Phát hiện mới về sự sống ban đầu trên Trái đất
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tiết lộ những hiểu biết mới về hệ sinh thái sơ khai nhất của Trái đất và đi đến một kết quả đáng kinh ngạc.
Sự sống có thể đã bắt đầu phát triển trong vòng vài trăm triệu năm sau khi Trái đất hình thành – Ảnh: NBC News
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution, tập trung vào Tổ tiên chung phổ quát cuối cùng ( LUCA), tổ tiên giả định của tất cả các dạng sống tế bào hiện đại trên Trái đất.
LUCA được coi là gốc của cây sự sống trước khi nó phân nhánh thành vi khuẩn, vi khuẩn cổ và sinh vật nhân chuẩn.
Nhóm nghiên cứu đã so sánh các gene trên bộ gene của các loài sống, theo dõi các đột biến đã xảy ra kể từ khi chúng có chung tổ tiên ở LUCA. Bằng cách căn chỉnh các dòng thời gian di truyền này với các hồ sơ hóa thạch, họ xác định rằng LUCA tồn tại khoảng 4,2 tỉ năm trước, khoảng 400 triệu năm sau khi Trái đất hình thành.
“Chúng tôi không ngờ LUCA lại cổ xưa đến vậy. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi phù hợp với quan điểm hiện đại về khả năng sống của Trái đất sơ khai”, tiến sĩ Sandra Álvarez-Carretero, từ Trường Khoa học Trái đất của Đại học Bristol, nói.
Nhóm nghiên cứu đã mô hình hóa sinh học của LUCA bằng cách kiểm tra các đặc điểm sinh lý của các loài hiện đại và truy tìm ngược về LUCA.
Video đang HOT
“Lịch sử tiến hóa của gene rất phức tạp do sự trao đổi giữa các dòng dõi – tác giả chính, tiến sĩ Edmund Moody, giải thích – Chúng tôi phải sử dụng các mô hình tiến hóa phức tạp để làm hài hòa lịch sử tiến hóa của gene với phả hệ của các loài”.
Điều đáng chú ý của nghiên cứu này là làm thế nào dấu vết di truyền của LUCA vẫn tồn tại trong sự đa dạng rộng lớn của các loài mà trên bề mặt trông như không thể hòa giải được.
Nghiên cứu tiết lộ LUCA là một sinh vật phức tạp, tương tự như sinh vật nhân sơ hiện đại và có một hệ thống miễn dịch sớm, cho thấy một cuộc chiến cổ xưa với vi rút.
“Rõ ràng là LUCA đã khai thác và thay đổi môi trường của mình – đồng tác giả Tim Lenton từ Đại học Exeter, nói – Nó khó có thể sống một mình, chất thải của nó sẽ là thức ăn cho các vi khuẩn khác, tạo ra một hệ sinh thái tái chế”.
Lộ diện tổ tiên chung của chúng ta và sinh vật ngoài hành tinh
Sinh vật mà các nhà khoa học gọi là "tổ tiên chung cuối cùng của vũ trụ" này sống cách đây 4,2 tỉ năm tuổi.
Theo Sci-News, một nhóm khoa học gia từ Đại học Bristol (Anh) đã thành công trong việc đi tìm "tổ tiên chung phổ quát cuối cùng" (LUCA), một vị thủy tổ giả thuyết của tất cả sinh vật trên Trái Đất và có thể là nhiều hành tinh khác.
LUCA là nút trên cùng của hệ sinh thái địa cầu, từ đó mà các dạng sống ban đầu bao gồm vi khuẩn và cổ khuẩn phân kỳ.
Một mầm sống kỳ lạ, phức tạp hơn chúng ta tưởng đã đến với Trái Đất và trở thành tổ tiên chung của muôn loài? - Ảnh AI: ANH THƯ
Như các lý thuyết về khởi nguồn của sự sống Trái Đất đã được chấp nhận rộng rãi, sau khi hành tinh của chúng ta hình thành, các mầm sống đầu tiên đã "du hành" từ không gian qua các thiên thạch và sao chổi.
Qua hàng tỉ năm, các mầm sống đó đã tiến hóa thành toàn bộ thế giới sinh vật ngày nay.
Mầm sống đầu tiên đó trông như thế nào, đã thành một dạng sống hay chỉ là các vật liệu tiền sinh học nguyên sơ? LUCA có thể chính là mầm sống đó.
Trong nghiên cứu mới, nhà khoa học Edmund Moody của Đại học Bristol và các đồng nghiệp đã so sánh tất cả các gien trong bộ gien của các loài còn sống, đếm các đột biến xảy ra trong trình tự của chúng theo thời gian.
Thời điểm tách biệt của một số loài được biết đến từ hồ sơ hóa thạch, giúp các nhà nghiên cứu sử dụng một phương trình di truyền tương đương với phương trình quen thuộc được sử dụng để tính tốc độ trong vật lý để tìm ra thời điểm LUCA tồn tại.
Kết quả cho thấy LUCA sống vào thời điểm 4,2 tỉ năm trước, tức 400 triệu năm sau khi Trái Đất hình thành.
TS Sandra Álvarez-Carretero, đồng tác giả, cho biết họ đã không ngờ vị tổ tiên chung này có tuổi đời lâu đến như vậy.
Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với quan điểm hiện đại về khả năng sinh sống trên Trái Đất thời kỳ đầu.
Trước đây, người ta cho rằng cho đến khi liên đại Hỏa Thành kết thúc vào 3,8 tỉ năm trước, Trái Đất không còn là quả cầu lửa, sự sống mới bắt đầu hoài thai.
Tuy nhiên, một số bằng chứng gần đây ở Úc cho thấy dấu hiệu của vật liệu hữu cơ rất có thể xuất phát từ vi sinh vật, được "niêm phong" trong các phiến đá từ 3,8-4,1 tỉ năm tuổi.
Quá trình nghiên cứu của nhóm Bristol cũng cho thấy LUCA là một sinh vật phức tạp, không quá khác biệt so với sinh vật nhân sơ hiện đại, nhưng điều thực sự thú vị là rõ ràng là nó sở hữu hệ thống miễn dịch sớm.
LUCA đã khai thác và thay đổi môi trường sống, nhưng không có khả năng sống đơn độc. Nó dựa vào chính các sinh vật từ nó phát sinh. Chất thải của nó cũng sẽ là thức ăn cho các vi khuẩn khác, giúp tạo ra hệ sinh thái tái chế.
Theo GS Philip Donoghue, đồng tác giả, LUCA đã chứng minh hệ sinh thái được hình thành nhanh như thế nào trên Trái Đất thời kỳ đầu.
Điều này cũng cho thấy sự sống có thể phát triển mạnh mẽ trên các tầng sinh quyển giống Trái Đất, ở những nơi khác trong vũ trụ mênh mông.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Ecology & Evolution.
Phát hiện đại dương kì lạ ngoại hành tinh gần Trái Đất, có thể có sự sống Trái Đất không phải là thế giới đại dương duy nhất trong Hệ Mặt trời. Một hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời vừa được phát hiện có đại dương, có khả năng giúp duy trì sự sống. Phát hiện hành tinh quái dị "nhãn cầu băng" có thể có sự sống Hai mặt của "hành tinh nhãn cầu" LHS-1140b và Trái Dất...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhân viên vệ sinh sốc nặng khi nhặt được số vàng trị giá hơn 350 triệu đồng trong túi rác

