Phát hiện nghĩa trang La Mã dưới bãi đỗ xe
Một nghĩa trang có niên đại 1.700 tuổi vừa được phát hiện ở bên dưới một bãi đỗ xe tại thành phố Leicester nước Anh
Nghĩa trang vừa được đội nghiên cứu khảo cổ thuộc Đại học Leicester phát hiện nằm ở giao lộ của phố Newarke và Oxford, gồm rất nhiều ngôi mộ và xương cốt của 13 người, cả nam và nữ.
Các hài cốt được chôn theo nhiều cách khác nhau tính theo hướng của ngôi mộ. Ngoài ra, một vài người trong số họ có cá đồ dùng cá nhân bên mình như nhẫn, kẹp tóc, thắt lưng và giày dép.
Nghĩa trang La Mã cổ đại vừa được phát hiện
Các nhà nghiên cứu xác định, nghĩa trang này tồn tại vào khoảng năm 300 sau công nguyên và không có sự phân biệt tôn giáo tính ngưỡng ở nghĩa trang này.
Ngay gần đó là một ngôi mộ Thiên Chúa Giáo, quay mặt về hướng Đông, có một chiếc nhẫn được làm từ đá đen bóng.
Biểu tượng IX được khắc trên mặt nhẫn, có thể là biểu tượng Thiên Chúa Giáo được lấy từ tên họ viết tắt của chúa Jesus trong tiếng Hy Lạp (Iota-Chi, hay IX).
Và nếu điều này là thật, đây sẽ là bằng chứng hiếm hoi và có giá trị về tính ngưỡng của con người này vào thời kỳ đó.
Nhẫn được khắc số IX được cho là biểu tượng Thiên Chúa giáo
Các bãi đỗ xe có vẻ như là nơi dễ tìm thấy xương cốt khi chỉ mới cách 3 tháng, các nhà khảo cổ đã khai quật được bộ xương được cho là của vua nước Anh Richard III cũng tại Leicester.
Video đang HOT
Và gần đây hơn, xương cốt của một kị sỹ thời Trung cổ và có thể là cả hầm mộ của gia đình kị sỹ này cũng được tìm thấy nằm bên dưới một bãi đỗ xe ở Scotland.
Theo Anninthudo
Quan niệm ngược đời về dương vật, nước tiểu ở La Mã
Tìm hiểu sự sùng bái dương vật, đánh thuế nước tiểu, máu tươi chữa bệnh động kinh... của người La Mã.
Những câu chuyện về đế quốc La Mã (tồn tại từ thế kỷ I TCN đến thế kỷ 6) như hoàng đế Cesar, những cuộc chiến tranh, các đấu sĩ, cho tới hệ thống kiến trúc vô cùng độc đáo... luôn là đề tài bàn luận sôi nổi của nhiều người.
Nhưng không phải ai cũng biết về những điều thú vị trong đời sống tinh thần của người dân nền văn minh này. Hãy cùng khám phá một vài điều trong nghiên cứu dưới đây.
1. Sùng bái dương vật
Mặc dù xã hội vô cùng phát triển, xong người La Mã rất cuồng tín và đặc biệt sùng bái dương vật. Họ chế tạo trang sức, vòng cổ, chuông gió có hình này để treo trong nhà.
Thậm chí, theo nhiều tài liệu, người La Mã còn xăm hình dương vật có cánh lên tay các chiến binh, lên bàn chân sư tử, cánh chim... Họ coi đó là vật may mắn để xua đuổi tà ma, quỷ dữ.
Priapus - vị thần sinh sản trong văn hóa La Mã.
Sự cuồng tín nói trên xuất phát từ việc tôn sùng nam thần Priapus - thần sinh sản trong văn hóa La Mã. Những hiện vật được khắc, chạm hình dương vật được người La Mã cất giữ bên mình rất cẩn thận.
Họ tin rằng, chúng là vật phòng thân, bảo vệ họ bởi các ác thần cũng như mang đến sức mạnh, khả năng sinh sản dồi dào, đặc biệt là nam giới.
Dương vật bằng đồng gắn cánh - vật hộ thân của chiến binh La Mã.
2. Đề cao nước tiểu
Mô phỏng hình ảnh nhà vệ sinh công cộng của người La Mã cổ đại.
Ít người biết rằng, người La Mã rất quý trọng nước tiểu. Họ tìm cách sử dụng chất thải này từ con người và đã thành công. Thời đó, nước tiểu chính là thứ bột giặt đầu tiên người La Mã biết sử dụng.
Bất chấp mùi vô cùng khó chịu, với họ, ammoniac có trong nước tiểu chẳng khác nào chất tẩy rửa giúp làm sạch quần áo.
Người La Mã quý nước tiểu tới nỗi biến nó trở thành một thứ hàng hóa. Trong lịch sử, hoàng đế Vespasian lần đầu tiên ban hành thuế nước tiểu vào thế kỷ I.
Không chỉ vậy, họ còn phát minh ra hệ thống ống dẫn nước ở nhà vệ sinh công cộng nhằm thu được lượng nước tiểu lớn, bán thành hàng hóa kiếm lợi.
3. Dùng máu tươi chữa bệnh
Y học La Mã phát triển từ rất sớm. Người La Mã cổ đại biết sử dụng băng gạc từ những buổi đầu tiên.
Trong quân đội, các binh sĩ La Mã khi chảy máu đều được quấn hỗn hợp tơ nhện, mật ong và giấm để cầm máu và băng bó vết thương.
Tuy nhiên, họ lại có quan niệm sai lầm là máu tươi có thể chữa được bệnh động kinh.
Thực tế trong các tài liệu cổ, người ta ghi chép rằng phần lớn các đấu sĩ chết trận tại các đấu trường đều bị lấy máu và đem bán đi ngay sau trận đấu. Khi đấu trường bị cấm hoạt động, lượng máu này được lấy từ các tử tù hoặc phạm nhân bị án tử hình.
4. Kì thị người thuận tay trái
Trong xã hội thời xưa, từ châu Âu tới châu Á, châu Phi, nhiều người thường kì thị những người thuận tay trái . Lý do là bởi số lượng người thuận tay trái thường chiếm thiểu số, bị cho khác biệt, không giống như những người bình thường xung quanh.
Người La Mã không ngoại lệ, họ ghét thậm chí miệt thị việc thuận tay trái. Họ cho rằng, như vậy là biểu hiện của ma quỷ và những ai như vậy lớn lên sẽ đều trở thành kẻ ác hoặc tội phạm. Do đó, lời nói của những người này không hề đáng tin.
Duy có một ngoại lệ, những đấu sĩ thuận tay trái lại rất được hoan nghênh bởi họ có cách đánh và sử dụng vũ khí khác thường, khiến cho những trận thi đấu trong đấu trường trở nên sôi động, thu hút hơn.
Theo Trithuctre
Bí ẩn đường hầm dẫn tới thế giới người chết Địa đạo bí ẩn thuộc vịnh Naples, Italy được cho là con đường dẫn chúng ta tới thế giới của những người chết. Baiae là khu vực nằm trên vùng biển phía Bắc của vịnh Naples (hay còn gọi là Napoli), Italy. Nơi đây nổi tiếng thế giới với những ngọn núi lửa khổng lồ cùng một địa đạo bí ẩn . Theo...