Phát hiện mới về người tuyết
Nhiều khả năng những mẫu lông được phát hiện tại một hang động ở miền Nam Siberia mới đây là lông của người tuyết.
Trong chuyến thám hiểm hang động Azasskaya tại vùng Kemerovo, Siberia, các nhà khoa học đã phát hiện 10 mẫu lông lạ.
Từ kết quả phân tích và khảo sát DNA bằng kính hiển vi điện tử, Giáo sư Valentine Sapunov thuộc Đại học Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nga tại thành phố St. Petersburg, đoán chắc từ 60%-70% rằng các mẫu lông trên thuộc về sinh vật giống như người tuyết.
Video đang HOT
Mẫu lông và dấu chân người tuyết trong một hang động ở Siberia
Theo Giáo sư Sapunov, các nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy 95% người tuyết tồn tại. Chứng cứ về người tuyết thuyết phục hơn cả 5 triệu tài liệu chứng cứ về những sinh vật khác – trong đó có trường hợp chỉ căn cứ trên một mảnh xương.
Từ thời Liên Xô trước đây đến nay, đã có khoảng 1.000 báo cáo nhìn thấy dấu người tuyết từ vùng Caucasus ở phía Nam đến Siberia ở phía Bắc hoặc gần đây tại khu vực rừng Vyatsky thuộc vùng Kirov, phía Đông Bắc Moscow.
Chuyến khảo sát nêu trên là một phần trong cuộc hội thảo tổ chức dựa theo sáng kiến của Thống đốc Kemerovo, Aman Tuleyev. Chính quyền Kemerovo hiện treo giải thưởng 1 triệu rúp (gần 664 triệu đồng) cho người nào trưng dẫn bằng chứng cho thấy người tuyết thực sự tồn tại.
Theo người lao động
Thêm bằng chứng trên sao Hỏa có nước
Một thiên thạch từ sao Hỏa rơi xuống Trái đất vào năm ngoái chứa bằng chứng cho thấy nước từng tồn tại trên bề mặt Hành tinh đỏ.
Một thiên thạch có nguồn gốc từ sao Hỏa cách đây khoảng 700.000 năm, đã rơi xuống Trái đất tại khu vực sa mạc gần thị trấn Tissint ở miền nam Ma-rốc vào tháng 7 năm ngoái. Các nhà khoa học sau đó đã đặt tên cho thiên thạch này là Tissint.
Thiên thạch Tissint nặng khoảng 1kg và đường kính 12cm, đã được phân tích bởi một nhóm các nhà khoa học quốc tế, bao gồm các chuyên gia đến từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London (Anh) - nơi thiên thạch này đang được trưng bày.
Tiến sĩ Caroline Smith, chuyên gia về thiên thạch tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên London, cho biết trên Daily Mail: "Một trong những thông tin quan trọng về thiên thạch Tissint mà chúng tôi phát hiện là một số chất hóa học trong thiên thạch này cho thấy rằng nó có nguồn gốc gần với bề mặt sao Hỏa hay thậm chí trên bề mặt của hành tinh này".
Thiên thạch Tissint đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên London
Kết quả phân tích cũng cho thấy thiên thạch chứa một lượng lớn thủy tinh đen, được tạo ra bởi sức nóng từ một tảng đá bị nóng chảy. Các nhà khoa học khẳng định rằng những nguyên tố được tìm thấy trong thủy tinh không phải từ Trái đất. Một trong những nguyên tố này là xeri - rất phổ biến trên bề mặt sao Hỏa.
"Thiên thạch giàu nguyên tố xeri xảy ra có thể là do nó đi nằm gần bề mặt của sao Hỏa. Nước hay chất lỏng khác đã mang theo nguyên tố xeri từ bề mặt Hành tinh đỏ và thấm vào các khe hở trong thiên thạch", tiến sĩ Caroline Smith giải thích.
Các nhà khoa học không biết quá trình này xảy ra khi nào, nhưng nó có thể xảy ra ở thời điểm trước khi thiên thạch bị bắn khỏi sao Hỏa do ảnh hưởng của một vụ va chạm giữa hành tinh này với một thiên thạch trong vũ trụ. Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy nitơ từ bầu khí quyển của sao Hỏa trong thủy tinh đen.
Tiến sĩ Caroline Smith cũng cho biết các nhà khoa học trên Trái đất có thể phân tích thành phần trên sao Hỏa thông qua thiên thạch này với độ chính xác cao, mà không cần sử dụng những robot như tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đáp xuống Hành tinh đỏ mới đây.
Theo 24h
Phát hiện đá Sao Hỏa giống với đá Trái Đất Viên đá trên Sao Hỏa được đặt theo tên kỹ sư Jake Matijevic thuộc Phòng thí nghiệm Jet Propulsion Khi các nhà khoa học chọn một tảng đá để kiểm tra laser của tàu thám hiểm Sao Hỏa Curiosity, họ đã bất ngờ phát hiện thấy nó có cấu tạo giống với một loại đá tìm thấy trên Trái Đất. Về cấu tạo...