Phát hiện mũ kê pi cấp tướng tại sòng bạc
Hôm qua 15.5, Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an TP.HCM phối hợp với Cục CSĐT tội phạm về TTXH (C45), Bộ Công an phía nam đã triệt phá một ổ bạc tại nhà số 16/52 đường B3, KP.4, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú do Nguyễn Thị Thu Hương (45 tuổi, ngụ Q.Tân Phú) tổ chức.
Theo thông tin ban đầu từ cơ quan công an, cách đây khoảng 10 ngày, từ nguồn tin của quần chúng, trinh sát của PC45 đã phát hiện một sòng bạc nằm trong hẻm 16 đường B3 khá quy mô.
Hằng ngày, sòng bạc này đã thu hút hàng chục con bạc “máu mặt” có nhiều tiền án tiền sự ở các tỉnh phía bắc vào đây sát phạt. Sòng bạc có nhân viên phục vụ ăn uống, phòng máy lạnh cho con bạc nghỉ ngơi hoặc có nhu cầu qua đêm…
Tại sòng, con bạc muốn vay tiền đều được đáp ứng. Đáng chú ý, sòng bạc này được thiết kế 2 lối thoát (cửa trước và cửa sau – đều thông với hẻm); các lối vào sòng bạc đều qua 2 lớp cửa được khóa từ bên trong; mọi đường đi vào đều có người canh giữ.
Video đang HOT
Các con bạc bị bắt tại hiện trường – Ảnh: C.T.V
Sau hơn 1 tuần trinh sát, 1 giờ 30 ngày 10.5, thượng tá Lê Ngọc Phương, Trưởng PC45 và thượng tá Trần Văn Ngọc, Phó PC45 đã trực tiếp chỉ huy hàng chục trinh sát phối hợp với lực lượng của C45 triệt phá sòng bạc này.
Bằng biện pháp nghiệp vụ, sau khi tiếp cận được căn nhà trên, trinh sát đã dùng thang leo lên lầu 1, phá cửa xông vào sòng bạc bắt quả tang 25 người đang tham gia, tổ chức đánh bạc ăn tiền bằng hình thức xóc đĩa. Tại chiếu bạc, cơ quan công an đã thu giữ gần 10 triệu đồng, 1 dao bấm, 1 khẩu súng giả, 1 mã tấu và 1 mũ kê pi cấp tướng.
Mũ kê pi cấp tướng thu giữ tại sòng bạc – Ảnh: Đàm Huy
Tại trụ sở công an, Hương khai: thu tiền xâu 50.000 đồng/ván; mũ kê pi cấp tướng là của người ta để quên (!?). Do đây là lời khai ban đầu từ một phía của Hương nên cơ quan công an đang tiếp tục điều tra làm rõ vì sao chiếc mũ này lại xuất hiện tại “ổ bạc”. “Sau khi kiểm tra, trinh sát đã phát hiện trên trần nhà có thiết kế một lỗ lớn trổ thông lên mái nhà.
Chủ sòng thiết kế lối thoát bí mật này để tẩu thoát và tẩu tán tang vật khi bị công an vây bắt. Có nhiều khả năng khi trinh sát ập vào, có người đã gom hết tiền tại sòng bạc và trong két sắt (trong tình trạng mở toang) tẩu thoát nên tiền tại chiếu bạc bị thu giữ quá ít. Theo hồ sơ trinh sát, sòng bạc này hoạt động trong thời gian khá dài nhưng chính quyền địa phương không hay biết cho nên cần phải xem xét trách nhiệm về công tác quản lý địa bàn.
“Thêm vào đó, chốt dân phòng nằm cách sòng bạc không xa và nằm ngay đầu hẻm ra vào sòng bạc cũng không hề hay biết (!?)” – một lãnh đạo PC45 nhận định.
Hiện những người bị bắt đã được chuyển cho Đội 8 (PC45) tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo vietbao
Sử dụng bút "phù thủy" có thể "dính" tội Lừa đảo!
Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, CATP Hà Nội vừa bắt giữ một lô hàng bút phai mực (còn gọi là bút "phù thủy").
Với "công dụng" bay màu mực khiến văn bản chỉ còn là tờ giấy trắng sau vài giờ viết, bút "phù thủy" nếu được sử dụng vào mục đích xấu khi ký các thỏa thuận, hợp đồng, giấy tờ vay nợ, ủy quyền... sẽ gây hậu quả khôn lường.
Sau một thời gian theo dõi, CA TP Hà Nội xác định, bút "phù thủy" được Cty Hoàng Long bán ở số 3, phố Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và thu giữ 19 chiếc bút, gồm hai loại: Bút giá 300.000 đồng/chiếc và 500.000 đồng/chiếc. Bước đầu, đại diện Cty Hoàng Long khai nhận, lô hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc, được nhập qua cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh và Cty này chỉ là đơn vị trung gian ăn hoa hồng để bán cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua.