Người phụ nữ 63 tuổi bất ngờ kết hôn với chú rể kém 24 tuổi

Loài cây kỳ lạ có khả năng 'gọi sét' để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh

Khoảnh khắc thiên nhiên, 'mùa yêu chim Trảu'

Hàng trăm chú chó dachshund săn đuổi kỷ lục ở Hungary

"Kẻ trộm ninja" sa lưới sau hàng chục lần gây án, cảnh tượng lúc bị bắt khiến không ai nhịn được cười

Đang dọn gầm giường, cụ ông "sốc ngang" khi thấy "báu vật" vàng 6 tỷ đồng

Cô gái 22 tuổi tiết kiệm 1,3 tỷ đồng trong 2 năm nhờ nhặt rác

Kỳ lạ bộ tộc bắt phụ nữ bịt lỗ mũi để bớt đẹp

Vì sao chó nghe và hiểu khi chủ nhân gọi tên?

Hình ảnh lạ xuất hiện giữa đại dương khiến các nhà khoa học đau đầu: Bí mật là gì?

Bán nhà 4 tỷ lấy một con cua vàng, cô gái nói không hối hận: Chuyên gia đưa ra kết luận gây kinh ngạc
Có thể bạn quan tâm

Clip Võ Hạ Trâm hát bản hit 4 tỷ lượt xem trong quá khứ gây sốt trở lại
Nhạc việt
16:51:42 06/05/2025
"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" thắng lớn nhưng nữ chính IU gây tiếc nuối
Hậu trường phim
16:49:47 06/05/2025
Tóm gọn ổ nhóm chuyên rình "gắp mồi" xe máy
Pháp luật
16:48:09 06/05/2025
NSND Lan Hương làm giám khảo cuộc thi Hoa hậu Biển đảo Việt Nam 2025
Sao việt
16:46:14 06/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều đậm đà trôi cơm, món canh thanh mát xua tan mùa hè
Ẩm thực
16:43:04 06/05/2025
Bộ ảnh của gia đình Beckham trong bữa tiệc xa hoa quy tụ dàn sao Hollywood, bất chấp tin đồn rạn nứt
Sao thể thao
16:41:53 06/05/2025
MW 2025 vừa mở màn đã gặp nạn thí sinh bỏ thi, Ấn Độ đòi hủy đăng cai, rớt đài?
Thế giới
16:30:53 06/05/2025
Vương Bảo Cường: Bị vợ và người tình âm mưu phản bội, nghi phông bạt từ thiện
Sao châu á
16:26:44 06/05/2025
Lòng se điếu là gì, vì sao cực hiếm và đắt đỏ, Đại biểu Quốc hội phải lên tiếng
Netizen
16:10:18 06/05/2025
Từ ban công lụp xụp 3m đến khu vườn xanh mát mắt: Biến hóa tuyệt vời khiến ai cũng ngỡ ngàng và ao ước
Sáng tạo
16:08:19 06/05/2025