Phát hiện mới về thiên thạch tuyệt diệt khủng long
Hai nhà thiên văn học tại Harvard tuyên bố họ đã tìm ra lời giải cho bí ẩn bấy lâu nay về nguồn gốc của thiên thạch khiến cho khủng long tuyệt chủng.
Khoảng 66 triệu năm trước, một thiên thể khổng lồ rơi xuống khu vực giờ đây là duyên hải Mexico, gây nên “mùa đông đại địa chấn” thảm họa và quét sạch gần 3/4 sự sống trên Trái Đất. Khủng long – loài vật từng thống trị mặt đất, bầu trời và đại dương – tuyệt chủng trong thảm họa này.
Nguồn gốc của thiên thạch “đại địa chấn Chicxulub” vẫn luôn là bí ẩn lớn đối với các nhà nghiên cứu. Hai nhà thiên văn học của Harvard vừa qua tuyên bố họ đã tìm ra lời giải.
Họ cho rằng thủ phạm tuyệt diệt loài khủng long đến từ một vành đai của Thái Dương Hệ, trong khu vực có nhiều thiên thạch băng giá và vốn là mảnh vỡ của một sao chổi.
Theo các phân tích của nhóm, Sao Mộc chính là nguyên nhân khiến một phần sao chổi đâm vào Trái Đất. Ngoài ra, hiện tượng này cũng có rủi ro xảy ra khoảng 250-750 triệu năm/lần.
Video đang HOT
Sự kiện va chạm Chicxulub xảy ra vào khoảng 66 triệu năm trước đã quét sạch gàn 3/4 sự sống trên Trái Đất. Hình ảnh mô phỏng của Thư viện Ảnh Khoa học, Alamy.
Nghiên cứu của nhóm đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports vào tuần này. Họ bác bỏ một giả thuyết đã tồn tại từ lâu rằng “đại địa chấn Chicxulub” được gây nên bởi mảnh vỡ của một thiên thạch lớn hơn, đến từ Vành đai Chính của Thái Dương Hệ. Vành đai thiên thạch này nằm giữa Sao Mộc và Sao Hỏa.
“Sao Mộc có vai trò rất quan trọng vì nó là hành tinh lớn nhất trong Thái Dương Hệ”, chủ biên nghiên cứu Amir Siraj trả lời AFP .
Ông ví von Sao Mộc như một “máy bắn bi”. Những sao chổi từ xa bay đến “bị đá vào quỹ đạo đưa chúng đi rất gần Mặt Trời”. Những sao chổi này đến từ khu vực Mây Oort – một vành đai dạng cầu bao quanh Thái Dương Hệ như bong bóng, bao gồm nhiều mảnh vỡ có cấu tạo là băng đá, với kích thước to hơn cả núi.
Các sao chuổi “dài hơi” này mất khoảng 200 năm để hoàn tất quỹ đạo quanh Mặt Trời và di chuyển đến khoảng cách rất ngắn. Vì sao chổi đến từ vành đai Thái Dương Hệ, nơi lạnh giá vì ánh sáng của ngôi sao trung tâm ít chạm đến, chúng có cấu tạo băng đá nhiều hơn thiên thạch.
Hệ quả là khi đến gần Mặt Trời, sao chổi xuất hiện lực thủy triều do trọng lực khổng lồ của Mặt Trời tạo ra. Lực này lớn đến mức ngay cả sao chổi lớn nhất cũng rạn nứt và sinh ra hàng nghìn mảnh vỡ.
“Mỗi mảnh vỡ này đủ lớn để tạo ra thiên thể cùng kích cỡ va chạm ở Chicxulub – chính là sự kiện tuyệt diệt khủng long trên Trái Đất”, Siraj lập luận.
NASA làm rõ bí ẩn vật thể bay quanh Trái Đất
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ thông báo vật thể bí ẩn đang bay quanh Trái Đất không phải thiên thạch như nghi ngờ ban đầu mà là tên lửa được khai hỏa 54 năm trước.
Phòng thí nghiệm Động cơ đẩy Phản lực, thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA), thông báo họ đã nhận diện được vật thể lạ ngoài vũ trụ di chuyển theo quỹ đạo bên ngoài Trái Đất. Vật thể này được phát hiện từ tháng 9.
Ban đầu các nhà khoa học xếp nó vào nhóm Vật thể cận Trái Đất (NEO), có khả năng là thiên thạch và được đặt tên là 2020 SO.
Tuy nhiên, chuyên gia thiên thạch hàng đầu NASA, ông Paul Chodas, nghi ngờ đây thật ra là tên lửa Centaur từ chương trình thám hiểm Mặt Trăng bất thành vào năm 1966, mang tên Surveyor 2.
Tên lửa Atlas-Centaur 7 tại điểm phóng tên lửa của NASA, mũi Canaveral, bang Florida, vào tháng 9/1966. Ảnh: AP.
Các phân tích quỹ đạo của 2020 SO cũng cho thấy vật thể này đến gần Trái đất một vài lần trong những thập kỷ qua, với lần gần nhất trùng năm 1966. Điều này cho thấy vật thể có khả năng xuất phát từ chính Trái Đất.
Những ước tính về kích thước vật thể khiến Chodas thêm tin vào giả thuyết của mình. Vật thể tương đương tên lửa Centaur cũ, dài khoảng 10 m và đường kính hơn 3 m.
Vishnu Reddy, nhà khoa học hành tinh tại Đại học Arizona, sau đó dẫn đầu một nhóm nghiên cứu quan sát quang phổ của 2020 SO. Họ sử dụng Cơ sở Kính viễn vọng Hồng ngoại (IRTF) của NASA trên núi Maunakea, Hawaii. Kết quả ban đầu cho thấy 2020 SO không phải là thiên thạch.
Reddy và các cộng sự tiếp tục phân tích cấu tạo 2020 SO và đối chiếu dữ liệu quang phổ của vật thể với vật liệu chế tạo tên lửa Centaur để chứng minh giả thuyết do Paul Chodas đặt ra.
Ngày 1/12, nhóm may mắn phát hiện thêm một mẫu tên lửa Centaur khác được phóng ra vũ trụ vào năm 1971 và đang bay gần Trái Đất.
Nhờ so sánh dữ liệu quang phổ thu thập từ mẫu tên lửa này với 2020 SO, Reddy cùng các cộng sự đã có thể tự tin xác nhận vật thể bí ẩn tiếp cận Trái Đất từ tháng 9 đến nay chính là những gì còn lại của tên lửa Centaur được phóng 54 năm trước.
2020 SO đến gần Trái Đất nhất vào ngày 1/12. Xác tên lửa tiếp tục duy trì quỹ đạo bay bên trong vùng trọng lực của Trái Đất (khoảng 1,5 triệu km quanh hành tinh) cho đến tháng 3/2021. Sau đó, nó sẽ thoát khỏi trường trọng lực và đi vào một quỹ đạo mới bay quanh Mặt Trời.
Thiên thạch to bằng tháp Eiffel sẽ đâm vào Trái Đất vào năm 2068? Trong trường hợp xấu nhất, thiên thạch có kích thước lên tới 300 m sẽ đâm vào Trái Đất vào năm 2068. Nhưng khả năng này không cao. Apophis, một thiên thạch có kích thước tương đương tháp Eiffel, được dự đoán sẽ có "chuyến thăm" đến Trái Đất trong vài thập kỷ tới. Theo các nhà nghiên cứu tại Viện Thiên văn...