Phát hiện một “loài người ma” ở Tây Phi, từng hôn phối với chúng ta
Xét nghiệm di truyền trên bốn quần thể người Tây Phi đã hé lộ họ mang từ 2-19% yếu tố di truyền từ một vị tổ tiên chưa từng biết, không phải loài người hiện đại Homo sapiens.
Dấu vết của một loài khác trong dòng máu của của những người này cho thấy tổ tiên của họ từng có sự hôn phối khác loài với những sinh vật khác cùng thuộc chi Người, nhưng đã tuyệt chủng từ lâu. Đáng chú ý, đó không phải người Neanderthals, người Denisovans hay bất kỳ loài người nào từng được xác định trong hồ sơ khảo cổ.
Kết quả này rút ra từ nghiên cứu của Đại học California ở Los Angeles (UCLA, Mỹ), dựa trên 4 quần thể người Tây Phi là các nhóm dân tộc Yoruba, Esan, Mende và Gambian. Bộ gene của họ mang đến 2-19% yếu tố khác loài, cho thấy các cuộc hôn phối giữa người Homo sapiens và loài người chưa từng biết này đã từng rất phổ biến.
Họ là ai, hình dáng thế nào vẫn còn là một bí ẩn, bởi chưa có bất cứ một hóa thạch nào của loài người bí ẩn này được khai quật và xác định. Vì vậy, các nhà khoa học UCLA gọi những yếu tố di truyền từ họ là “DNA ma”.
- ảnh: Bob Wilder, University at Buffalo.
“Loài người ma” chưa từng biết đến ở Tây Phi đã từng hôn phối với Homo sapiens chúng ta, mà dấu vết duy nhất họ còn để lại trên trái đất là trong dòng máu người Tây Phi
Video đang HOT
Như nhiều nghiên cứu đó đã chứng minh, Homo sapiens chúng ta không phải loài duy nhất thuộc chi Người, nhưng lại là loài duy nhất chưa tuyệt chủng nên đã thống trị chi Người ngày nay. Thế nhưng, có lẽ không ai trong chúng ta còn là một Homo sapiens thuần chủng vì trên đường di cư, những cuộc hôn phối khác loài là phổ biến. Các nghiên cứu trước đó cho thấy người Bắc Âu có thể mang đến 2% yếu tố Neanderthals trong DNA, trong khi 40% người Châu Á vẫn lưu lại chút gì đó của tổ tiên khác loài Denisovans.
Để nghiên cứu cộng đồng Tây Phi này, nhóm nghiên cứu của UCLA đã dùng chính DNA của 2 vị tổ tiên khác loài nổi tiếng nhất Neanderthals và Denisovans để so sánh với bộ gene của 405 cá thể Tây Phi.
Kết quả cho thấy vị tổ tiên bí ẩn ở Tây Phi này tách khỏi cây gia đình của con người trong khoảng thời gian 360.000 đến 1,02 triệu năm về trước, tiến hóa theo cách rất riêng, để rồi lại một lần nữa tìm thấy “người bà con xa” Homo sapiens khoảng 124.000 triệu năm về trước.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science Advances.
A. Thư
Theo nld.com.vn/Science Advances, Sci-News
Sở hữu điều này, bạn có thể mang dòng máu loài người khác
Nhiều đặc điểm di truyền, từ khả năng chống lại một số bệnh tật cho đến thói quen hút thuốc, cho thấy bạn có thể có một vị tổ tiên là loài người tuyệt chủng Neanderthals hay Denisovans.
Hai nhà khoa học Alexandre Gouy và Laurent Excoffier từ Đại học Bern (Thụy Sĩ) đã nghiên cứu mô hình các gene có nguồn gốc từ các loài người cổ - vượn nhân hình vẫn còn hiện diện trong cơ thể người hiện đại. Kết quả cho thấy, dấu vết cuộc hôn phối khác loài của tổ tiên nhiều đời trước có thể là những đặc điểm bạn không hề ngừ tới.
Người hiện đại Homo sapiens và loài người tuyệt chủng Neanderthals - ảnh: PA
Như khoa học đã chứng minh, chúng ta, những Homo sapiens chỉ là một loài của chi Người. Thế giới từng có nhiều loài người cho đến khi hầu hết bị tuyệt chủng, chỉ còn lại chúng ta. Nhưng các nghiên cứu di truyền học sau này cho thấy tổ tiên Homo sapiens từng sống lẫn và kết đôi với những cá thể khác loài, mà phổ biến nhất là người Neanderthals và Denisovans.
Dấu vết của những cuộc hôn phối đó vẫn tồn tại âm thầm cho đến nay. Các nhà nghiên cứu đã xác định được ở Papua New Guinea những người có khả năng kháng sốt rét, thứ họ thừa hưởng từ 2 loài người tuyệt chủng này. Tuy nhiên, họ cũng phải nhận một món quà không mong đợi khác là mức độ cao hơn của tự kỷ và chứng tăng dộng kém tập trung.
Ở Châu Âu, nơi từng là nơi trú ngụ chính của người Neanderthals, các gene Neanderthals còn sót lại trong cơ thể người hiện đại liên quan mạnh đến nguy cơ trầm cảm, rối loạn cảm xúc và khuynh hướng hút thuốc lá.
Những sai số khác trong bộ não ảnh hưởng đến hành vi, thói quen và hệ miễn dịch còn được tìm thấy trong cộng đồng Đông Á, nơi từng là nơi trú ngụ của rất nhiều người Denisovans.
"Sự xâm nhập cổ xưa đã ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của con người và phản ứng của chúng ta với các loại mầm bệnh khác nhau" - tiến sĩ Excoffier nói.
Nghiên cưu vừa công bố trên tạp chí khoa học Molecular Biology and Evolution.
Năm 2018, một nhóm nghiên cứu khác từ Đại học Arizona (Mỹ) cũng từng phát hiện các yếu tố Neanderthals mà nhiều người Châu Âu hãy còn sở hữu giúp họ có khả năng chống chọi cao hơn với bệnh cúm và viêm gan siêu vi B.
A. Thư
Theo nld.com.vn/Newsweek, Daily Mail
Các nhà khoa học xác định hai gene chính để tái sinh của "khủng long 6 sừng" Axolotl Kỳ giông Axolotl, hay còn gọi là kỳ giông Mexico, khủng long 6 sừng, có đặc tính tái sinh rất kì lạ đã khiến chúng trở thành một trong những loài kỳ giông được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới. Năm 2018 bộ gene của chúng, dài hơn 10 lần so với con người, trở thành bộ gene dài nhất chưa được...