể xảy ra lỗi đo lường.
NASA phát hiện hành tinh có kích thước và nhiệt độ giống Trái Đất
NASA mới công bố về việc phát hiện ngoại hành tinh có kích thước và nhiệt độ tương tự Trái Đất với hi vọng con người có thể sống được.
NASA phát hiện hành tinh có kích thước và nhiệt độ giống Trái Đất.
Theo tờ Usatoday, các nhà thiên văn học đã phát hiện hành tinh gần giống Trái Đất có thể có sự sống, nước có thể tồn tại trên bề mặt.
Sự hiện diện của nước hi vọng hành tinh có thể hỗ trợ sự sống. Ngoại hành tinh mới có tên Kepler-1649c, cách Trái đất 300 năm ánh sáng và quay quanh một ngôi sao lùn có kích thước bằng một phần tư mặt trời của chúng ta.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cho biết trong số hơn 2.000 ngoại hành tinh do Kính viễn vọng không gian trên tàu Kepler phát hiện thì hành tinh này giống Trái Đất nhất về cả kích thước và nhiệt độ.
Thomas Zurbuchen, phó giám đốc Ban Sứ mệnh Khoa học (Science Mission Directorate) của NASA cho biết: "Một thế giới xa xôi, hấp dẫn này cho chúng ta hy vọng rằng Trái Đất thứ hai nằm giữa các ngôi sao kia đang chờ chúng ta phát hiện".
Thế giới mới có kích thước lớn khoảng 1,06 lần Trái Đất và lượng ánh sáng mà nó nhận được từ ngôi sao chủ là 75% so với lượng ánh sáng Trái Đất nhận được từ mặt trời. Điều này có nghĩa là nhiệt độ của ngoại hành tinh này có thể tương tự như hành tinh của chúng ta.
Andrew Vanderburg, nhà nghiên cứu tại Đại học Texas, Austin, cho biết: "Càng nhiều dữ liệu chúng ta nhận được, càng chứng minh ngoại hành tinh có thể ở được".
Tuy nhiên, Kepler-1649c quay quanh ngôi sao lùn đỏ nhỏ và lạnh hơn nhiều so với Mặt Trời.
Ngoại hành tinh là những hành tinh quay quanh các ngôi sao ở ngoài hệ Mặt Trời. Kính viễn vọng không gian trên tàu Kepler của NASA phát hiện hơn 2.000 ngoại hành tinh trong thời gian hoạt động từ năm 2009 đến 2018.
Tàu Kepler ngừng hoạt động năm 2018 và được thay thế bởi tàu TESS.
Hoàng Dung (lược dịch)
Phát hiện một hành tinh giống y hệt Trái Đất Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một bản sao có khá nhiều điểm tương đồng với Trái Đất, cách hệ Mặt Trời của chúng ta tới 3.000 năm ánh sáng. Một ngoại hành tinh mới được phát hiện có khá nhiều đặc điểm tương đồng với Trái Đất của chúng ta. Ảnh: Forbes Theo các nhà khoa học, dải Ngân Hà...