Phát hiện mới về trẻ em mắc COVID-19 nặng
Các nhà nghiên cứu Australia phát hiện manh mối dẫn đến tình trạng trẻ em mắc COVID-19 nặng với các bệnh về phổi, đông máu và tổn thương tim.
Các nhà khoa học dẫn đầu bởi Viện nghiên cứu trẻ em Murdoch (MCRI) ở Melbourne, Australia đã phát hiện các thành phần protein trong máu một số trẻ em mắc COVID-19 nặng, Guardian đưa tin ngày 2/5
Nhà nghiên cứu huyết học của MCRI Conor McCafferty cho biết họ đã lấy mẫu máu từ 33 trẻ em bị ảnh hưởng bởi hội chứng viêm đa hệ thống hoặc suy hô hấp cấp tính sau khi mắc COVID-19.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số protein nhất định trong máu trẻ em mắc Covid-19 nặng liên quan đến hội chứng viêm đa hệ thống và suy hô hấp cấp tính. Ảnh: AFP.
So sánh với mẫu máu của 20 trẻ em khỏe mạnh khác tham gia nghiên cứu, họ phát hiện ra trong máu những đứa trẻ mắc các hội chứng trên chứa các protein nhất định.
Cụ thể, trong máu các bệnh nhi này có 85 loại protein liên quan đến hội chứng viêm đa hệ thống và 52 protein liên quan đến hội chứng suy hô hấp cấp tính.
“Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu quy mô lớn về protein (proteomics), xem xét tất cả protein trong máu để có thể thử nghiệm và xác định những gì đang xảy ra”, ông McCafferty nói.
Video đang HOT
Trẻ nhiễm bệnh với các triệu chứng viêm đa hệ thống thường bị sốt, đau bụng, nôn mửa, phát ban trên da, bệnh tim hoặc viêm kết mạc. Trong khi đó, trẻ mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính có thể bị tổn thương các cơ quan trong cơ thể do thiếu oxy trong máu.
Các phát hiện mới đã được công bố trên tạp chí Nature Communications.
Theo nhà nghiên cứu huyết học Conor McCafferty, việc phát hiện các protein nhất định có trong máu của những bệnh nhi mắc COVID-19 thể nặng có thể cải thiện việc chẩn đoán và giúp phát triển các phương pháp điều trị mục tiêu cho các em bị bệnh nghiêm trọng.
Khoảng 1,7% trẻ em nhập viện vì COVID-19 được đưa vào khu chăm sóc tích cực. Hầu hết trẻ em mắc bệnh đều có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng.
Lo ngại sốt xuất huyết, viêm não, tay chân miệng... có thể bùng phát dịch, Bộ Y tế yêu cầu quyết liệt phòng, chống
Theo Bộ Y tế thời tiết của mùa hè và sự giao lưu đi lại lớn, thêm ý thức vệ sinh phòng bệnh chưa cao là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy, viêm não... có thể bùng phát thành dịch lớn
Bộ Y tế vừa có công văn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022 gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố.
Điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh: sốt xuất huyết, viêm não, tay chân miệng... có thể bùng phát thành dịch lớn
Theo Bộ Y tế hàng năm, vào thời điểm mùa hè thời tiết nóng ẩm tại khu vực miền Bắc và bắt đầu mùa mưa tại khu vực miền Trung, miền Nam, sự giao lưu đi lại của người dân cao, trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa tốt... là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền như bệnh tiêu chảy do vi rút Rota, tay chân miệng, lỵ, thương hàn, sởi, cúm, sốt xuất huyết, viêm não do vi rút, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản... thường có số mắc cao và có thể bùng phát thành dịch lớn.
Hơn nữa, hiện nay trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên đã quay trở lại trường học sau thời gian nghỉ do dịch COVID-19, nguy cơ dịch bùng phát và lây lan dịch bệnh trong trường học là rất lớn nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống trước mùa dịch.
Một bệnh nhi sốt xuất huyết nặng đang điều trị tại khoa Hồi sức nhiễm COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022, không để dịch chồng dịch, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy mạnh các nội dung hoạt động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động các Ban, ngành, tổ chức, chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh tay chân miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do vi rút Rota, sốt xuất huyết, viêm não... và các dịch bệnh mùa hè khác trên địa bản.
Tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt; thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín; thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch và chơi đồ chơi sạch;
Tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng; chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước là nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết để trứng và phát triển để phòng chống bệnh sốt xuất huyết;
Vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi tiêm; tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè tại các hộ gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức như họp tổ dân phố, họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đải, phát thanh, báo chí, truyền hình...
Kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng
Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học, bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xả phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, làm sạch mặt bàn, ghế, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, cung cấp đủ nước uống, nước sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Huy động, hướng dẫn các em học sinh trong các hoạt động nhằm loại bỏ lăng quăng, bọ gậy tại các vật dụng chứa nước trong nhà và khu vực xung quanh.
Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.
Đồng thời chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trưởng hợp mắc bệnh, thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.
Phải tổ chức tốt việc thu dung điều trị, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong
Các địa phương phải tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phỏng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.
Chủ động chuẩn bị đủ kinh phi để đảm bảo nhu cầu về thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở
Bộ Y tế cũng yêu cầu tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và hỗ trợ các địa phương giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh và có biện pháp chỉ đạo kịp thời, phù hợp để khắc phục các tồn tại của địa phương, tập trung các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè.
Nghiên cứu: Rất ít người nhập viện do COVID-19 hồi phục hoàn toàn sau một năm Nghiên cứu mới cho thấy, chỉ gần 29% bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 có thể hồi phục hoàn toàn trong một năm sau khi nhiễm bệnh. Sức khỏe của bệnh nhân mắc COVID-19 thể nặng tiếp tục bị ảnh hưởng đến một năm sau khi mắc bệnh, khiến nhu cầu phát triển các phương pháp điều trị trở nên khẩn cấp. Tác...