Lô bút "phù thủy" mới bị CATP Hà Nội phát hiện.
Đáng lo ngại, những chiếc bút "phù thủy" về hình thức, màu mực trông không khác gì so với những loại bút thông thường, nên rất khó nhận biết. Chính vì vậy, việc các đối tượng lừa đảo dùng bút này nhằm vào các mục đích xấu sẽ dễ dàng. Do đó, để tránh trở thành nạn nhân của bút "phù thủy", mọi người khi ký kết các loại hợp đồng, giao dịch quan trọng, để chắc ăn cần yêu cầu phía đối tác viết và ký bằng bút của mình.
Tuy vậy, người dân cũng không nên quá hoang mang trước hiện tượng bút "phù thủy", bởi theo TS Vũ Đức Lợi, Trưởng phòng Hóa phân tích kiêm Phó Viện trưởng Viện Hóa học, cách nhận biết văn bản có bị viết bằng bút "phù thủy" hay không khá đơn giản là vắt nước chanh hoặc nước quất chua lên chỗ có mực.
Nếu mực không mất màu thì đấy là mực thường và ngược lại, mực tàng hình nhất định sẽ mất màu. Để phục hồi lại văn bản được viết bằng bút "phù thủy", theo TS Lợi, chỉ cần bôi nước vôi trong lên thì các chữ tàng hình sẽ tái hiện.
Còn theo một giám định viên, về nguyên lý, các loại mực viết đều biến đổi theo thời gian, nhạt dần. Loại mực bay màu về bản chất là một loại hóa chất, bay màu chỉ là hiện tượng chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác.
Do đó, tuy văn bản đã bay màu mực nhưng dấu vết chữ viết vẫn còn lưu, cơ quan giám định có các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, giám định xem có chữ viết, chữ ký hay không, đồng thời có thể khôi phục, chụp lại dấu vết của chữ viết, chữ ký để lại trên giấy và các chất liệu khác.
Dưới góc độ pháp lý, LS Nguyễn Thủy Nguyên, Đoàn LS Hà Nội cho biết, sử dụng bút "phù thủy" khi ký, viết chắc chắn đều nhằm mục đích gây bất lợi, thiệt hại cho phía đối tác. Vì vậy, một người khi ghi chép, ký kết các loại giao dịch, hợp đồng vay nợ, mua bán... với đối tác mà sử dụng bút "phù thủy" và biết rõ công dụng của loại bút này (vì có những trường hợp người trực tiếp ký, viết không biết như những người làm giám đốc "thuê", vô tình dùng bút của người thuê đưa cho để ký, viết), nhằm gian dối, trục lợi cá nhân, thì có dấu hiệu cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân. Bút "phù thủy" chính là công cụ, phương tiện phạm tội.
Còn với người kinh doanh, buôn bán bút "phù thủy", cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Kinh doanh trái phép theo Điều 159 Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt cao nhất là 2 năm tù giam. Ngoài ra, người kinh doanh, buôn bán còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, bởi bút "phù thủy" chắc chắn là mặt hàng Nhà nước cấm kinh doanh.
Nhiều người cho rằng, bút "phù thủy" là một "thành quả" của khoa học công nghệ, nhưng mặt trái của thành quả này lại đang tạo ra hậu quả khôn lường, tiếp tay cho tội phạm. Theo LS Nguyên, để hạn chế đến mức thấp nhất việc bị kẻ xấu dùng bút "phù thủy" nhằm mục đích lừa đảo thì người dân cần cảnh giác khi ký kết các văn bản, hợp đồng quan trọng. Đồng thời, nếu phát hiện người khác dùng loại bút này cần báo cho cơ quan QLTT hoặc CQCA để ngăn chặn, xử lý.
Còn với người sử dụng, khi quyết định mua và viết bằng loại bút này, cần "tính" đến hậu quả pháp lý có thể phải gánh chịu, bởi đây là hành vi gian dối, lừa đảo và hoàn toàn có thể bị phát hiện.
Theo vietbao
Trinh sát đặc nhiệm 'săn' cướp như phim giữa Sài Gòn Thấy người phụ nữ đeo túi xách trên vai, tên cướp ra tay giật lấy rồi phóng xe điên cuồng hòng thoát thân. Lúc 3h30 sáng 10/4, tổ cảnh sát hình sự đặc nhiệm thuộc Phòng CSĐT (PC45) Công an TPHCMtổ chức tuần tra trên địa bàn quận 11, phát hiện đối tượng điều khiển xe gắn máy hiệu Exciter mang biển số...